T
|
hật chẳng biết nói mần răng bây giờ. Chuyện là vậy, sáng nay sau khi đi đo khả năng chắn cát của các đai rừng phòng hộ vùng cát, bằng
cách cắm các cọc cát cố định. Khi đi ăn cơm. Bắt đầu đi từ nhà nghỉ, vừa bước
ra khỏi cửa, tôi có nhìn thấy một cô lượm ve chai đang đi men theo tường bao của
nhà nghỉ. Thấy tôi, cô có hỏi gì đó mà tôi nghe không rõ. Thực sự người miền
trong nếu không nói chậm thì rất khó nghe đối với tôi. Tôi hỏi lại, vẫn không
nghe rõ. Tôi liền tiến gần tới chỗ cô. Hỏi lại, ban đầu tưởng cô xin cho đi
quanh có cái chai, lọ nào để lượm. Nhưng không. Cô chìa xin mấy chục mua gói mì
tôm ăn trưa. Tôi hơi giật mình. Hỏi tiếp, cô đi đâu trưa nắng này không về nhà
mà còn ở đây.
-
Tôi
đi suốt dọc đường nhặt chai, lọ mà chẳng được mấy. Giờ trưa rồi, đói, không có
tiền. Cho tôi xin mấy chục mua mì ăn trưa. Có giải thích.
-
Cháu
làm gì có tiền đâu mà cho cô, tôi nói.
-
Cho
cô mấy chục mua gói mì ăn trưa, cô hết tiền mà bụng đói. Cô lặp lại.
-
Thế
là tôi chẳng biết nói gì được nữa. Mở ví ra. Ôi chao. Chẳng có tiền lẻ. Thực sự
đi công tác, khi đó không có tiền lẻ, có mấy tờ 2 trăm nghìn, và còn đúng 7
nghìn tiền lẻ. Thôi đành đưa cô 7 nghìn lẻ. Cháu hết tiền lẻ rồi. Cô cầm tạm mấy
nghìn lẻ.
Sau đó tôi không quên khuyên cô trưa
nắng nóng này về nhà nghỉ ngơi cho sớm. Bởi cái nắng cái gió của miền cát trắng
nơi đây gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất của con người, mà chỉ có người
dân nơi đây mới thấu hiểu rõ nhất. Thế là 2 anh em đi ăn cơm trưa. Quân (đồng
chí đi công tác cùng) thấy vậy hỏi, có chuyện gì, tôi mới kể hết sự tình. Thực
ra lúc đó, tôi phơi ít quần áo bên ngoài, trong đó có mấy bộ quần áo sợ cô vào
lượm mất. Tôi nói với Quân như vậy. Thực sự tôi không hề có ý đó, nhưng thực sự
tôi nợ cô một lời xin lỗi. XIN LỖI.
Chuyện như chẳng có chi để nói khi chiều
2 anh em đang uống nước. Cô đi qua. Cô gồng gánh thành quả sau một buổi đi lượm
cực nhọc giữa cái nắng cái gió khắc nghiệt nơi đây. Hai bao tải chai, lọ hay bất
cứ thứ gì có thể lượm nhặt, bán ra tiền. Thấy vậy tôi mới hỏi cô bây giờ mới về
tới đây uh? Từ đoạn nhà nghỉ ra đây khoảng 3km mà từ lúc gặp cô ở nhà nghỉ tới
giờ cả 4 giờ đồng hồ. Cô để đồ. Tiến lại gần 2 anh em chìa tay xin tiền. Tôi hơi bất ngờ khi cô “lại” chìa tay xin tiền. Cho cô xin
mấy chục ăn trưa. Tôi vẫn quả quyết cháu không có tiền cho cô đâu. Tôi mời cô
uống chai nước tôi đang uống dở. Cô không uống. Nhất quyết không lấy dù tôi mời như thế nào. Tôi bảo,
cô uống hết nước lấy vỏ chai này. Thế cô mới cầm. Cô vẫn xin tiếp. Tôi nói,
trưa cháu cho cô rồi. Bây giờ cháu không còn tiền. Cô chủ quán nóng mắt. Mụ ở
đâu. Cô không trả lời. Trưa người ta cho rồi, giờ còn xin. Hết tiền thì bán vỏ
chai mà ăn. Cho nước uống rồi còn xin tiền. Thế là cô tự ái, trả chai nước mà
khi trước tôi mời mãi cô mới cầm. Cô làu bàu gì đó mà tôi nghe không rõ. Lại hành trình gồng gánh trên vai không biết điểm dừng khi nào. Lúc đó cô chủ quán hỏi, trưa cháu cho bao
nhiêu tiền. Khi đó trong ví cháu hết tiền nhỏ, nên còn 7 nghìn lẻ, cháu bảo cô
cầm tạm. Cô nói tiếp, không biết người ở đâu mà nói vậy rồi cứ cố mà xin. Lúc sau
Quân nói, mày không có việc gì ah. Toàn chuyện đâu đâu. Đúng. Thực sự mà nói,
mình kiếm toàn chuyện đâu đâu. Trưa đã vậy rồi. Không biết duyên phận chi. Nay
lại vậy. Làm cho tôi, Quân và cô chủ khó xử cũng chẳng hay ho gì, thậm chí làm cho cô lượm ve
chai mất mặt.
Cuộc đời là một chuỗi hành trình đầy
gian nan. Mỗi người mỗi cảnh huống. Ai chẳng mong muốn sức khỏe, giàu sang, hạnh
phúc và thành công đúng nghĩa. Ấy vậy. Cuộc sống muôn hình vạn trạng. Đâu phải
luôn màu hồng. Dường như cuộc sống này mọi thứ đều không như ý ta muốn. Bởi, từ
góc độ nhìn nhận, cảm nhận và cách sống của mỗi người không giống nhau. Nhu cầu,
mục đích sống và đích đến khác nhau. Do đó, ít nhiều tạo nên những suy nghĩ,
hành động mà ai đấy tự cho mình là đúng. Bởi mỗi chúng ta thường cho mình là “trung tâm” của mọi sự việc, mà quên đi
các yếu tố tác động bên ngoài, đặc biệt hơn chúng ta sống với những “ích kỷ” nhỏ nhoi hơn là nghĩ cho cộng đồng.
KHÓ XỬ...
Qua câu chuyện, tôi mới nhận thấy một
điều. Đâu hẳn có ý tốt (góc độ cá nhân) đã là tốt cho người khác. Nếu như, ngay
từ lúc ở nhà nghỉ tôi cho cô tiền luôn thì có lẽ không gặp cô lần thứ hai. Hoặc,
nếu như khi ngồi uống nước tôi không hỏi cô, giờ này mới về tới đây thì cô cũng
chẳng để ý mà dừng lại. Vào “lại”
chìa tay xin tiền chúng tôi. Khi đó tôi chẳng có ý gì cả. Nhưng đôi khi, tôi
cũng đắn đo việc gặp những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình muốn giúp cái
gì đó. Tuy chỉ là biếu ít tiền lẻ thôi. Chắc cũng chẳng ảnh hưởng gì đến kinh tế,
hay chi tiêu cá nhân. Nhưng tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời hợp lý nhất cho
câu hỏi “cho tiền như vậy có thực sự giúp
ích cho người ta”? Hay chỉ làm người ta hình thành và có suy nghĩ chìa tay
xin tiền người khác trong khi sức khỏe, tuổi tác vẫn có thể làm gì đó kiếm tiền.
Bởi thực tế có rất nhiều trường hợp “giả
mạo” nghèo khổ, đói rách, thậm chí tạo những tư thế bị què, cụt... để lấy
lòng thương hại, xin tiền người qua đường. Tuy cô không phải vậy. Hàng ngày cô
vẫn đi lượm ve chai bán lấy tiền. Nhưng tôi đã làm cô khó xử lần thứ hai. Tôi nợ
cô một lời xin lỗi thứ hai. Biết rằng, chắc chẳng bao giờ cô nghe được lời xin
lỗi từ tôi. Nhưng tôi vẫn phải nói lời xin lỗi. Xin lỗi cô.
Không biết lần sau gặp trường hợp như
vậy tôi nên xử lý như thế nào? Rất mong quý bạn đọc cho lời khuyên trong cảnh
huống này. Chân thành cảm ơn!
0 comments:
Post a Comment