T
|
ựa đề bài viết mình mượn ý từ câu “Việt Nam sản sinh ra một thế hệ
toàn những đứa trẻ 30 tuổi mà không bao giờ chịu lớn...” mà mình có đọc ở đâu đó. Thấy hay, nên lấy đó làm tựa đề bài viết của mình. Thực ra, khi
đọc đến câu đó, mình đang mường tượng vấn đề mà mình đang nghĩ, còn mông lung. Và đặt vào trường hợp cá nhân cũng đang ở tuổi 30 này. Từ đó nói lên cảm nhận
của mình về khía cạnh mà ngay trong nội tâm của mình nhiều lúc cũng đấu tranh,
thậm chí có phần gay gắt.
Từ khi đi làm. À không. Từ khi quay lại
cơ quan cũ làm việc. Sau những nông nổi, pha trộn thêm tính hay tự ái (người
khác nhận xét mình vậy) của những buổi chập chững bước vào đời. Bởi thời điểm
đó, mỗi khi có gì không phải (góc độ cá nhân) mình có đôi chút phản ứng, thậm
chí gay gắt. Thực ra, mình muốn nói lên quan điểm của mình, nhưng do cách trình
bày, rồi biểu cảm của khuôn mặt hay nói theo một chút khoa học đó là ngôn ngữ
cơ thể của mình kém, thậm chí là quá kém. Nên việc nó bé tí tẹo teo (theo người
khác) mà mình cũng có phản ứng, thái độ. Dẫn đến việc người khác chẳng ưa gì
mình. Rồi nghỉ việc. Đi tìm môi trường mới, miền đất hứa mới.
Thực ra, khi đó mình còn nhiều nông nổi.
Nghĩ ra đi để thử vận may, với môi trường mới xem khác chi không so môi trường làm việc
trong thời gian vừa qua. Cái mà mình gọi là miền đất hứa mới. Qua đó một thời
gian mới nhận ra một điều, ở đâu cũng vậy (mới thử 2 môi trường
khác nhau). Tuy nhiên, mỗi nơi đều có cái hay cái dở khác nhau. Dở ở đây không
phải chê bai gì. Thành thật mà nói, đó là những bất cập trong nhiều vấn đề (xin
không đề cập ở đây).
Rồi duyên cớ làm sao. Mình lại quay lại
cơ quan cũ. Nơi mà trước đó mình làm việc hơn 2 năm. Khi quay lại mình suy
nghĩ, đắn đo chán mới ra quyết định. Bởi, khi ra đi mình nghĩ sẽ không còn
duyên hay cơ hội để quay lại. Một khi dứt áo ra đi là không bao giờ nghĩ chuyện
quay lại. Một đi không trở lại. Thực tình mà nói, được quay lại cơ quan cũ là một
điều hết sức may mắn với bản thân mình. Nhân đây cũng xin gửi lời cảm ơn đến
ban lãnh đạo và mọi người về điều đó. Quay lại làm việc với một cố gắng, quyết
tâm làm việc hơn mức có thể. Nhưng rồi, điều mà tôi nhận ra, ở đó có những con
người sống không thật (một vài cá nhân thôi). Như anh em trong một nhà. Trong
cùng nhóm chuyên môn mà làm khó cho nhau. Thật buồn. Chẳng muốn nói thêm gì nữa
(dịp khác nếu có cơ hội sẽ giãi bày thêm).
Những đứa trẻ không bao giờ chịu lớn...
Những đứa trẻ ở đây. Mạo phép một
chút là nói về cung cách làm việc thôi. Cái mà không chịu thay đổi. Chứ “chẳng có gì cao quý khi ta hạ thấp người
khác. Và tôi cũng nghe thấy câu nói, thế giới chẳng có thằng nào là ngu cả”
- Hemingway. Và rồi, “chẳng ai ngu cả, chỉ
là người ta không sử dụng trí thông minh của mình vào việc có ích và đúng lúc
thôi, tất nhiên, người ta cũng không cần phải yêu cầu ai đó trở thành thiên tài
như kiểu dùng việc leo cây để đánh giá khả năng của một con cá” - Einstein.
Vâng “thế giới chẳng có thằng nào ngu cả”,
nhưng quan trọng hơn cả đó “cung cách”
làm việc mà bấy lâu nay đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta, từ thời bao cấp
cho đến nay. Trong thế kỷ hội nhập mà chúng ta vẫn giữ cái cung cách làm việc,
không chịu thay đổi thì chẳng khác nào tuổi đời, tuổi nghiệp ngày càng cao
nhưng trình độ chuyên môn không tỷ lệ thuận với nó. Thay vì đổi thay theo thời
cuộc ta vẫn cố giữ như “bảo bối”. Và rồi, lấy đó làm “trung tâm” mà chẳng màng
tới xung quanh, coi người khác là “khờ”, là “ngốc” mà “nói phải nghe, đe phải sợ”.
Như vậy, mọi vấn đề, thiên kiến riêng đều cho là không đúng với “chủ trương cố
hữu” thì khó có thể phát triển theo đúng nghĩa.
Thật khó. Bởi muốn thay đổi thì bị cho
là khác người, là “chơi trội”. Và rồi, nhiều người không ưa, không thích, đâm
ra ghét bỏ. Nhìn vào đó, mọi người nghĩ, tốt hơn hết không có ý kiến, cứ an phận
thủ thường thì dễ sống hơn. Bởi chế độ nó vậy. Mọi người đều vậy. Cứ vậy mà sống.
Cứ vậy mà làm. Thay đổi làm gì. Ý kiến làm gì. Cho mệt.
Thay vì “làm ăn”, tuổi trẻ phấn đấu
nhiều thì chúng ta lại an phận với những gì đang có. Người làm người chơi. Người
làm nhiều cũng như người làm ít. Không rõ ràng trong cơ chế, quyền lợi và trách
nhiệm. Điều đó, càng là tác nhân gây nên tâm lý, cung cách làm việc kiểu “cho
có”. Thay vì dành nhiều thời gian, tâm lực, trí lực để tìm hiểu nâng cao kiến
thức chuyên môn, hoàn thành tốt công việc... thì chúng ta lại dành thời gian
cho những trò “vô bổ”, để giết thời gian. Chúng ta, hãy dừng lại suy nghĩ một
chút, hàng ngày ta dành bao nhiêu thời gian, trí lực cho công việc được giao.
Công việc mà ta được trả lương hàng tháng. Có thể khẳng định rằng (cá nhân), rất
ít cá nhân có thể dành 2/3 thời gian theo quy định để làm công việc mà hàng
tháng ta vẫn nhận lương đều đều. Một thực tế, thời gian lên facebook, lướt web,
làm việc riêng... luôn hiện hữu trong nhiều người. Nên việc đảm bảo thời gian
và sức lực cho công việc là rất khó. Trong khi nhiều người có cách giải thích
cũng rất đúng, việc lên facebook, lướt web... vẫn đảm bảo hoàn thành công việc
là được. Khó nói thêm điều gì trong cảnh huống này. Mỗi người mỗi suy nghĩ,
toan tính riêng. Và hãy để tự thân lo, chứ khó áp đặt vào người khác điều gì.
Trừ khi liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm. Một khi quyền lợi, trách nhiệm
không rõ ràng thì khó có sự hy sinh thời gian, công sức của cá nhân để vun đắp,
xây dựng cho công cuộc chung.
Và cứ như vậy, lần lượt hết người này
đến người khác. Cho dù ở vị trí nào, làm công việc gì. Bao nhiêu tuổi. Thế hệ
này nối tiếp thế hệ kia... sản sinh ra một thế hệ những đứa trẻ mà không bao giờ chịu
lớn, và chúng trở thành những con người thụ động, thiếu tư duy đổi mới,
sáng tạo và khó có phát kiến gì trong nhận thức, hành động. Thay vì đổi mới
theo thời cuộc thì chỉ biết giữ khư khư cái bảo bối cố hữu, chỉ biết ngheo theo
lối mòn hay vâng lời người khác mà không có chính kiến riêng.
Thế kỷ 21 - thế kỷ của đổi mới sáng tạo,
cũng là thế kỷ của biến đổi khí hậu. Mọi sinh vật không thay đổi để sớm thích
nghi với những biến đổi (bất lợi, có lợi) đó thì chuyện bị đào thải chỉ là vấn
đề thời gian, sớm hay muộn mà thôi.
0 comments:
Post a Comment