H
|
ôm trước thực sự mình bất ngờ, cảm thấy
“choáng” khi biết tập san KH&CN địa phương có đăng bài (1), với nội dung
bài báo mà tôi gửi đăng trên tạp chí NN&PTNT. Sau 3 lần gửi 2 chuyên gia
(PGS) góp ý, chỉnh sửa; 2 lần bình duyệt bài báo và 1 lần tổng biên tập tạp chí
góp ý (thời gian khoảng 4 tháng), nay bài báo đã được đăng trên Tạp chí
NN&PTNT (2), hoặc bản scan đăng trên Web của Viện (3).
Quay lại câu chuyện, thực sự tôi không
muốn nhắc đến chuyện “xỏ nhầm giầy” mà bài ĐẠO VĂN tôi có nêu (4). Tuy nhiên, như một
lời khẳng định về tác giả chính và nhóm thực hiện bài báo (2) với bài báo đăng
trên đặc san KH&CN địa phương (1) là có hay không tình huống “xỏ nhầm giầy”? Xin được không nói thêm
gì nữa, coi đây là một trải nghiệm nho nhỏ và hiểu thêm về thực trạng “đạo văn”
mà giới nghiên cứu, cộng đồng đã bàn tới trong thời gian qua (5).
Qua đây, bản thân cũng nhận thấy rằng,
làm việc gì cũng cần “trung thực và liêm
chính”, đặc biệt trong môi trường nghiên cứu khoa học. Tuy rằng, bản thân
chưa làm được gì nhưng cũng từng nghĩ, luôn luôn suy nghĩ và cố gắng hành động
đúng chừng mực nhất có thể, bởi vì cuộc sống, công việc và sự nghiệp còn bị chi
phối bởi nhiều yếu tố tổng hòa xã hội, mà cá nhân đang sống trong môi trường đó
nếu không theo cái guồng máy đó thì sẽ bị bật ra bất cứ khi nào. Từ góc độ của
mỗi cá nhân, hiểu được, nhận thức được tính “trung thực và liêm chính” đến đâu
và áp dụng trong từng vấn đề, môi trường làm việc, cuộc sống và sự nghiệp như
thế nào khó có thể định lượng được. Tôi nghĩ rằng, cá nhân mỗi người hãy “trung
thực và liêm chính” với chính bản thân mình trước, làm việc gì không cảm thấy
hổ thẹn với “lương tâm”.
Xin được trích lại câu nói nổi tiếng
của Al Gore (5) “Nền tảng của nghiên cứu khoa học dựa vào tín nhiệm của quần
chúng và liêm chính trong hoạt động khoa học”. Hy vọng vào một bộ phận
không nhỏ trong cộng đồng nghiên cứu khoa học nói chung cần “trung thực và liêm
chính”, đặc biệt những ai đang chập chững bước vào con đường nghiên cứu khoa
học. Đừng để một chút “hư danh hão huyền” mà sau này áy náy, hổ thẹn với lương
tâm; để lại những “ô danh” cho thiên thu vạn đại cười chê.
Người viết tin bài không có ý gì và
cũng chưa nghĩ được huống chi là làm được gì. Khi đọc cuốn sách: Thép đã tôi
thế đấy! (6) có đoạn trích rất hay, muốn trích lại “cái quý nhất của con
người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót
xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ
vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất
cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời,
sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người ...”
(2) Lê Đức Thắng và cs (2015), Ảnh
hưởng của phân bón, chất giữ ẩm đến sinh trưởng cây Keo lá liềm (Acacia
crassicarpa A. Cunn ex Benth) ở chu kỳ 2 trên đất cát ven biển tại Hà
Tĩnh, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (23), kỳ 1,
tháng 12, 2015, tr 117-124.
(3) http://irrd.gov.vn/vi/tin-tuc-su-kien/478-anh-huong-cua-phan-bon-chat-giu-am-den-sinh-truong-cay-keo-la-liem-acacia-crassicarpa-a-cunn-ex-benth-o-chu-ky-2-tren-dat-cat-ven-bien-tai-ha-tinh
(4) http://thangducle.blogspot.com/2015/10/ao-van-aovan-homnay-that-bat-ngo-va-cam.html?view=magazine
(5)
http://vietsciences.free.fr/khaocuu/congtrinhkhoahoc/daovantronghoatdongkhoahoc.htm
(6) Nicolai Ostrovski (bản dịch ), Thép
đã tôi thế đấy, (quyển 1), Nxb Trẻ.
0 comments:
Post a Comment