F
|
ormosa Hà Tĩnh được coi là một thảm họa
môi trường nghiêm trọng đến tài nguyên, nguồn lợi thủy hải sản, môi trường sinh
thái, đặc biệt sinh kế người dân ven biển các tỉnh miền Trung, trong đó người
dân ven biển 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ảnh hưởng
nặng nề, nghiêm trọng từ chất thải đổ ra biển từ formosa Hà Tĩnh.
Ở bài trước, tôi có dùng thuật ngữ “hiệu ứng dimono formosa Hà Tĩnh” để nói
lên những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài mà formosa gây ra, từ môi trường sinh
thái biển bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy hải sản, đa dạng sinh học bị suy giảm... đến
sinh kế người dân có cuộc sống phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp đến nguồn lợi từ
biển đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mới đây (22/8), Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng
đoàn đại biểu liên ngành, cùng các nhà khoa học họp hội nghị “công bố kết quả
hiện trạng môi trường biển” tại Quảng Trị sau thảm họa formosa Hà Tĩnh. Theo hội
đồng khoa học, nước biển miền Trung đã “đạt chuẩn” cho hoạt động bơi lội, nuôi
trồng thủy sản, riêng cá biển đã an toàn hay chưa thì “cần chờ thêm nghiên cứu
từ Bộ Y tế” [1]. Trước đó, formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi và bồi thường 500 triệu
USD do đã gây ra sự cố hủy hoại môi trường vào tháng 4/2016 tại 04 tỉnh ven biển
miền Trung, làm cá chết bất thường, ảnh hưởng tới an ninh, môi trường, xã hội
[2]. Còn Bộ Y tế [3] chưa có kết luận cuối cùng về các mẫu hải sản, nước ăn,
rau... ở vùng biển bị ảnh hưởng và lân cận có ở mức an toàn hay không? Kết quả
còn nhiều “bất nhất”, đặc biệt chưa có kết luận việc “thủy hải sản đã ăn được
hay chưa”?. Đó là những gì mà Bộ TN&MT, Bộ Y tế đưa ra sau một thời gian
dài lấy mẫu, kiểm tra, đánh giá những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài do formosa
gây ra.
Cừa Lò - Nghệ An
Điều quan trọng, chưa có những đánh
giá, báo cáo những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài do formosa gây ra đối với nguồn
tài nguyên biển, nguồn lợi từ biển, nguồn đa dạng sinh học, đặc biệt ảnh hưởng
tới sinh kế người dân ven biển. Trong khi đó, có đi về các địa phương bị ảnh hưởng
bởi thảm họa formosa mới biết người dân cơ cực như thế nào? Tôi có dịp đi 3 tỉnh
ven biển có ảnh hưởng bởi thảm họa formosa để thấy thực tế nó không đơn giản
như ông nọ, bà kia nói. Đến Cửa Lò (Nghệ An) hỏi người dân kinh doanh nghỉ mát
mới biết những thổn thất nặng nề như thế nào, có tháng hầu như thất thu, đặc biệt
vào tháng 5 thì hầu như rất ít người dân địa phương, khách thập phương qua tắm
biển, ăn hải sản. Tháng 6, 7, 8 thì chỉ có rất ít người dân địa phương đưa ra
đình tới nghỉ cuối tuần, tắm biển và ăn hải sản. Đó là những người kinh doanh
du lịch, nghỉ dưỡng. Còn những ngư dân hàng ngày đánh bắt (gần bờ, xa bờ) đều ảnh
hưởng tới nguồn sống, nguồn thu nhập chính. Bởi sản lượng thủy hải sản đánh bắt
đều giảm so với trước, quan trọng hơn, nguồn lợi sau những ngày vất vả trên biển
về đất liền rất khó bán, có chăng bán với giá “rẻ như bèo”, kiểu vừa bán vừa
cho. Thu không bù chi.
Bãi biển Cửa Lò (sáng 22.8.2016) sau thảm hoa môi trường formosa Hà Tĩnh
Hà Tĩnh
Vào Nghi Xuân, như ở bài trước tôi có
đề cập. Mặc dù không ảnh hưởng bởi nước ô nhiễm đến nuôi trồng thủy sản, nhưng ảnh
hưởng đó làm giá cua (của biển nuôi dưới tán rừng ngập mặn) rớt giá thê thảm
(dưới 50% so với trước đó), nên nuôi không có lời. Còn những nguồn lời từ đánh
bắt tự nhiên, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi tâm lý người dân khi cá chết hàng
loạt do những chất độc mà formosa xả thải vào hồi tháng 4.
Ở Cẩm Dương cũng không phải ngoại lệ,
khi các cửa hàng kinh doanh hàng quán ven biển, đặc biệt là khu nghỉ mát Thiên
Cầm, khách khứa địa phương và thập phương đều giảm đáng kể.
-
Tôi
có hỏi một cửa hàng mà trước đó hàng ngày vào mùa nghỉ mát khá đông khách.
-
Trước
đó, có ngày hàng chục chiếc xe ô tô đầu hai bên đường vào ăn hải sản. Nhưng từ
khi formosa xả thải đến giờ cả ngày không có một chiếc xe ô tô nào đến ăn hải sản
luôn. Có chăng chỉ có một vài khách khứa quen ngay đây thi thoảng vẫn ra nhậu
nhẹt, gọi mấy con cua, ghẹ, mực... - Cô nói.
Thực sự, đó là một tổn thất không chỉ
cho những người kinh doanh dịch vụ mà quan trọng hơn những ngư dân hàng ngày
bám biển rất khó để đảm bảo cuộc sống thường nhật, làm đảo lộn cuộc sống do khó
bán thủy hải sản đánh bắt. Vào đây tôi biết thêm thông tin về chất thải formosa
chôn lấp “chộm” tại bãi rác Thiên Cầm. Nghe chú Chủ tịch hội Nông dân Cẩm Dương
nói, mỗi xe chở chất thải ra đây chôn lấp được trả 2 triệu đồng từ formosa. Đó
chỉ là một trong số ít những bao chất thải rắn nguy hại tới môi trường đất, nước...
mà formosa Hà Tĩnh gây ra trong thời gian qua.
Ngư dân sau một chuyến đi biển tại Cẩm Dương, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
Lệ Thủy - Quảng Bình
Tại bãi biển Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy,
Quảng Bình) mà bữa trước tôi có đề cập, kết quả cũng chẳng khả quan hơn là bao. Từ đợt
formosa Hà Tĩnh xả thải, gây ô nhiễm môi trường biển, cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh
miền Trung, người dân ít tắm, thủy hải sản đắt bắt (gần bờ, xa bờ) cũng rất khó
bán, có bán được cũng chẳng được là bao. Vừa bán vừa cho. Đó là thực trạng những
hộ dân kinh doanh nhỏ tại bãi biển Ngư Thủy Bắc, mới biết hậu quả mà formosa xả
thải nghiêm trọng như thế nào, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế người
dân ven biển có cuộc sống phụ thuộc vào nguồn thủy hải sản ven bờ.
Quang cảnh tại bãi biển Ngư Thủy Bắc sau thảm họa formosa Hà Tĩnh
Cửa Việt - Quảng Trị
Tôi cũng có dịp vào cửa Việt, nơi mà
đoàn đại biểu liên ngành cấp cao sau khi công bố kết quả hiện trường môi trường
biển tại Quảng Trị (22/8) có xuống tắm và ăn hải sản. Khi đó 2 anh em cũng có
ra biển Cửa Việt nhưng trời đã nhá nhem tối nên cũng chẳng xuống tắm được. Nhưng
cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất, đặc biệt liên quan đến đánh bắt thủy hải sản
cũng như kinh doanh cũng chẳng khấm khá cho mấy. Người dân thất thu mọi mặt, từ
đánh bắt thủy hải sản đến kinh doanh dịch vụ thủy hải sản, tắm biển...
Người dân đang mỏi mòn “chờ”, “đợi”
câu trả lời cho câu hỏi “thủy hải sản tại 4 tỉnh ven biển miền Trung đã ăn được
hay chưa?” từ các bộ ngành có liên quan. Bởi sinh kế người dân ven biển chịu ảnh
hưởng nặng nề từ thảm họa môi trường đó, mà chưa biết đến bao giờ, đến khi nào
cuộc sống, sinh kế có thể ổn định lại. Hậu quả đó còn kéo dài, dai dẳng hàng chục
năm mới phần nào nguôi ngoai được những mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần.
Không thể phát triển kinh tế bằng mọi
cách. Bằng hủy hoại tài nguyên biển, tài nguyên đa dạng sinh học. Nếu cần thiết
có thể đóng cửa vĩnh viễn formosa Hà Tĩnh. Bởi môi trường nước, đất, không khí,
môi trường biển ô nhiễm... thì môi trường đã chết. Cá chết, biển chết, môi trường
chết thì đất nước sao có thể hưng thịnh đời đời.
===================================================================
[1] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-truong-tran-hong-ha-tam-bien-duoi-mua-3456602.html
[2] http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/313134/formosa-lam-ca-chet-boi-thuong-500-trieu-usd.html
[3] http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160823/bat-nhat-ket-qua-kiem-tra-hai-san-mien-trung/1159822.html
0 comments:
Post a Comment