B
|
ữa trước có dịp đi cùng một ông quan
tỉnh và một ông quan huyện (tự xưng), mà cũng đúng thật. Họ ở trên “trung ương”
về bản, làng cơ mà. Khi gặp cán bộ xã (chủ tịch hội nông dân) và người dân ở
ngoài ruộng. Tay bắt mặt mừng. Hỏi dăm câu ba điều. Xong chuyện. Xong việc. Ra
về. Qua nhà cán bộ ngồi chơi, xơi nước, chờ đến giờ ra quán (nhậu). Vô nhà.
Dùng từ “vô” cho có chút miền Trung. Khen nhà đẹp. Nhà cán bộ giầu. Rồi “cán bộ
phải giàu thì dân mới giàu theo được”, tức là “quan phải giàu trước thì dân mới
giàu”. Phải như vậy chứ. - đó là nhận xét của ông quan tỉnh.
Người giầu: đất nhiều lô, ô tô nhiều chiếc
Đó là nhận xét rất thật và rất đúng của
ông “quan tỉnh” trong xã hội hiện nay. Bởi hiện nay, hiếm có ông “quan tỉnh”,
“quan huyện” nào lại không giàu có, nhà cao cửa rộng mấy tầng, “đất nhiều lô, ô
tô mấy chiếc”... Thử hỏi, nguồn thu nhập của các “quan” ở đâu? Câu hỏi đó hãy để
mọi người suy nghĩ (nếu ai đó có quan tâm). Trường hợp làm giầu chính đáng xin
không được đề cập ở đây.
Cái nhận xét rất thật và đúng của ông
quan tỉnh, có lẽ mới đúng ở một vế. Các quan ngày càng giầu “ú ụ”. Trong khi
người dân nghèo vẫn nghèo. Có thấy khấm khá hơn so với tốc độ giầu của các quan
đâu? Người giầu ngày càng giầu thêm, người nghèo vẫn hoàn nghèo. Ngày xưa ông
cha ta có câu rất đúng trong cảnh huống này “Tiền vào nhà có, gió vào nhà trống”
là vậy. Không những vậy, nhiều người còn quan ngại về mức chênh lệnh giàu nghèo
ngày càng gia tăng hiện nay, điều đó có nguy cơ tiềm ẩn gây lên những bất ổn về
xã hội. Đó là vấn đề về tầm vĩ mô của xã hội, của mỗi quốc gia. Trong phạm vi
bài viết, tôi chỉ đề cập đến câu chuyện “có hay không sự giàu có bất chính của
các quan tỉnh, quan huyện”?
Thực ra, người viết bài này chẳng có
dữ liệu gì để minh chứng cho vấn đề, câu chuyện đặt ra. Thay vào đó, chỉ là cóp
nhặt vài thông tin để nói lên những suy nghĩ ở góc độ cá nhân mà thôi. Sẽ chẳng
hay ho gì khi đề cập, nhàm bàn đến chuyện “tế nhị” mà cũng mang tính “đại sự”
này. Dưới đây, xin được mượn thông tin từ vietbao.vn về 10 vụ tham nhũng điển
hình trong 10 năm qua, có thể liệt kê lần lượt như: Vụ đường dây 500 KV Bắc -
Nam, vụ Công ty Dệt Nam Định, vụ Khách sạn Bàn Cờ, vụ tiêu cực tại Công ty
Tamexco, vụ ăn hối lộ tại trạm kiểm soát liên hợp Đồng Bành (Lạng Sơn), vụ Công
ty Pin ắc quy Vĩnh Phúc, vụ tham ô o Lã Thị Kim Oanh tổ chức, vụ Xí nghiệp Xây
dựng công trình giao thông, vụ Xí nghiệp xây dựng số 2, vụ thu chi trái nguyên
tắc ở xã Thuận Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ... Đây là 10 vụ án mà được Bộ Công an
đánh giá là đáng chú ý trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị và QĐ
114 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách nhằm ngăn chăn và bài
trừ tệ tham nhũng và buôn lậu [1]. Có lẽ ai cũng hiểu, ai cũng biết những vụ án
trên chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” của vấn nạn “tham nhũng” hiện nay. Ấy
vậy, mà ai cũng kêu, cũng than nghèo (muốn được nghèo) nhưng vẫn có ô tô đi...
là sao? Nhà ở đâu ra, ô tô ở đâu ra, đất ở đâu ra...?
Quay lại vấn đề, ai chẳng cần tiền phải
không? Có một lại muốn có hai, có ba, có bốn lại đòi có năm... Ôi chao. Muốn có
đến bao nhiêu cho đủ đây. Đã giầu lại muốn giầu thêm nếu không phải từ những đồng
tiền bất chính? Và như vậy, chẳng khác gì cái thùng không đáy, biết bao nhiêu
cho đủ, cho vừa. Hiếm có (rất ít) những ông quan nào mà “lo cho cái khổ, cái
nghèo của dân trước” hay “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của
thiên hạ” mà ông Phạm Trọng Yêm thời Bắc Tống, Trung Quốc có nói. Thật khó phải
không? Thế nên, các quan còn phải lo “bòn rút đầy kho, cho to ghế ngồi (vị trí)”.
Còn phải đấu đá, chạy chức chạy quyền. Đâu tư phải có lãi chứ. Bỏ tiền ra đầu
tư để có được một vị trí, một chỗ ngồi còn phải lo thu hồi vốn, rồi kiếm lời. Rồi,
ta lại đầu tư tiếp. Vị trí cao hơn nữa. Đó là cái vòng luẩn quẩn của vấn nạn
tham nhũng hiện nay. Vậy. Còn thời gian đâu mà lo cho dân, cho nước. Bởi. Biết
đến bao giờ “kiếm cho đủ” để nhà quan giầu trước thì dân mới giầu theo nếu tiền
đó là những đồng tiền “bất chính”?.
Ở khía cạnh nào đó, nếu ông quan tỉnh,
ông quan huyện biết cách vận hành, làm giầu chính đáng cho người dân học tập,
noi theo thì sẽ đúng với nhận xét của ông quan tỉnh trên. Có lẽ đấy là cái phước
lớn cho dân, cho nước.
Người nghèo lo ăn từng bữa, lo kiếm từng đồng
Câu chuyện về người nghèo cũng không
ít. Nhưng xin được kể ra đây 2 trường hợp mà người viết bài này đã thấy trong
cuộc sống thường nhật. Một, ở bài tình người tôi có đề cập
đến chị lượm ve chai. Cuộc sống nơi thị thành không hiếm khi cảnh người lao động
vì mưu sinh phải đi “lần từng ngóc ngách, bới từng túi rác” xem có thể nhặt nhạnh
được gì ở đó mà người ta bỏ đi. Để có được từng “nghìn lẻ”, “chục lẻ”, người lượm
ve chai phải trải qua biết bao tủi nhục, cam chịu cho cái “phận lượm ve chai”.
Hai, trong bài công cụ kiếm cơm của Lão hạc thế kỷ 21 - kỳ 9, tôi có đề cập đến việc kiếm được dăm ba chục bạc, Lão phải
trầm mình cả buổi, cả ngày dưới sông hay các con mương, con máng để mò cua bắt ốc.
Trong khi đó, ngày càng có nhiều người cũng đi “chao cua” như Lão. Tôm, cua
cũng vì thế mà ít dần. Rồi cuộc sống của Lão thật khổ, khi sống cảnh đơn chiếc,
hàng ngày vẫn trăn trở về con cái, về những khoản vay, khoản nợ mà “ông con giời”
làm ăn thua lỗ, phá phách (khi làm ăn được không biết giữ của). Rồi cảnh, ngày
đúng bữa, hôm muộn giờ. Ba bữa dồn hai. Nấu một bữa ăn cả ngày... Thật khổ.
Đó là 2 trường hợp trong số vô vàn
trường hợp, cảnh nghèo vẫn luôn hiện hữu trong cái vỏ bọc của xã hội ngày càng
phát triển. Sự chênh lệch giàu - nghèo ngày càng gia tăng. Người giầu vẫn cứ giầu
thêm. Người nghèo vẫn hoàn nghèo. Phải chăng người nghèo không biết kiếm tiền?
Có lẽ cũng có cái lý của nó. Bởi người giầu đâu hẳn kiếm tiền từ mồ hôi, nước mắt,
thậm chí cả xương máu của mình, mà thay vào đó là “tham nhũng”. - Đang nói đến
những trường hợp giầu bất chính. Nếu không phải vì tham nhũng, thì tiền đâu mà
các ông quan tỉnh, quan huyện ngày càng giàu ú ụ? Trong khi người nghèo vẫn phải
“lo ăn từng bữa, lo kiếm từng đồng”? và cái nghèo vẫn luôn hiện hữu, đeo đẳng họ
hoài không nguôi.
================================================================
[1] http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/10-vu-tham-nhung-dien-hinh-trong-10-nam-qua/45136252/218/
0 comments:
Post a Comment