T
|
iếp theo trong chuỗi câu chuyện về
hoàn cảnh lão hạc là trường hợp “ông con giời” lâu lâu mới vác mặt về nhà cũng
là chuyện đắng lòng. Một dịp, ông con giời về nhà chơi mấy bữa. Thường thì về
vào những lúc nông nhàn, tức không phải vào chính vụ cấy, gặt. Rất hiếm khi ông
con giời về đúng thời điểm “đông vụ chí kỳ”. Về nhà chẳng làm gì phụ giúp bố.
Thực ra, cũng chẳng có gì, đến bữa chỉ cơm nước thôi. Tuy nhiên, thanh niên tối
đi chơi về khuya và ngủ ngày.
Về nhà nằm chềnh ềnh chẳng làm gì. Ngủ
cả sáng. Bố đi làm thuê, hơn 11 giờ trưa mới về. Ở nhà mới cắm được nồi cơm.
Nhìn thấy bố về, không mua thức ăn. Ông con giời nói (quát):
-
Ông
không mua gì về ăn ư?
-
Bố
đi làm về, mệt, bực nhưng cũng cố nén lại trong lòng. Ở nhà có trứng, rán lên ăn.
Ra ngoài vườn tuốt ít rau ngót vào nấu canh. - Bố nói (giọng buồn).
-
Trứng
không nuốt được. Rau ngót ăn mãi đắng miệng. - Ông con giời, hằn giọng nói to.
Bố không nói gì thêm. Đạp lóc cóc cái
xe đạp cũ, mà ở quê gọi “cà tàng” đi ra ngoài dốc làng, cách nhà gần 1km, mua
thức ăn. Mua giò về. Về nhà ông con giời vẫn nằm chềnh ềnh trên giường lướt
web, chát facebook... Bố lại đi làm cua nấu canh. Cua bố đi chao hôm trước. Làm
canh cho ông con giời ăn. Thế mới yên. Mới vừa lòng con.
Thực ra mà nói, ông bố “nhu nhược”,
đó là nhận xét của nhiều người xung quanh, ngay cả em gái bác, tức cô ruột ông
con giời đều nói vậy. Ai đời. Tuổi đã lục tuần, sức khỏe yếu dần, thi thoảng vẫn
phải đi làm thuê. Đi làm về mệt. Thường một mình thì thế nào cũng xong. Thậm
chí ăn cơm nguội, đúc thêm quả trứng vịt và quả mướp luộc cũng xong. Thế mà dạo
đó ông con giời về nhà chơi mấy bữa, bố đi làm về, ở nhà có cơm nước cũng không
nấu. Không có thức ăn thì kêu không ăn, không nuốt được. Phải gia đình nhà khác
thì cho cái “gậy”. Con với chả cái.
Đâu có phải mỗi chuyện như vậy mà mọi
người kết luận bác “quá nhu nhược”. Bởi tính cách hiền lành, chân chất của bác
như vậy. Chẳng muốn to chuyện làm gì. Âu cũng vì gia đình, con cái. Ấy vậy. Con
cái đâu có hiểu cho bố. Chơi bời, phá phách, là gánh nặng thêm cho bố mẹ, gia
đình.
Chuyện đã vậy. Bố đi làm về. Lại vào
bếp cơm nước. Con nằm ngủ cả sáng, trưa cũng không nấu giúp bố bữa cơm. Ngồi lướt
web, thi thoảng có thông tin về vụ tai nạn xe hơi, hay vụ đâm chém, giết nhau ở
đâu đó. Ông con giời lại “khoe” với bố. Bố lại chạy vào nghe cụ thể. Lại cười “phớ
lớ”. Thật chẳng ra làm sao. Mọi người nhận xét bác “quá nhu nhược” không hẳn là
không có cơ sở.
Đó là những thông tin mà tôi có được
sau khi hỏi người hàng xóm nhà bác có chứng kiến tình huống đó. Người hàng xóm
vừa kể vừa bực. Bực thay cho bác.
-
Phải
tay ông. Ông cho cái “gậy”. Con với chả cái. Mang cho 2 bát. Một bát đất. Một
bát cứt. Cho chọn bát nào. Chọn bát “đất” tao nuôi. Bát “cứt” tao chôn sống. -
Người hàng xóm kể với giọng bực tức thay cho bác.
Thật khổ cho bác. Làm quá thì chẳng
hay ho gì. Chuyện gia đình. Mà hiền lành, nhu nhược quá thì ông con giời càng
được đà lấn lướt. Nhiều khi bác chỉ vò đầu bứt tai kêu khổ, kêu nhục vì con vì
cái. Nhưng con đâu có nghĩ cho bố mà bớt làm bố bực, tức. Đâu vẫn hoàn đó. Những
gì bố nói, bố tâm sự. Tai bố lại nghe. Chẳng đọng lại trong đầu con được từ gì.
Tình tiết trên đây kể về câu chuyện
ông con giời lâu lâu mới về quê nhưng lại là gánh nặng thêm cho nỗi khổ, bực dọc
của bố. Đó là một khía cạnh nhỏ trong chuỗi câu chuyện của lão hạc. Quý bạn đọc
theo dõi tiếp ở kỳ tiếp theo để biết thêm những thông tin thú vị, đôi khi có phần
ly kỳ về hoàn cảnh và cuộc đời “lão hạc thế kỷ 21”.
0 comments:
Post a Comment