Như thường lệ, hôm nay tôi lại đi
công tác vào kiểm tra, đo đếm các chỉ tiêu theo dõi tại các mô hình triển khai ở
các địa phương. Trong phạm vi bài này, tôi chia sẻ những trải nghiệm, thông tin
thú vị về địa điểm triển khai mô hình trồng rừng ngập mặn tại bãi bồi đê Hội Thống,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng ngập mặn
Ra đến mô hình, tôi lội đi dưới tán rừng
ngập mặn với bùn sình lầy, nhiều chỗ bùn sút, ngập trên đầu gối. Điều đó chẳng
hề hấn chi, tuy nhiên vấn đề gặp phải là làm thế nào để hạn chế giẫm phải Hà mà
như bài trước tôi đã đề cập ít nhiều mới là điều đáng bàn. Lội được một quãng
thấy cây Bần chua mới 2 tuổi mà đã ra hoa, đậu quả nhiều. Thấy vậy, tôi chụp mấy
bức ảnh về hoa, quả của cây Bần. Tiếp đó, đi ra phía ngoài thấy người dân đang
đi bắt tôm, cua, cá... phía ngoài cũng như trong rừng ngập mặn trên đường đi về,
trong đó có mấy cô chú đang dọn những mảng Hà bám xung quanh cột bê tông dựng
làm hàng rào quây để nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn. Tiến gần tới bắt
chuyện, hỏi han về lý do phải tách bỏ. Dùng xẻng tách bỏ, chứ không thể dùng
tay. Bởi tay hay chân chỉ cần chạm nhẹ là bị đứt chân tay, chảy máu như chơi.
Các chú bảo, gỡ bỏ đi để cột dây lại. Dùng dây nhựa thay vì dùng dây thép như
ban đầu. Bởi vì, chỉ một thời gian dây thép đã han gỉ. Vì vậy phải gỡ bỏ hết Hà
bám trước khi cột dây lại.
Hỏi lan man chút việc nuôi cua biển
bên dưới tán cây rừng ngập mặn.
-
Chú
bảo, năm vừa rồi “lỗ”.
-
Tôi
hơi bất ngờ. Sao lại lỗ được?
-
Nuôi
bên ngoài này môi trường tốt hơn nhiều so với các ao nuôi bên trong đồng. Bởi
ngoài này thủy triều lên xuống thường nhật theo con nước, lên xuống hàng ngày.
-
Như
vậy, môi trường nước luôn luôn được lưu thông, thay mới. Hơn nữa, có nhiều phù
sa, sinh vật phù du cũng như lượng thức ăn cho cua dồi dào hơn.
-
Nên
việc cua lớn hơn, mật độ thả mau hơn bên trong đồng là đương nhiên. Vì vậy, nói
lỗ tôi không tin. Đó là những gì tôi giải thích khi chú nói vụ nuôi cua vừa rồi
lỗ.
Tiếp đó chú giải thích:
-
Ở
ngoài này thời điểm nắng nóng nên cua chết. Bởi khi thủy triều rút (kiệt) trơ hết
nền rừng. Gặp nắng nóng vào buổi trưa cua không có chỗ trú ẩn. Bởi rừng trồng
chưa khép tán hoàn toàn, chỉ khi nào rừng khép tán hoàn toàn mới đảm bảo không
bị nắng nóng ảnh hưởng đến môi trường sống, sinh trưởng phát triển của cua tự
nhiên khi triều kiệt.
-
Rồi.
Khi quây lưới xung quanh, lá cây Bần rụng xuống, trôi dạt vây kín các mắt lưới
phải dọn thường xuyên, nên cũng mất khá nhiều công. Chú không quên nói “lá rừng” mà.
-
Tiếp
đến, đầu năm bị đợt rét cua cũng chết khá nhiều.
-
Rồi
vụ Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ảnh hưởng. Tôi nói ở phía trong cửa sông (cửa Hội)
cũng bị ảnh hưởng ạ. Chú bảo không bị ảnh hưởng bởi nước ô nhiễm, nhưng ảnh hưởng
khi giá cua rớt giá thê thảm. Bán không có lời. Đó là những lý do chú giải
thích cho vụ cua vừa rồi “lỗ”.
Tiếp đến, tôi tiến gần ra phía ngoài.
Thấy mấy chị đang dọn những đóng Hà bám cho vào thùng xốp đẩy lên bờ. Thấy vậy,
tôi cầm máy ảnh chụp lén mấy bức ảnh. Được hai ba bức gì đó thì bị phát hiện.
-
Chị
kêu lên. Không cho chụp. Người bẩn, xấu như thế này chụp mần chi.
-
Quần
áo bẩn hết, đầu đội nón, bịt mặt, còn chừa hai con mắt, lo chi người khác phát
hiện ra mà sợ không cho chụp. - Tôi nói.
-
Chị
nhất quyết bảo không cho chụp. Thế là chị quay lưng lại. Sau đó, tôi bảo không
chụp nữa. Ra bắt chuyện vài câu, chị mới quay người lại. Chứ không hiểu sao chị
sợ tôi chụp ảnh chị. Sau đó, tôi lại lội tiếp ra phía ngoài kiểm tra xem các
cây rừng ngập mặn phía ngoài.
Khoảng 15 phút sau, tôi lội vào. Chị
đẩy được một đoạn đường thì ngồi nghỉ. Tôi lại chụp lén vài bức nữa. Lần này,
chị nói cho chụp thoải mái. Rồi chị đứng dậy đẩy vào phía bờ. Tôi đi trước. Cố
tình đi trước để quay lại chụp chị. Người bẩn bê bết, từ chân đến đầu. Ra sức đẩy
mạnh, nhanh tạo đà cho nhẹ đẩy thùng xốp chất đầy Hà lên phía bờ.
Đó là tựa đề bài viết mà bữa trước
tôi có đề cập đến. Ở đợt công tác lần trước, cũng ở mô hình rừng ngập mặn này
người dân địa phương có ý thức rất lớn bảo vệ các đai rừng ngập mặn. Bởi vai
trò to lớn của chúng mang lại, từ những lợi ích về nguồn sinh kế (nuôi trồng
đánh bắt thủy hải sản dưới rừng ngập mặn), đặc biệt quan trọng hơn cả đó là chức
năng phòng hộ ven biển, bảo vệ đê điều, mùa mang, cuộc sống người dân phía
trong đê. Đó là “ý thức hệ” mà người
dân dần thay đổi, nhận thức được khi hàng năm chứng kiến các cơn bão đổ bộ vào
đất liền, gây ảnh hưởng nhiều mặt đến cuộc sống con người nơi đây.
Tôi có hỏi bất kỳ ai, từ những cô, những
chị đi bắt tôm, cua... dưới rừng ngập mặn, người dân nhặt cành củi trôi dạt vào
bờ, đến người nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng... Họ đều ý thước được việc bảo
vệ cây rừng ngập mặn trước vai trò to lớn mà các đai rừng mang lại cho người
dân, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
-
Khi
nào các chú (tức bảo tôi) lại về trồng cây rừng ngập mặn tiếp, trồng phủ kín những
chỗ còn trống, chú còn bảo nên trồng loài cây nào thích hợp hơn trong những
loài cây mà chúng tôi trồng thử nghiệm ở đây. - Các cô các chú hỏi?
-
Chúng
cháu đánh giá sinh trưởng của các cây rừng ngập mặn thử nghiệm. Sau đó sẽ có những
đề xuất, kiến nghị tiếp theo. - Tôi nói.
Formosa Hà Tĩnh...
Đó được coi là thảm họa môi trường -
thảm họa Formosa. Tôi chưa đủ khả năng nhìn nhận, phản biện về những vấn đề
liên quan đến formosa Hà Tĩnh, hay những vấn đề tương tự. Tuy nhiên, trong thời
gian qua từ khi formosa Hà Tĩnh xả thải, gây thảm họa môi trường biển, đặc biệt
ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy hải sản, nguồn sinh kế của người dân ven biển,
tính đa dạng sinh học... là một công dân Việt Nam ai cũng đau xót. Bởi hậu quả
khôn lường mà người dân, thế hệ sau phải gánh chịu mà mấy ai (các vị chóp bu)
thấu hiểu nổi nỗi lòng người dân. Thực ra, bây giờ tôi có nói gì cũng chỉ là
cóp nhặt những thông tin, bài viết của người khác. Nên không dám có những nhàm
bàn ở đây. Trong phạm vi bài viết, chỉ liên quan một chút tới thảm họa formosa
Hà Tĩnh, ảnh hưởng đó có thể gọi “ảnh hưởnghiệu ứng domino formosa Hà Tĩnh” đã làm cho giá cua biển nuôi của người dân
tại cửa Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh xuống thấp (rớt giá), không có lời. Tuy không ảnh
hưởng trực tiếp bởi nguồn nước ô nhiễm dẫn đến cua chết, nhưng đã gây ra hiệu ứng
dây chuyền làm ảnh hưởng ít nhiều đến nguồn sinh kế của người dân, mà chính người
dân địa phương mới thấu hiểu hết được.
Mỗi chúng ta, hãy sống có trách nhiệm hơn với chính mình, với người dân, môi trường, nguồn tài nguyên... của đất nước,
đặc biệt hãy có trách nhiệm hơn tới vùng biển đã chết này. Sẽ khó để sống có
trách nhiệm hơn nếu không có nhân cách.
0 comments:
Post a Comment