T
|
hế trong CÂY CẢNH thể hiện các chi tiết về CẤU TRÚC ở mọi
phương diện, đa góc nhìn (trên dưới trái phải ngang dọc), trong đó MẶT TIỀN
luôn thể hiện nét chính, điểm NHẤN của một cây. Ví dụ, cây một thân, hai thân
hay đa thân; nếu hai thân, đa thân thì quan hệ to nhỏ, trên dưới, uốn lượn, cấu trúc bông tán, cân đối trên dưới hợp lý như thế nào; hai thân một gốc hay hai gốc, đa
thân một gốc hay hai gốc, đa gốc; cấu trúc bông tán, cành ngọn, trên dưới,
ngang dọc ra sao... (1).
Thổi hồn vào cây
“Muốn cho cây nói lên lời/ Thổi hồn vào cây cần người có tâm”.
Dù người chơi có mua, sắm được một cây hoàn chỉnh về THẾ, nhưng chưa biết cách
chăm sóc, cắt tỉa, dành nhiều công sức cho cây theo thời gian thì cây đó dễ bị
phá THẾ, vấn đề chỉ là thời gian. Người xưa chơi cây thường chú trọng đến 4 yếu
tố: nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp. Qua đó để biểu tượng cho TAM CƯƠNG
(quần thân, phu tử, phu phụ), NGŨ THƯỜNG (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), TAM TÒNG
(tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), TỨ ĐỨC (công, dung,
ngôn, hạnh) cho cuộc sống con người trong xã hội.
Không phải đơn giản mà ai cũng có thể hiểu và chơi được một cây
thế theo đúng nghĩa. Bởi phải có ĐAM MÊ, hiểu biết và thực sự có TÂM mới có thể
chơi được. Gây dựng một cây thế không phải dễ dàng, việc chăm sóc hoàn chỉnh
theo thời gian càng lắm công phu. Một thế cây cũng phải được hoàn chỉnh theo thời
gian, thậm chí cả đời người, đời này qua đời khác. Một cây thế hoàn mỹ phải hội
tụ đầy đủ ít nhất 4 yếu tố “CỔ - KỲ - MỸ - VĂN”. Con người cũng vậy, phấn đấu cả
đời mới hy vọng dần hoàn thiện bản thân. Qua mỗi đời người sẽ dần cải thiện về
tâm lực, trí lực và khí lực theo lẽ tự nhiên. Đó mới là gia đình có phúc, có lộc, mới vững bền, xã hội mới phát
triển, đất nước mới hưng thịnh.
Thế mới biết cái thú chơi tao nhã, tạo nên cách chơi của mỗi người cũng nhiều ý nghĩa và đầy chất nhân văn của người xưa. Xưa cụ Nguyễn Du có viết: “Khi chén rượu, khi cuộc cờ/ Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên” là vậy. Hay như, dưới ánh trăng sáng mờ như lụa bóng, trải chiếc chiếu nhỏ, bày “độc ẩm” và thêm ít “mễ tửu”, cùng vài người bạn tâm giao, tri kỷ, giãi bày chuyện nhà, chuyện đời... cùng ngắm hoa Quỳnh nở. Thật thi vị biết bao. Qua đó mới thấy được cái "thiên chân" của mỗi chúng ta. Đó mà một thú vui tao nhã mà ngày nay trong cuộc sống đô thị phồn hoa khó có được một chút cái cung bậc cảm xúc như vậy. "Ôi, hạnh phúc đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp..." một phần lẽ là vậy.
Thế cây là thế người
Cấu trúc hoàn chỉnh của một cây cảnh, tất cả do nghệ nhân
nuôi dựng, uốn nắn, cắt tỉa sửa tạo nên một hình tượng, hình mẫu nhất định. Theo thời
gian nghệ nhân, người chơi dành thời gian, công sức, trí tuệ, đặc biệt cái TÂM, thậm chí cả cái TẦM của mình để thổi hồn vào cây. Biểu tượng của một cây hoàn mỹ mà qua đó người chơi muốn diễn
tả, thổi hồn một chút chủ đề tư tưởng cụ thể về THIÊN LUÂN, THẾ GIÁO, ĐẠO
LÝ, CHÍ KHÍ, nỗi niềm của con người, xã hội, chế độ và thời đại vào cây, qua thế cây. Đó mới
là THẾ cây đúng nghĩa. Bất kỳ ai, ở đâu, độ tuổi nào, vị trí ra sao... khi dựng một cây, chơi
một cây THẾ theo đúng nghĩa thì THẾ cây nào đều phải tuân theo đúng khuôn mẫu,
chuẩn mực của thế cây ấy (ở mức tương đối). Ngược lại, nếu đúng mẫu cấu trúc của thế cây nào thì
ai cũng phải gọi đúng tên thế cây đó. Tuy nhiên, khuôn mẫu, cấu trúc của một thế
cây không phải luôn cứng nhắc. Bởi mỗi cây có một nét đặc trưng riêng, tạo nên
điểm NHẤN riêng, nét “độc nhất vô nhị” mà không có cây thứ hai, dù là cùng một loài cây, một THẾ cây.
THẾ - phụ tử tương tùy (con theo cha). Hình thành khi chế độ
phụ nệ đã ổn định vững chắc và người cha (một số) đã được học hiểu đạo trời, đạo
người. Là một tấm gương của mỗi gia đình. THẾ - huynh đệ tương cố (anh em hòa
thuận). Hình thành khi cố kết đồng thuận của một gia đình, là cơ sở vững vàng của
một xã hội hưng thịnh (1).
(huynh đệ tương cố)
“Thế mới biết, người xưa vẫn thường cho
tinh thần đi chơi ngoài cảnh vật. Trong cách chơi mà vẫn ngụ cái ý về thế giáo
thiên luân, vậy nên mượn cái cây, tảng đá mà ký thác cao hoài...” -
Phạm Đình Hổ.
THẾ độc trụ kình thiên (một cột trống trời). Cây có thân
tương đối thẳng. Cả đoạn thân dài phía gốc không có cành, không nhánh. Đoạn
trên ngọn nuôi nhiều chi, kín xung quanh tạo thành một vòm tròn như bầu trời.
Ngọn tạo thành hình cầu tượng trưng cho mặt trời ở giữa đỉnh đầu. Nhìn toàn cây
rõ thế đứng thẳng đội cả bầu trời và mặt trời lúc gay gắt nhất (chính ngọ). Với
chủ đề: phát huy nội lực, vận động tự thân, ý chí ngoan cường (1). Đó mới là anh hùng chính nghĩa xưa nay hiếm (ngày xưa thôi).
Qua thú chơi hoa cây cảnh, ở góc độ nào đó có thể nói, con
người cảm nhận được mối giao hòa, những cung bậc cảm xúc giữa thiên nhiên và con người
(thiên nhân hợp nhất), thể hiện triết lý con người qua những sáng tạo cảnh quan
thiên nhiên sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn, muốn hòa mình cùng thiên nhiên. Thật
thú vị, sau những giờ phút lao động cực nhọc vất vả, bao toan nghĩ cơm
áo gạo tiền trong cuộc sống bon chen, xô bồ nơi thị thành. Được tĩnh lặng bên
chén trà, ly rượu, cùng người bạn tri giao, tri kỷ ngắm nhìn cảnh sắc thiên
nhiên thơ mộng, diệu kỳ được thu nhỏ trong chậu cây cảnh mini đặt bên cửa sổ,
bàn nước, để thấy tâm hồn thanh thản, tĩnh lặng, an nhiên biết nhường nào.
Càng biết trân trọng, quý giá và sống có trách nhiệm hơn với gia đình, với đời, với xã hội, với thiên nhiên NẾU tự tay chăm sóc, vun trồng tưới tắm, cắt tỉa tạo tán cây qua ngày tháng. Hay săn sóc để cây trổ một bông hoa mới thấy giá trị thực của nó. Khi đó mới cảm nhận được giá trị cuộc sống, yêu người, yêu đời, yêu hoa lá cây cỏ... Thật khó dùng từ ngữ hoa mỹ nào phù hợp mà có thể diễn tả được những cung bậc cảm xúc thiên bồng khi đó. Đó là trải nghiệm, cảm nhận của mỗi người, không ai giống ai.
Càng biết trân trọng, quý giá và sống có trách nhiệm hơn với gia đình, với đời, với xã hội, với thiên nhiên NẾU tự tay chăm sóc, vun trồng tưới tắm, cắt tỉa tạo tán cây qua ngày tháng. Hay săn sóc để cây trổ một bông hoa mới thấy giá trị thực của nó. Khi đó mới cảm nhận được giá trị cuộc sống, yêu người, yêu đời, yêu hoa lá cây cỏ... Thật khó dùng từ ngữ hoa mỹ nào phù hợp mà có thể diễn tả được những cung bậc cảm xúc thiên bồng khi đó. Đó là trải nghiệm, cảm nhận của mỗi người, không ai giống ai.
Ngày xưa thú chơi tao nhã chỉ dành cho các bậc vương giả, được
truyền tụng qua câu ca: “Vua chơi lan, quan chơi trà”. Đó là nét đẹp, nếp văn
hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, ngày nay thú chơi hoa cây cảnh đã phổ
biến ở nhiều tầng lớp, đặc biệt những người yêu thiên nhiên, hướng tới cái đẹp,
hướng tới giá trị CHÂN - THIỆN - MỸ của cuộc đời.
0 comments:
Post a Comment