Đ
|
ó là câu nói vui khi mấy anh em trong
bữa trưa của mấy người bạn có đề cập, từ chuyện cá nhân, chuyện trên trời dưới
biển... đến chuyện con người, đặc biệt trong chế độ ngày nay. Khi đề cập đến
chuyện mỗi cá nhân cố gắng phấn đấu đến thời điểm nào đó thì “tre già măng mọc”.
Câu nói hàm ý sâu sắc cũng đầy chất nhân văn của người xưa. Thế là mọi người
bàn tán xôn xao, xoay quanh chủ đề “tre già măng mọc” này.
Một người bạn có đề cập đến tôi hay
viết bài nên lấy chủ đề này giãi bày một vài cảm nhận của cá nhân cũng như lắng
nghe, ghi chép những suy nghĩ của mọi người về vấn đề này. Ban đầu, mình hơi e
ngại, sợ nói dài nói dai hóa ra nói “dại”. Sợ đụng chạm tới ai đó. Thực ra, nếu
có nói chỉ đề cập đến các vấn đề chung chung thôi. Nhưng nó không đơn giản vậy.
Nên khó tránh khỏi “bệnh từ miệng mà vào, vạ từ miệng mà ra” hay “ếch chết tại
miệng” là vậy. Tối về, đắn đo suy nghĩ mãi. Cuối cùng cũng thử chắp bút viết
đôi lời cảm nhận của bản thân cũng như của mọi người. Nếu đọc lại thấy hợp lý
(tự cho) thì sẽ post lên blog.
Liên quan đến vấn đề này không phải
đơn giản mà nói thẳng nói thật, nói tuốt được. Ý mình nói chung chung, nhưng có
cơ sở. Tuy nhiên, nếu ai đó không ưa, chuyện gạch đá hay ghét bỏ là điều khó
tránh khỏi. Bản thân cũng nhận thức được điều đó. Tuy nhiên, không vì vậy mà cá
nhân dám có đôi lời nhàm bàn về vấn đề liên quan đến con người, chế độ, đặc biệt
trong “cung cách” làm ăn thời nay.
Măng chẳng mọc...
Đó là câu chuyện mà có lẽ sẽ không có
hồi kết. Nếu. Không có những giải pháp căn cơ từ các bộ máy công quyền, đặc biệt
các vị chóp bu. Bởi xã hội “sính bằng cấp” nên chuyện mua bán bằng cấp, mua
quan bán chức hay bằng thật học giả... đang diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi, nhiều
địa phương. Để có một chỗ đứng, một vị trí nào đó không đơn giản chỉ có năng lực
mà quan trọng hơn là quan hệ, tiền tệ, hậu duệ... chẳng phải sao. Và với cái tư duy nhiệm kỳ, chuyện đầu tư phải
có lãi luôn hiện hữu như luật bất thành văn, luật ngầm mà
ai đó muốn theo con đường chính trường phải theo đuổi. Và như vậy, lối tư duy,
hành động và cách làm ăn hiệu quả như thế nào chắc ai cũng hiểu. Bởi việc sử dụng
“tiền chùa” thì cứ mái thoải. Sống hôm nay mà chẳng biết ngày mai. Đời cua cua
máy, đời cáy cáy đào. Rồi thì “tre già chưa ấm chỗ sao cho măng kia mọc được”.
Đều đó có cái lý của nó. Nhờ có các mối quan hệ, tiền tệ... mà luân chuyển chỗ
này chỗ kia. Ừ thì luống tuổi rồi. Sắp về hưu rồi. Vừa lên vị trí mới phải kiếm
trác, lại quả đã. Còn chuyện, không có tre già, măng kia biết dựa vào đâu, là
chuyện của bọn bay. Bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên ít nhiều thay đổi
cái quy luật vốn có của nó. Chính con người gây nên. Và hậu quả mẹ thiên nhiên
đang giận dữ, chúng ta phải trả giá đắt cho những gì mình gây ra. Biến đổi khí
hậu trong chính trường với quan hệ, tiền tệ, hậu duệ và con ông cháu cha sẽ ngày
càng khốc liệt hơn. Đó là chuyện về tầm vĩ mô mà cá nhân chưa đủ tầm để bàn ở
đây.
Quay lại câu chuyện, một người bạn có
nói chuyện “người làm người chơi” vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt trong các
cơ quan công quyền. Cụm từ “con ông cháu cha” hay “con cháu các cụ”... được đề
cập, trao đổi nhiều ở các diễn đàn. Bởi “chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ
thi cử đầu vào bất cập. Trong bộ máy có tới 30% số công chức không có cũng được,
bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” (1). Đó là một trong vô
vàn minh chứng cho việc người làm người chơi trong các bộ máy công quyền. Làm việc thiếu tính cạnh tranh, vì họ chỉ làm như những vị công chức, sáng đi tối về. Những
cá nhân đó đều có liên quan đến “quan hệ, tiền tệ, hậu duệ...” và những vị trí “tre
già” như vậy chẳng những không làm chỗ dựa cho “măng non” mà còn cản trở cho những mầm
non của tương lai, của sáng tạo và đổi mới.
=======================================================================
(1) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/30-cong-chuc-sang-cap-o-di-toi-cap-ve-2419375.html
0 comments:
Post a Comment