T
|
rong công việc, nhiều lúc tôi cảm thấy
“out cast” trong môi trường làm việc hiện nay.
Bởi dường như chẳng ai chịu hiểu, cảm thông cho mình, ngay cả những người
trong nhóm chuyên môn, người trong cuộc. Tôi cũng là con người bình thường như
bao người khác, người trần mắt thịt hẳn hoi. Có gia đình nhỏ, cũng phải lo “cơm áo gạo tiền” và bao nhiêu thứ khác. Ấy
vậy mà sao anh không hiểu dùm tôi. Cùng nhóm chuyên môn, trước kia còn 1 anh nữa.
Anh ấy đã ra đi (chuyển công tác). Để lại bao tồn tại, tai tiếng mà giờ đây tôi
và anh phải gánh chịu. Nỗi khổ tâm này biết bày tỏ cùng ai?
Nhiều lần tâm sự thật lòng, có gì nói
hết, nói tuốt tuồn tuột đến tận tâm can. Vậy mà, anh đâu có hiểu cho tôi. Đâu phải tôi lắm
chuyện, so đo tính toán gì cho cam. Anh hãy “sống có trách nhiệm” với công việc được giao đi chứ. Cùng người
trong cuộc anh hiểu hơn ai hết. Phận làm em, nhiều lần tôi hơi “quá”. Bực lên.
Nói những lời không phải với anh. Nghĩ lại tôi thực sự thấy xấu hổ và thấy mình nhỏ nhen về điều đó.
Tôi xin lỗi.
Cuộc sống đời thường. Môi trường ấy.
Con người ấy. Chế độ ấy. Nhiều lần tôi đã đưa ra phương châm 3C “có tai như điếc, có mắt như mù, có mồm như
câm” và 3K “không nghe, không thấy,
không nói”. Tôi đã không làm được. Nhiều khi vẫn hay trách móc này nọ. Dẫu biết
rằng, như vậy cũng chẳng hay ho, ích lợi gì cho cả hai, cũng như mọi người khác trong môi trường ấy. Trong bài ốc không nổi mình ốc lại mang cọc cho rêu mình có tâm sự về nỗi khổ không biết nói cùng
ai này. Bởi trong thâm tâm chẳng mấy ai thích người xung quanh góp ý (chê) cho
mình. Thực ra, mình muốn mọi thứ tốt lên, chứ có dám “lên lớp” ai câu nào đâu, lên lớp vấn đề gì đâu?. Trong chúng ta, “chẳng ai lại không thích người ta khen mình. Ai nói
rằng mình không thích, đó có thể là thánh nhân hoặc là một tay nói xạo. Lời
khen rót vào tai ta những mật ngọt thật êm dịu...” (1). Thế mới
biết con người, xã hội nó phức tạp thế nào? Sống sao cho phải tấm lòng bấy nhiêu?.
Cuộc sống là vậy con người là thế
Sống sao cho phải tấm lòng bấy nhiêu
Quay lại câu chuyện, hôm nay thực sự
tôi rất bực. Bực chỗ, người làm người chơi. Tôi cặm cụi viết báo cáo. Anh ngồi chơi đế chế hàng tiếng đồng hồ. Giờ nghỉ chơi thì chẳng nói làm gì. Đằng này, giờ nghỉ chơi chưa thích. Giữa giờ lại chơi. Bực. Bực. Bực. Tôi đã cố kìm nén bực tức. Nhưng không. Tôi không thể
làm việc trong tâm trạng ấy. Thế là. Đứng dậy. Sang anh. Tôi hỏi nhẹ nhàng. Anh
chơi có vui không. Anh không nói gì, chỉ cười khẩy. Điệu cười mà tôi cảm thấy “rợn người”. Kiểu cười thiếu trách nhiệm.
Tôi không nói gì. Quay sang đồng chí chơi cùng cặp. Thực ra, tôi rất bực. Ông
không có việc gì làm thì đừng rủ rê anh ấy chơi. Trong giờ hành chính còn chơi
nữa. Đừng trách cuối năm họp tổng kết, tôi không vấn đề này nói trước phòng. Không nói gì thêm. Tôi đi
ra ngoài cho khuây khỏa, thoải mái tinh thần.
Nhiều khi anh nói “chán”. Vâng, mỗi anh biết chán. Còn tôi thì không
biết “chán” ư. Anh chán, anh mặc kệ. Tôi cũng chán, cũng nản chứ. Nhưng nếu chán, nản tôi mặc kệ như anh thì sao? Rà
soát, họp bàn xác định vấn đề chuyên môn của đề tài còn nhiều tồn tại, thiếu
sót. Ấy vậy, họp bàn cho vui hay sao. Thời gian dần trôi, ngày kết thúc (nghiệm
thu) càng đến gần. Anh chẳng quan tâm, dành thời gian cho những vấn đề, nội
dung đã được giao theo kế hoạch. Phải chăng “sức ỳ bản thân”, "sức ỳ tâm lý" trong anh quá lớn. Hàng ngày lên cơ quan chưa xác định được
công việc “cần kíp” phải giải quyết, ưu tiên ư. Hay cứ để nước đến chân mới nhảy?. Đây là câu hỏi nhỏ tôi muốn dành riêng cho anh (nếu anh vô tình hay hữu ý đọc được) để anh tự ngẫm. Và tôi cũng vậy.
Nhiều lúc, tôi cũng chán ngán cái “cung cách” làm việc của mọi người (không
phải vơ đũa cả nắm đâu). Người làm người chơi. Vừa làm vừa chơi. Không biết mọi
người nghĩ gì. Hay không có thời gian để nghĩ. Chắc vậy. Bởi chẳng ai rỗi hơi
như tôi mà để ý người này người kia. Cơm ai người ấy ăn. Áo ai người ấy mặc. Việc
ai người ấy làm.
Ở bài trước, mình cũng đã tự nhủ rằng. Hãy
tự lo cho bản thân. Mình cứ cố gắng, nỗ lực không ngừng. Họ cố gắng
1 mình cố gắng 2, 3. Họ dành ½ thời gian để làm việc (bởi họ làm việc hiệu quả
hơn), mình dành gấp 2, 3 lần để hoàn thành. Họ giải quyết công việc bằng 1 cái
đầu, mình phải cố gắng sử dụng 2 cái đầu (cả nghĩa đen và nghĩa bóng)... mới hy
vọng gần bằng HỌ chứ chẳng dám nhận bằng họ hay hơn họ được cái gì, dù là nhỏ
nhất. Bởi “thân cô, thế cô”.
Qua đây, mình có một vài tâm sự nhỏ.
Chẳng dám trách móc ai. Cũng chẳng than thân trách phận làm chi cho cam. Những
lời tâm sự trên, nếu ai đó, đặc biệt người mà tôi nhắc tới có đọc được thì cho
tôi xin 2 từ “thông cảm”. Xin lỗi
anh. Chuyện chẳng có gì to tác đâu. Chẳng qua nỗi bực dọc mà bản thân không kìm
nén được, nên có những lời không hay, không phải mong được bỏ quá cho. Trên
tinh thần tôn trọng nhau. Không hề có ý “lên
lớp” hay bất kỳ ý gì khác. Chỉ mong anh, bạn và tôi HÃY SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM HƠN. Trân trọng!.
(1) http://dongten.net/noidung/43714
0 comments:
Post a Comment