N
|
hư bài trước mình có đề cập về khoản
tiền ứng trước từ bán khoảnh đất để chuộc ông con giời. Trong phạm vi bài viết,
mình chia sẻ thêm thông tin về sự thỏa thuận giữa bên mua, bên bán cũng như
tình tiết liên quan đến việc mua bán, giao tiền bằng “mồm” này.
Thực ra, chuyện bác trai quyết định
bán hay không phải có sự đồng ý ít nhất của người vợ. Trong tình cảnh nợ nần chồng
chất. Trả lãi hàng tháng có. Nhờ hàng xóm cầm sổ đỏ để vay hộ gia đình. Rồi vay
vàng của người xung quanh. Chưa nói đến những khoản vay bên đằng ngoại, cả trăm
triệu chứ ít đâu. Bí bách quá phải bán đất trả nợ. Người mua cũng là họ hàng
xa. Ba bốn đời gì đó đằng nội. Tin tưởng nhau. Mua bán chẳng giấy tờ, pháp lý
gì cả. Khi trả tiền đặt cọc (20 triệu) cũng không ký tá. Chuyện cứ như trò trẻ
con nhưng hoàn toàn có thật. Thật một trăm phần trăm. Ấy vậy mới có chuyện để
nói.
Góc mảnh đất nơi lão hạc bán đất trả nợ nhưng không thành
Câu chuyện chưa có hồi kết khi bác
gái và con cái đều khăng khăng không biết gì về chuyện mua bán giữa hai bên. Nhất
quyết không cho bán. Làm khó cho bên mua. Bởi đưa ra pháp luật mình (bên mua)
chẳng có giấy tờ, chứng cứ gì cho việc thỏa thuận, mua bán trên. Nhiều lần kéo
anh em, họ hàng ra nhà đòi. Nhưng đòi ai. Đòi bác trai thì bác lấy đâu ra tiền.
Hoàn cảnh gia đình đang nợ nhiều gấp bội so với con số 20 triệu đó. Bán đất thì
vợ và con cái không cho bán. Bởi sổ đỏ ông con giời (ông anh) mang đi cắm từ
khi nào không ai hay. Có đợt, gần tết (27, 28 tết gì đó), mang dao ra dọa nạt,
đòi cắt đất như đã thỏa thuận ban đầu. Nhưng cũng chẳng giải quyết được gì. Bởi
việc kéo nhau, cầm dao ra dọa nạt là vi phạm pháp luật nếu có người tố cáo. Đuối
lý. Không làm gì được. Ra về. Đất không có. Tiền cũng không đòi lại được.
Tiền đặt cọc (20 triệu) không phải là
bác trai không nhận là mình không biết. Có nhận tiền đặt cọc. Cũng có ý định
bán đất. Nhưng vợ con về không cho bán. Bây giờ không biết tính sao. Tiền thì
chưa có để trả (trả tiền đặt cọc), bởi còn nhiều khoản nợ nhiều hơn, cần kíp
hơn. Biết làm sao được. Nói “hổ báo” một chút, chẳng nhẽ ăn thịt được ông ấy
uh. Giờ chỉ có hy vọng ông ấy (bác trai) trả số tiền đặc cọc, chứ mong gì ông ấy
bán đất nữa. Tình làng nghĩa xóm. Quan hệ họ hàng, nên chẳng thể làm khó nhau
được khi hoàn cảnh gia đình bác như vậy.
Thực ra, chuyện bác trai hủy giao kèo
bán đất, cũng như chưa trả tiền đặt cọc đều có người tư vấn. Bởi hoàn cảnh như
vậy, bác đành đánh bài cùn, “cù nhầy”. Ai làm gì được ai. Ở vào cảnh huống nhà
bác, chắc ai cũng hiểu và cảm thông cho bác. Chứ hàng xóm láng giềng, tình làng
nghĩa xóm ai làm khó nhau. Đó là một vài trường hợp thôi. Trường hợp gia đình
bác có quan hệ họ hàng xa với người mua. Chứ một khi đã động đến quyền lợi rồi
thì “khó” có chữ “tình cảm”, “tình làng nghĩa xóm”... trong đó. Đến bố con, anh
em ruột thịt... vì đất vì cát, ăn chia không đều còn đâm chém, kiện tụng nữa là
hàng xóm, họ hàng xa mấy đời.
Trên đây là tình tiết trong câu chuyện về khoản tiền chuộc ông con giời bị dân đòi nợ bắt và treo ngược lên mái nhà. Đó là một
khía cạnh nhỏ trong chuỗi câu chuyện về hoàn cảnh lão hạc. Để biết thêm cuộc đời
thăng trầm của lão hạc ra sao, quý bạn đọc theo dõi ở các kỳ tiếp theo.
0 comments:
Post a Comment