C
|
âu ca các cụ đúc kết “ếch chết tại miệng” chẳng sai bao giờ.
Nhưng xét cho cùng, với đặc tính của loài nên đến giai đoạn con ếch không thể
không kêu, đặc biệt vào thời điểm giao mùa sinh sản (tiếng kêu gọi bạn tình). Đó
là câu ca mà người xưa đã đúc kết để nhắc nhở chúng ta, phải “biết nói” đúng
lúc, đúng chỗ, đặc biệt nhiều khi không nên nói có lẽ là tốt hơn cả so với nói
ra, hoặc nói ít hơn. “Biết nói” là phải nói có đủ cơ sở, lý lẽ, dẫn chứng cho
những gì mình nói. Tuy nhiên, trong từng trường hợp, hoàn cảnh mà áp dụng cho
phù hợp, thậm chí “khôn khéo” cho những người được cho là “biết ăn, biết nói”.
Trong câu chuyện mà mình muốn nói một
vài lời ra đây không hẳn đã là như vậy. Thực tế cho thấy, rất ít, thậm chí là
chẳng có chuyện người “luống” tuổi, đặc biệt là lãnh đạo lại nhận một điều gì
đó chưa đúng (sai) khi mà cấp dưới đánh giá. Và thực thế cũng cho thấy, chuyện “nói
một đằng làm nẻo” là chuyện như cơm bữa ở con người chúng ta. Bởi để không mất
lòng nhau thì chuyện “ậm ừ”, “gật” cho xong chuyện, xong một vấn đề gì đó không
phải là chuyện hiếm thấy, tức “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Nói theo cách
khác, dù ở vị trí, địa vị nào cũng đều (đa số) áp dụng cách “được lòng trước”, “mua
vui” trước mặt, còn vấn đề đằng sau khoan hãy quan tâm. Tuy nhiên, đối với những
ai “thẳng tính” có vấn đề gì hay nói thẳng, nói thật, chính vì thế không được
lòng người khác. Biết là như vậy, biết là không phải, không nên những tính cách
nó vậy “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” thì khó mà nói là “biết ăn biết nói”
được.
Nhiều dịp, đã tự hứa với lòng mình,
thậm chí là còn mượn cái phương châm “3 không, 3 có”, tức là “không nói, không
nghe, không thấy” hay “có mắt như mù, có tai như điếc, có mồm như câm”. Ấy vậy,
mình vẫn chẳng đổi thay được gì, có gì vẫn nói “tuốt tuồn tuột”, làm mất lòng
nhiều người, đâm ra nhiều người chẳng ưa chút nào. Và chuyện “thiệt thân” hay
nói như ban đầu “ếch chết tại miệng” chẳng sai chút nào. Mình biết thế sao mình
vẫn làm, tức mình vẫn nói ra những điều mà rất dễ làm người khác hiểu nhầm,
trong khi mình chẳng có “ác ý” gì với ai. Biết làm sao bây giờ?
Với những ai “cầu tiến” chuyện được
góp ý thẳng thắn, đôi khi dễ mất lòng sẽ là rất tốt nếu ta biết nhìn nhận thông
qua những cái “sai”, cái “chưa được” của bản thân, từ đó dần hoàn thiện mình.
Tuy nhiên, ngay cả khi nhận ra điều đó, những vẫn chẳng một ai thích người khác
nói mình “chưa tốt” ra trước mặt khi có ít nhất 3 người. Nói theo cách khác,
chuyện góp ý cho nhau thẳng thẳn, thành thật là rất cần, nhưng chuyện góp ý vào
thời điểm nào cho phù hợp lại là vấn đề cần bàn. Với những ai được cho là “thẳng
ruột ngựa” lúc cần nói không nói ra, bảo để chọn thời điểm thích hợp để nói có
lẽ lại chẳng còn gì để nói nữa. Ở bài trước, mình có đề cập và bây giờ nếu được
“yên thân” nên áp dụng cách “chôn nhời” có lẽ sẽ tốt hơn cho nhiều người, trong
đó có bản thân mình. Tuy nhiên, không vì thế mà mình đánh mất đi chính mình, bởi
trong mọi hoàn cảnh “hãy là chính mình”.
Qua thời gian vừa rồi, mình mới nhận
ra nhiều điều, từ cách sống, ứng xử, thích ứng trong môi trường hiện tại không
phải chuyện một sớm một chiều. Sẽ là rất khó nếu không thích ứng, bắt nhịp được
với cơ chế, thời cuộc. Càng khó hơn nếu vẫn giữ cái “bẩn tính” thẳng ruột ngựa.
Biết nói sao đây?. Biết làm gì tiếp theo đây? “Ông trời ơi hỡi ông trời/ Sống sao cho phải tấm lòng bấy nhiêu!”.
0 comments:
Post a Comment