H
|
ôm vừa rồi, mình biết thêm một số
thông tin về Lão hạc từ người hàng xóm, cũng là người cậu của mình. Biết thêm
thông tin thì càng buồn. Buồn thay cho hoàn cảnh gia đình bác. Buồn vì những
thông tin ấy chẳng mấy hay ho cho gia đình lão hạc. Đắn đo mãi mới quyết định
chắp bút viết về thông tin mình mới biết thêm. Nghĩ rằng, chưa bao giờ mình xin
phép bác để viết về cảnh huống mà gia đình đã và đang xảy ra trong thời gian
qua. Nhưng thôi, chắc cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của gia đình
bác.
Trong phạm vi bài viết, đó là trường
hợp ông con giời cắm chứng minh nhân dân (cmnd) vay 5 triệu để đi Quảng Ngãi
làm (đi làm theo công trình). Vô trong đó cũng khoảng 1 tháng có dư. Chẳng biết
kiếm được bao nhiêu tiền công. Khi về cũng chẳng trả nợ được khoản tiền đã vay
(cắm lãi bằng cmnd). Thời điểm đó, ông con giời cũng gọi điện cho mình, nói
chuyện về việc đi theo công trình vô trong đó. Rồi. Khi nào ra em mang mực. Anh
chi bia. Rồi đủ thứ chuyện. Sau khoảng 1 tháng, ông con giời lại ra Bắc. Về qua
nhà, có mang mực ra thật. Khi đó mình vẫn trên Hà Nội. Ông con giời điện. Cuối
tuần về mua bia, uống với mực nhé. Hôm sau. Ôi chao. Ông con giời lại gọi. Mực
cao su anh ah. Tối qua em gọi ông anh rể ra uống bia, nướng một con thì khét
mù. Mực cao su. Tôi nói, thế là được ăn mực hơi rồi.
Về khoản tiền vay. Không trả nợ được.
Lãi mẹ đẻ lãi con. Từ 5 triệu ban đầu, cả gốc lẫn lãi lên tới 15 triệu. Lúc này
dân cho vay nặng lãi đánh hơi thấy về quê. Tìm. Đòi nợ. Không biết đi đâu. Ông
con giời bị tóm cổ. Tiền không có. Bắt vào trong Phủ Lý. Gọi điện làm khó gia
đình (bác trai). Bác trai lóc cóc đạp xe vào. Thấy con bị treo ngược trên mái
nhà mà đau đớn. Thương con. Cầm 20 triệu vào chuộc con. 20 triệu này là tiền ứng
bán khoảnh đất của gia đình khi đến thời điểm nhờ hàng xóm cắm sổ đỏ, lấy tiền
trả nợ. Không biết ở nhà nghe ai. Bán đất. Văn bản giấy tờ không có. Mua bán đất
bằng mồm. Giao tiền ứng cũng bằng mồm luôn. Về chuyện mua bán đất và giao tiền
bằng mồm này dịp khác sẽ nói cụ thể sau (đón đọc kỳ tiếp theo).
Không biết thực hư như thế nào chuyện
ông con giời bị dân đòi nợ bắt, treo ngược trên mái nhà. Đó là những gì mà người
hàng xóm, bên cạnh nhà bác có kể. Mình cũng chưa có dịp hỏi thêm về tình tiết,
bác mang tiền vào chuộc con. Nhưng điều đó không quan trọng. Không biết ông con
giời khi đó nghĩ những gì. Bởi đó có thể là lời cảnh tỉnh cho những lần ăn
chơi, không biết lo cho gia đình, lo cho những khoản nợ của gia đình. Lớn tuổi
rồi. Còn bé bỏng gì đâu. Mà đây đâu phải lần đầu. Nhiều lần tiếp diễn. Việc dân
đòi nợ gọi điện, tìm như điều gì đó luôn hiện hữu trong cuộc sống thường trực. Ấy
vậy. Đâu có chịu khó làm ăn. Ít chơi. Biết dành dụm, tiết kiệm về trả nợ dần.
Và sống có trách nhiệm với những gì mình chơi, mình vay. Bố mẹ nhiều tuổi rồi,
vẫn phải còng lưng đi làm thuê, dành dụm từng đồng. Có về quê, thấy bố mưa gió,
hay sớm hôm lặn lội đi chao cua, cả buổi bán được 30 - 40 nghìn mới thấy nỗi nhọc
nhằn của người cha ra sao.
Công cụ kiếm cơm, dành dụm từng đồng
của lão hạc
Sau khi chuộc được con về. Nào mắng
nhiếc. Chửi bới... ông con giời. Rồi đâu vẫn hoàn đấy. Cái mà gọi là “đầu đất”.
Chửi nữa. Chửi mãi cũng thế thôi. Bởi. Nói nhỏ nhẹ có. Tâm sự có. Khi nghe vậy
thì luôn mồm bảo giờ con thay đổi rồi. Giờ cháu thay đổi rồi. Giờ em thay đổi rồi...
Bây giờ lớn rồi, còn trẻ con nữa đâu. Em biết nghĩ cho gia đình rồi... Ôi trời.
Nó nói sao hay thế. Như ông cụ non. Tưởng rằng những gì nó nói ra, chí ít nó
cũng suy nghĩ, nhận thức được về điều đó. Nhưng không. Chẳng thấy thay đổi được
gì so với những gì mà mồm nó “phun” ra. Thực ra, nói đến đây nỗi bực dọc trong
tôi dâng trào. Dùng từ hơi thô. Tuy nhiên, đó là nhận định của bác (bố ông con
giời), của nhiều người xung quanh hàng xóm, ngay cả mình sau khi tâm sự, nói
chuyện với ông con giời đều như vậy.
Tiền chuộc ông con giời từ bán đất.
Việc mua bán đất và ứng tiền trước (20 triệu) đều bằng mồm. Rồi tình tiết về số
tiền ứng trước, khoảnh đất không đủ cơ sở pháp lý để bên mua, bên bán ra quyết
định cuối cùng. Bởi vợ và các con đều không đồng ý cho bán... Đó là những tình
tiết ly kỳ giữa bên mua và bên bán diễn ra như thế nào? Quý bạn đọc theo dõi tiếp ở kỳ
tiếp theo.
0 comments:
Post a Comment