H
|
ôm vừa rồi, tôi có đi công tác vào Lệ
Thủy, Quảng Bình. Sau thời gian đi đo đếm số liệu các mô hình (trồng rừng phòng
hộ vùng cát ven biển), hai anh em rủ nhau ra bãi biển Ngư Thủy Bắc tắm biển.
Bãi biển còn hoang sơ, bởi ban đầu người dân xung quanh đánh bắt thủy hải sản gần
bờ là nơi tập kết thành quả sau những buổi đi biển, cũng là nơi neo đậu, tập kết
thuyền bè đánh bắt. Theo năm tháng, đời sống của người dân dần nhích lên, nơi
đây được người dân ra tắm biển sau những buổi trưa hè nóng lực. Rồi từ đó, dịch
vụ ăn theo. Nói dịch vụ cho oách thôi. Ban đầu ,1 hộ dựng lán, gọi là cất trữ đồ
sau những buổi đánh bắt. Theo nhu cầu người dân. Mở dịch vụ ăn uống. Những món
ăn đặc trưng của miền biển, đặc biệt các món ăn tươi. Bởi người dân đánh bắt gần
bờ nên trong buổi hoặc trong ngày là cập bến. Cạnh con đường dẫn từ làng ra biển.
Ngay sát ngoài biển, có 2 hộ mở quán phục vụ ăn uống sau những giây phút trầm
mình xuống biển.
Dịp trước. Ít nhất đôi ba lần tôi có
ghé qua, tắm và lên bờ làm địa mực, lon bia. Người dân địa phương tắm khá đông,
khách tắm xong, lên ăn uống cũng đông cả 2 bên quán. Nhưng dịp này vào, 2 anh
em ra tắm, không một bóng người tắm. Trong 2 quán, chỉ có 1 quán mở nhưng chỉ
có mấy khách đang ngồi uống bia với con mực nướng thơm nhức mũi. Hai anh em tắm
xong, lên bờ định đi về luôn. Nhưng tôi vào hỏi thử, chủ quán có gì nhậu không.
Ra biển không uống cốc bia, ăn con mực thì chưa thưởng thức hết các hương vị của
miền biển. Chủ quán nhanh nhảu mời chúng tôi vào. Đồng chí đi cùng gọi con mực
nướng. Bởi thấy quan bên cạnh đang nhâm nhi lon bia với con mực. Chủ quán bảo
còn 1 con duy nhất khách bên kia gọi rồi. Tôi bảo, ra tới biển ăn mực tươi chứ
lại gọi mực khô làm gì. Sau thời gian chờ đợi món mực luộc. Chủ quán bê cả thùng
bia Huda xanh. Ở đó có cả bia Hà Nội nhưng tôi nói ngoài kia uống Hà Nội rồi,
vào miền Trung chỉ có Huda thôi. Hai anh em uống đến đâu cứ uống, không phải bê
cả thùng ra là bắt uống hết đâu nhé. Cả ba chúng tôi đều cười. Cái thật của người
dân, mà làm dịch vụ mấy ai thật như vậy.
Trong lúc chờ đợi món mực. Hai anh em
bật lon bia uống chay. Rồi nhìn trông xung quanh. Hỏi han chủ quán vài câu.
-
Sao
bữa nay vắng người dân ra tắm biển, cũng như khách ăn uống vậy chú? Mấy bữa trước
cháu vào thấy người dân địa phương ra tắm đông lắm, người tắm xong lên ăn uống
cũng đông? - Tôi hỏi.
-
Đúng.
Bữa trước người dân ra tắm rất đông sau mỗi buổi nắng nóng. Từ đợt formosa Hà
Tĩnh xả thải, gây ô nhiễm, cá chết 4 tỉnh miền Trung là người dân ít tắm. Cua,
cá, mực... đánh bắt cũng khó bán, có bán được cũng chẳng được là bao. Vừa bán vừa
cho. - Chú nói.
Ngồi uống được nửa lon bia. Đĩa mực
nóng hổi bê ra. Hai anh em bắt đầu thưởng thức. Tuy nhiên, mực đã để tủ đá nên
chẳng cảm nhận được vị ngon, tươi của con mực mới. Gọi rồi. Đành ăn chứ biết
làm sao. Một lúc sau, có 1 thuyền cập bến. Chủ quán và một người đang ngồi bàn
nhậu bên cạnh dừng đũa, cốc. Đi ra ngoài biển, cùng chủ thuyền xoay, đẩy nhiều
vòng mới cho thuyền lên trên bờ, cách mép nước khoảng 10 m. Tôi không hỏi,
nhưng nghe bàn bên cạnh mọi người nói chuyện, mỗi khi có thuyền của ngư dân về,
hễ là ai đều cùng nhau ra giúp đẩy thuyền lên bờ. Mới thấy, cuộc sống tình cảm,
tình nghĩa và phong cách sống của người dân miền biển thế nào. Khó mà thấy được
đâu đó người dân tương trợ, giúp đỡ nhau trong cảnh huống, trong đời sống thường
nhất. Chưa nói đến mõi khi gặp khó khăn, hoạn nạn thì tinh thần, tình làng
nghĩa xóm lại được thôi thúc, nâng cao hơn.
Tôi ngồi quan sát, thấy người dân khá
vất vả mới cho được con thuyền lên bờ. Xoay tròn nhiều vòng. Hai người khỏe cầm
đòn, ghé vai và cố nâng mũi thuyền khỏi chạm cát. Người thứ 3 (nếu có 3 người),
đẩy. Vừa xoay tròn. Vừa nhích dần vào trong từng cm một. Tôi nhận thấy, ở vùng
biển Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh người dân dùng 2 bánh xe và 1 trục làm vật dụng di chuyển
thuyền lên xuống rất thuận tiện, đỡ vất vả. Chỉ cần 2 người là có thể cho thuyền
lên, xuống một cách dễ dàng. Không như trong này, tôi định nói vấn đề đó với
người ở đây, nhưng thực sự chưa có cơ hội. Do lúc đó trời cũng tối nhá nhem,
hai anh em ăn xong đĩa mực, uống mỗi người 1 lon bia. Thanh toán. Ra về. Trong
khi đó, các chú vừa mới đưa được con thuyền lên bờ.
Quay lại câu chuyện. Cái mà tôi tạm gọi
“hiệu ứng domino formosa” đã ảnh hưởng
đến người dân như thế nào. Chưa dám bàn nhiều đến những hậu quả từ sau đợt xả
thải, gây cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung thời gian qua. Đã tìm ra thủ
phạm. Họ cũng đã đền bù (500 triệu USD). Nhưng trách nhiệm cá nhân chưa có ai
nhắc tới, hoặc ghi danh vào sổ Nam Tào. Bởi, gây hậu quả nghiêm trọng tới nguồn
tài nguyên biển, cá chết hàng loạt chỉ là hậu quả nổi của tảng băng chìm mà
thôi. Ấy vậy. Họ chỉ đền bù mang tính chất “hành
chính”. Để lấy lòng ông nọ bà kia, để giảm nỗi đau, những bức xúc của người
dân đang nóng lên từng ngày trong thời gian qua. Tuy nhiên, khoản đền bù đó thấm
thoát vào đâu so với những hậu quả to lớn, nghiêm trọng mà formosa gây ra cho
môi trường biển, nguồn lợi thủy hải sản, tính đa dạng sinh học biển, đặc biệt
sinh kế của người dân ảnh hưởng nghiêm trọng sau đó. Trong phạm vi bài viết, chỉ
là một số hộ dân kinh doanh nhỏ lẻ, các hộ đánh bắt gần bờ, cũng như cách thư
giãn của người dân sau những buổi nóng lực của cái nóng, cái nắng miền Trung.
Hậu quả đó còn kéo dài, dai dẳng qua
hàng chục năm mới phần nào nguôi ngoai được những mất mát cả về vật chất lẫn
tinh thần. Quan trọng hơn cả, mỗi người dân đất Việt thấu hiểu được những mất
mát đó, cũng như sẽ hành động lấy lại vùng biển sạch mà ông cha bao đời nay đã
tạo lập, đổ biết bao sương máu để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, để giải
quyết những căn cơ, gốc rễ này nhất thiết phải có những quyết sách mạnh tay
hơn, cần có tiếng nói chung của người dân, cộng đồng. Thậm chí có thể đóng cửa
luôn formosa. Không vì phát triển kinh tế bằng mọi cách. Bằng hủy hoại tài
nguyên biển, tài nguyên đa dạng sinh học. Bởi môi trường nước, đất, không khí,
môi trường biển ô nhiễm... thì môi trường đã chết. Cá chết, biển chết, môi trường
chết thì đất nước sao hưng thịnh đời đời.
0 comments:
Post a Comment