August 29, 2016

S
au khi hai anh em di chuyển từ Mộc Châu lên Mường La qua 2 nhịp xe. Xe ngược từ Hà Nội lên TP Sơn La và từ TP Sơn La lên Mường La (hơn 30 km). Lên tới thị trấn Ít Ong, huyện Mường La hai anh em tìm điểm nghỉ ngơi. Xong xuôi, hai anh em rủ nhau đi tắm suối nước nóng ngay cạnh thị trấn với khoảng thời gian chưa đầy 10 phút cuốc bộ. Đi bộ một đoạn, thấy nhiều em học sinh đi cùng chiều (đi trước), hai anh em nghĩ chắc bọn nhóc này cũng xuống suối tắm, nên đi theo xem sao. Đi theo những em phía trước thì không kịp, trừ phi đi nhanh hơn theo kiểu chạy. Không theo kịp, nên phải đi chậm lại chờ em đi phía sau. Nhưng em cũng đi chậm lại, lại còn tạt ngang vào hàng xóm để trêu đùa gì đó với bạn cùng lứa. Hai anh em đành đi tiếp, đi thêm đoạn dài chẳng thấy gì nên đành phải quay lại. Quay về thì gặp cu cậu lúc trước định chờ để hỏi, nhưng vừa hỏi xong thì chưa nhận được câu trả lời thì em chạy ù vào nhà. Thế là xong.



Một góc thị trấn Ít Ong chập tối (29.8.2016)
Hai anh em cuốc bộ quay ngược trở lại mấy nhà kinh doanh dịch vụ tắm nước nóng thiên nhiên. Thực ra, trên đường đi xuống có nhìn thấy cả nhưng nghĩ thử đi xem có đoạn suối nước nóng nào lộ thiên hay không. Vào một nhà kinh doanh dịch vụ, vào đúng thời điểm thưa khách tắm. Ban đầu vào, nhìn thấy cả dãy phòng, mỗi phòng chưa đầy 10 m2, cửa gỗ sơn xanh, mái lợp fibro xi măng đơn giản, trong đó có một phòng lại còn nhốt một chú dê, phân ỉa vãi tung téo trên nền nhà. Chú dê đang ăn lá cây một cách ngon lành mà chủ nhà cho ăn.


Một góc phòng tắm nóng lạnh từ nguồn nước tự nhiên
Hai anh em bảo vào tắm. Chủ nhà dẫn sang dãy nhà phía sau, tôi quan sát cũng có 2 phòng có khách đang tắm trong đó. Hai anh em hỏi giá cả mỗi người bao nhiêu? Chủ nhà bảo mỗi người 20k? Chúng tôi hỏi, tắm trong bao lâu?
-       Tắm bao lâu tùy thích?
-       Hai anh em mỗi người một phòng hay hai người một phòng? - Tôi hỏi anh đi cùng.
-       Hai người một phòng để kì cọ cho nhau, tâm sự chứ? - Anh nói.
-       Anh vào đặt miếng cao su lên miệng lỗ (lỗ thoát) và xả nước. Vòi to nước nóng, vòi nhỏ nước lạnh, tùy chỉnh. - Chủ nhà không quên dặn dò trước khi để hai anh em thoải mái.
Sau đó hai anh em xả nước thoải mái vũng vầy trong bể tắm, bể tăm rộng chừng 3 m2. Mỗi người một đầu của bể tắm, nói là bể tắm thôi, thực chất là xây gạch và lát đá hoa, cũng khá sạch sẽ. Được một lúc, anh đi cùng bảo không thoải mái nếu duỗi chân, duỗi tay. Thế là mỗi người một phòng tắm. Giá cả vẫn vậy, tăm bao lâu thì tắm, xả nước bao nhiều lần thì xả. Bởi nguồn nước vô tận (theo người dân nghĩ). Thực ra, nếu không đảm bảo về nguồn sinh thủy thì khó mà có nguồn nước vô tận được, đặc biệt đảm bảo lớp thảm thực vật phủ (rừng) phía đầu nguồn. Thực trạng người dân địa phương canh tác cây ngô, cây sắn nên thường xuyên phải mở rộng diện tích, đặc biệt ngày càng tiến lên phía đỉnh đồi, đỉnh núi, chặt phá cây rừng phía trên để tăng diện tích đất canh tác nương rẫy. Bởi, với phong tục tập quán canh tác nương rẫy của người dân, tức là trồng cây ngắn ngày, trồng 1 vụ sau đó bỏ không, khi không có lớp phủ thực vật, khi mưa xuống sẽ xói mòn, rửa trôi lớp đất mặt màu mỡ. Để lớp đá mẹ phía sâu trong lòng đất phong hóa tạo một lớp đất dày chừng 1cm mất hằng trăm năm, trong khi đó chỉ sau một trận mưa đủ lớn sẽ làm lớp đất mặt dày nhiều cm bị mất đi (xói mòn, rửa trôi). Như vậy, sau vài năm canh tác, đất ngày càng suy thoái, kéo theo năng suất cây trồng giảm, không đảm bảo năng suất, thậm chí có thể thất thu. Diện tích canh tác đó bỏ hóa và để tự nhiên sau nhiều năm mới có thể canh tác trở lại được.


Rừng bị tàn phá thay vào đó là cây ngô - đầu nguồn nước, trong đó có suối nước nóng tại TT Ít Ong

Lan man quá. Quay lại câu chuyện tắm nước nóng tự nhiên. Sau khi mỗi người một phòng để thoải mái vùng vẫy. Cảm nhận của tôi, khi tắm nước nóng, rất thoải mái. Tuy nhiên, mình tắm nước nóng không quen, đặc biệt trầm mình xuống bể nước nóng, khoảng trên 300C gì đó. Bởi, mình thường quen tắm nước lạnh, ngay cả mùa đông giá buốt đến. Trầm mình khoảng 20 phút, khi đó mồ hôi trên mặt, đầu toát mồ hôi nhễ nhại, mà chưa khi nào mình thấy thoát mô hôi như vậy, ngay cả khi đá bóng với thời tiết nóng lực. Sau đó mình thấy không ổn lắm, bởi mồ hôi ra nhiều, cảm thấy mất nước và hơi choáng, mệt. Nên tháo nước, ra ngoài cho thoáng. Sau đó cảm thấy oải dần, nên không tắm nữa, thay đồ, ra ngoài. Khi đó mình không tỉnh táo, bởi bể tắm có vòi nước mát, giá mà tháo nước nóng, thay vào đó nước mát thì không đến nỗi nào.

Sau khi ra khỏi phòng tắm, mặc quần áo. Ra ngoài. Đến chỗ chủ nhà.
-       Anh tắm cảm thấy thế nào, thoải mái chứ anh? - Chủ nhà hỏi.
-       Mồ hôi ra nhiều qua, cảm thấy hơi choáng, mệt nên vội ra ngoài ngay. - Tôi nói
-       Tắm nóng phải ra mồ hôi mới cảm thấy thoải mái. - Chủ nhà nói tiếp.
-       Nhưng, cơ thể cảm thấy ra nhiều mô hôi quá, sợ mất nước, mệt, ốm. Nên phải ra sớm. - Tôi nói tiếp.
-       Mồ hôi trên mặt, trên đầu vẫn ra nhễ nhại. Chủ quán đưa khăn khô lau cho đỡ mồ hơi. Sợ tôi ra mồ hôi nhiều, ướt áo.

Sau khi lau mồ hôi xong, uống cốc nước mát mới cảm thấy bình thường trở lại. Chủ nhà nói, sau khi tắm xong, trông da mặt, người hồng hào là tốt rồi.
-       Tôi bắt chuyện, mạch nước nóng bắt nguồn từ đâu?
-       Nhà tắm xây dựng ngay trên mạch nước nóng, cách mặt đất khoảng 3 m. - Chủ nhà nói.
-       Thời điểm nào trong năm, khách du lịch, khách địa phương vào tắm đông. - Tôi hỏi.
-       Vào mùa đông, khách vào tắm chật cả 3 dãy này luôn. Còn thời điểm này, mỗi ngày cũng có 3 - 4 khách địa phương vào tắm. - Chủ nhà trả lời.
Ngồi một lúc, tôi bảo vào xem anh đi cùng thế nào. Vào, gọi vọng từ ngoài, anh thế nào rồi. Em không chịu được nên ra ngoài khoảng 15 phút rồi. Anh ok, không vấn đề gì. Sau khi anh ra, mới tậm sự, sau khi tắm nóng xong, phải xả vòi lạnh để lấy lại cân bằng. Anh nói, đấy kinh nghiệm và hơn tuổi, trải nghiệm hơn là vậy. Đúng là “khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già”. Thực ra, mình tuổi ít hơn anh cả chục tuổi, mà sức khỏe không đảm bảo, đặc biệt không chịu được thời gian lâu khi tắm nước nóng. Anh vẫn tắm bình thường, có thể trầm mình lâu hơn nữa. Đó là kinh nghiệm của anh, khi tắm nóng lạnh.


Sau khi tắm xong, hai anh em thanh toán. Ra về. Cụm từ “thanh toán” dùng sau khi ăn uống, hay mua gì ở miền Bắc thì không sao. Chứ dùng miền trong, đặc biệt trong Nam là cả vấn đề không nhỏ. Bởi, thanh toán phía trong là đánh lộn, đâm chém nhau. Thanh toán nhau. Đó là một điều thú vị khi có dịp học tập với mấy anh trong Đồng Tháp, Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ tâm sự.

August 28, 2016

N
ếu bạn có dịp lên các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt ở Mộc Châu, Sơn La nhân dịp 2/9 hàng năm, không khỏi bắt gặp những cửa hàng kinh doanh lâu năm hay mở tạm thời, treo biển “Thắng cố ngựa cao nguyên Mộc Châu”, “Đặc sản Thắng cố xứ sương mờ”... Hai anh em sau khi làm việc xong ở xã Đông Sang, dạo quanh một vòng, di chuyển đến “rừng thông Bản Áng” một trong những địa điểm du lịch cộng đồng không thể bỏ qua nếu ghé qua Mộc Châu.

Thắng cố ngựa - Cao nguyên Mộc Châu
Chạy vòng quanh hồ rừng thông, như tên gọi của nó, rừng thông thuần loài với độ tuổi trên 40 tuổi, với đường kính ngang ngực trên 40 cm, nhiều cây thông thẳng tắp, tùy từng điểm, góc nhìn nhiều điểm có thể dùng “tuyệt vời” để nói đến điểm đặc trưng nơi đây. Rừng thông, hồ quanh rừng thông đó là “điểm nhấn” nơi đây. Sau khi chụp một vài bức ảnh làm kỷ niệm, hai anh em tìm một quán (nhà hàng) nán lại, thử món “thắng cố đặc sản” của người vùng cao. Thực ra, món này tôi có dùng thử cách đây khoảng 5 năm sau khi mới ra trường, đi công tác trên Sơn La. Tuy nhiên, khi đó mình chưa thực sự cảm nhận những gì khi ăn món thắng cố. Thế nên, hôm nay nhân dịp ghé qua đây, lên nhà hàng Nam Dương, nằm trọn trên một ngọn đồi tương đối cao, có thể bao quát được toàn cảnh nơi đây. Mục đích chính là thưởng thức, cảm nhận lại món thắng cố xem có những gì đặc biệt và ngắm cảnh nơi đây.
Một góc rừng thông bản Áng

Hai anh em lên tới nơi, chỉ có một đôi tầm trung tuổi đang ngồi tình tứ, tạo hình, chụp ảnh... Hai anh em ngồi uống nước chè bên ngoài, một nhân viên nhà hàng tiến tới hỏi hai anh dùng gì hay chỉ lên ngắm cảnh. Bởi khi đó tôi đi loanh quanh chụp một vài bức hình.
-       Lên đây vừa ngắm cảnh vừa ngắm người. - Anh đi cùng nói.
-       Anh hỏi tiếp, thắng cố đã nấu chưa?
-       Nấu từ hôm qua rồi. - Cô bé nhân viên trả lời.
-       Thế thì thắng cố ôi à. - Anh nói tiếp.
Thế là cô bé nhân viên tưởng hai anh em trêu đùa, chỉ lên ngắm cảnh, nên chẳng nói thêm gì nữa, đi thẳng vào bếp. Khi đó mình thấy, nhà hàng này sáng tạo ở chỗ, tận dụng cái lốp ô tô hỏng để tạo con “vịt” hay thùng đựng rác thật bắt mắt và thú vị. Đó có thể coi là điểm nhấn nho nhỏ trong vấn đề vệ sinh trong không gian du lịch cộng đồng nơi đây.


Hình con vịt làm từ chiếc lốp xe bỏ đi, tạo điểm nhấn cạnh đường đi

Sau khi chụp xong, hai anh em vào nhà. Nhà với mặt sàn toàn bằng tre, khung bằng tôn hộp, và mái bằng cọ. Bàn tre và ghế bệt bằng đệm. Hai anh em kê bàn, ngồi rất tự nhiên. Ngồi 5 phút, 15 phút cũng chẳng thấy nhân viên nào ra hỏi, hai anh em dùng gì không? Khi đó hai anh em cũng đang bận chút việc, hoàn thiện phiếu điều tra vừa phỏng vấn mấy hộ trồng bơ tại xã Đông Sang. Cứ thế, ngồi đến 30 phút vẫn vậy. Trong khi nhân viên bê nồi, bếp tấp nập xuống nhà hàng bên dưới. Chủ yếu mọi người ngồi bên dưới, không hiểu lý do gì. Anh đi cùng thấy vậy, nghĩ chắc nhân viên tưởng mình đùa, chỉ lên đây uống nước, ngắm cảnh nên không hỏi lại anh em có dùng gì không? Anh đi xuống bếp hỏi và phải đặt món thì mới có cái ăn. Thật thú vị. Thực ra, nhân viên khi đó đang lúc bận rộn nên cũng có thể quên. May anh đi cùng nhanh trí xuống bếp gọi lại, chứ cứ ngồi chờ, đợi không biết đến bao giờ mới có món ăn.
 
Trong lúc ngồi hoàn thiện mẫu phiếu điều tra, thấy có đoàn mặc áo kiểm lâm viên (màu xanh nõn chuối) và áo màu xanh đậm (blue), không biết có vấn đề gì. Kêu chủ quán lên nói chuyện một hồi, rồi đặt mâm vào nhà sàn kín (riêng, đóng cửa kín) không chung đụng với ai. Sau một hồi thì món thắng cố cũng được bê lên, nhân viên bắc bếp, bưng nồi, đĩa rau, đĩa dưa chuột chẻ tư và mấy gói mì tôm (hảo hảo). Đồ đã bưng lên, tôi bảo, món này mà không có chút hơi men thì phí. Gọi chai rượu ngô nhỏ, dung tích khoảng nửa lít. Chén rượu mắt trâu. Hai anh em làm chén đầu tiên thấy nóng cổ và bắt đầu thưởng thức những hương vị đặc trưng của món thắng cố nơi đây.

Trước khi ăn, tôi có nói với anh đi cùng, anh ăn rồi cảm nhận hương vị của món thắng cố xem có những cảm nhận gì khác so với em. Ban đầu, tôi nhận thấy món thắng cố không khác gì một nồi lẩu thập cẩm. Thập cẩm ở đây là có đầy đủ những thứ của con “ngựa”, đặc biệt các bộ phận “lục phủ ngũ tạng”. Anh ngồi cùng có nói, mùi đặc trưng của con ngựa (mùi hôi) chẳng thấy đâu, hay anh ngồi đầu gió nên không ngửi thấy. Tôi ngồi phía sau, bởi hơi nghi ngút từ nồi thắng cố bốc lên bay phả về phía tôi ngồi. Thực ra, tôi cố gắng lắm mới ngửi thấy một chút mùi đặc trưng đó. Cho rau (muống, cải thảo, xu xu) vào nồi, ăn chẳng khác gì ăn lẩu bình thường. Duy chỉ có món dưa chuột chẻ tư quả, với món chấm đặc trưng của người vùng cao. Muối bột canh, ớt, tỏi, chanh, đặc biệt là loại hạt sẻn hay mắc khén gì đó. Chấm, ăn thấy sự khác biệt thực sự so với chấm bột canh, ớt, tỏi, chanh dưới xuôi.

Ngồi thưởng thức chưa được bao lâu thì câu chuyện chuyển hướng sang các chủ đề khác, chuyện trên trời dưới đất, hai anh em nói thẳng nói thật ra hết. Khi đó có chút hơi men vào, cuộc chuyện càng thêm sôi nổi mà quên đi mất là lên đây với mục đích “thưởng thức món thắng cố đặc sản”. Chuyện trao đổi rôm rả cho đến lúc sắp kết thúc (ăn gần hết), khi đó bóc gói mì thả vào mới thôi. Thế là bữa thưởng thức thực sự món thắng cố chẳng thể trọn vẹn khi những câu chuyện ngoài chủ đề đưa ra trao đổi, bởi đó, đôi lúc là sự không thoải mái, bức xúc trong cuộc sống thường nhật. Khi tâm lý chẳng vui vẻ thì uống rượu, thưởng thức món ngon chẳng mấy còn có ý nghĩa. Phí.

Mùi đặc trưng của món thắng cố

Sau khi dùng xong, tôi xuống thanh toán. Chủ quán tươi cười hỏi:
-       Các anh dùng bữa thấy thế nào ạ?
-       Ngon. Tuy nhiên, thiếu cái gì đó đặc trưng của thắng cố. - Tôi nói.
-       Mùi thối. - Chủ quán nói luôn.
-       Nói mùi thối thì ai ăn nữa. - Tôi đáp.
-       Thì cứ nói vậy cho dễ hiểu. Thực ra, chắc em làm sạch quá nên mất đi những mùi đặc trưng đó. - Chủ quán giải thích.
Theo chủ quán, mùi đặc trưng đó là “mùi thối”. Ôi chao. Thực ra, trước đó mình cũng có thưởng thức món thắng cố một lần, nhưng khi đó ở trong tâm thế có thể không thoải mái nên chẳng cảm nhận được gì nhiều. Mùi đặc trưng mà mình thấy trước đó là mùi của con ngựa, chứ đâu phải mùi thối. Hiểu như cô chủ quán đó là làm sạch quá, chẳng khác nào bộ phận ruột, lòng vẫn còn “cứt” ư?

Thanh toán xong, hai chúng tôi ra về. Chủ quán cảm ơn và không quên mời hai anh em có dịp ghé qua nhà hàng. Một bữa nhâm nhi chén rượu ngô với món thắng cố trên đỉnh rừng thông bản Áng (Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La) chẳng để lại nhiều cảm xúc thực sự, mà hòa quyện với nó là những tâm sự buồn, mà mấy ai có thể mất thời gian để lắng nghe, trao đổi những chuyện “lãng xẹt” không đâu của mình. Tuy nhiên, ít nhiều đó cũng là một lần trải nghiệm và thưởng thức món thắng cố nơi đây. 

August 26, 2016

T
iếp theo trong chuỗi câu chuyện về hoàn cảnh lão hạc là trường hợp “ông con giời” lâu lâu mới vác mặt về nhà cũng là chuyện đắng lòng. Một dịp, ông con giời về nhà chơi mấy bữa. Thường thì về vào những lúc nông nhàn, tức không phải vào chính vụ cấy, gặt. Rất hiếm khi ông con giời về đúng thời điểm “đông vụ chí kỳ”. Về nhà chẳng làm gì phụ giúp bố. Thực ra, cũng chẳng có gì, đến bữa chỉ cơm nước thôi. Tuy nhiên, thanh niên tối đi chơi về khuya và ngủ ngày.

Về nhà nằm chềnh ềnh chẳng làm gì. Ngủ cả sáng. Bố đi làm thuê, hơn 11 giờ trưa mới về. Ở nhà mới cắm được nồi cơm. Nhìn thấy bố về, không mua thức ăn. Ông con giời nói (quát):
-       Ông không mua gì về ăn ư?
-       Bố đi làm về, mệt, bực nhưng cũng cố nén lại trong lòng. Ở nhà có trứng, rán lên ăn. Ra ngoài vườn tuốt ít rau ngót vào nấu canh. - Bố nói (giọng buồn).
-       Trứng không nuốt được. Rau ngót ăn mãi đắng miệng. - Ông con giời, hằn giọng nói to.
Bố không nói gì thêm. Đạp lóc cóc cái xe đạp cũ, mà ở quê gọi “cà tàng” đi ra ngoài dốc làng, cách nhà gần 1km, mua thức ăn. Mua giò về. Về nhà ông con giời vẫn nằm chềnh ềnh trên giường lướt web, chát facebook... Bố lại đi làm cua nấu canh. Cua bố đi chao hôm trước. Làm canh cho ông con giời ăn. Thế mới yên. Mới vừa lòng con.

Thực ra mà nói, ông bố “nhu nhược”, đó là nhận xét của nhiều người xung quanh, ngay cả em gái bác, tức cô ruột ông con giời đều nói vậy. Ai đời. Tuổi đã lục tuần, sức khỏe yếu dần, thi thoảng vẫn phải đi làm thuê. Đi làm về mệt. Thường một mình thì thế nào cũng xong. Thậm chí ăn cơm nguội, đúc thêm quả trứng vịt và quả mướp luộc cũng xong. Thế mà dạo đó ông con giời về nhà chơi mấy bữa, bố đi làm về, ở nhà có cơm nước cũng không nấu. Không có thức ăn thì kêu không ăn, không nuốt được. Phải gia đình nhà khác thì cho cái “gậy”. Con với chả cái.

Đâu có phải mỗi chuyện như vậy mà mọi người kết luận bác “quá nhu nhược”. Bởi tính cách hiền lành, chân chất của bác như vậy. Chẳng muốn to chuyện làm gì. Âu cũng vì gia đình, con cái. Ấy vậy. Con cái đâu có hiểu cho bố. Chơi bời, phá phách, là gánh nặng thêm cho bố mẹ, gia đình.

Chuyện đã vậy. Bố đi làm về. Lại vào bếp cơm nước. Con nằm ngủ cả sáng, trưa cũng không nấu giúp bố bữa cơm. Ngồi lướt web, thi thoảng có thông tin về vụ tai nạn xe hơi, hay vụ đâm chém, giết nhau ở đâu đó. Ông con giời lại “khoe” với bố. Bố lại chạy vào nghe cụ thể. Lại cười “phớ lớ”. Thật chẳng ra làm sao. Mọi người nhận xét bác “quá nhu nhược” không hẳn là không có cơ sở.

Đó là những thông tin mà tôi có được sau khi hỏi người hàng xóm nhà bác có chứng kiến tình huống đó. Người hàng xóm vừa kể vừa bực. Bực thay cho bác.
-       Phải tay ông. Ông cho cái “gậy”. Con với chả cái. Mang cho 2 bát. Một bát đất. Một bát cứt. Cho chọn bát nào. Chọn bát “đất” tao nuôi. Bát “cứt” tao chôn sống. - Người hàng xóm kể với giọng bực tức thay cho bác.

Thật khổ cho bác. Làm quá thì chẳng hay ho gì. Chuyện gia đình. Mà hiền lành, nhu nhược quá thì ông con giời càng được đà lấn lướt. Nhiều khi bác chỉ vò đầu bứt tai kêu khổ, kêu nhục vì con vì cái. Nhưng con đâu có nghĩ cho bố mà bớt làm bố bực, tức. Đâu vẫn hoàn đó. Những gì bố nói, bố tâm sự. Tai bố lại nghe. Chẳng đọng lại trong đầu con được từ gì.


Tình tiết trên đây kể về câu chuyện ông con giời lâu lâu mới về quê nhưng lại là gánh nặng thêm cho nỗi khổ, bực dọc của bố. Đó là một khía cạnh nhỏ trong chuỗi câu chuyện của lão hạc. Quý bạn đọc theo dõi tiếp ở kỳ tiếp theo để biết thêm những thông tin thú vị, đôi khi có phần ly kỳ về hoàn cảnh và cuộc đời “lão hạc thế kỷ 21”.

August 24, 2016

F
ormosa Hà Tĩnh được coi là một thảm họa môi trường nghiêm trọng đến tài nguyên, nguồn lợi thủy hải sản, môi trường sinh thái, đặc biệt sinh kế người dân ven biển các tỉnh miền Trung, trong đó người dân ven biển 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ảnh hưởng nặng nề, nghiêm trọng từ chất thải đổ ra biển từ formosa Hà Tĩnh.

bài trước, tôi có dùng thuật ngữ “hiệu ứng dimono formosa Hà Tĩnh” để nói lên những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài mà formosa gây ra, từ môi trường sinh thái biển bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy hải sản, đa dạng sinh học bị suy giảm... đến sinh kế người dân có cuộc sống phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp đến nguồn lợi từ biển đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mới đây (22/8), Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đoàn đại biểu liên ngành, cùng các nhà khoa học họp hội nghị “công bố kết quả hiện trạng môi trường biển” tại Quảng Trị sau thảm họa formosa Hà Tĩnh. Theo hội đồng khoa học, nước biển miền Trung đã “đạt chuẩn” cho hoạt động bơi lội, nuôi trồng thủy sản, riêng cá biển đã an toàn hay chưa thì “cần chờ thêm nghiên cứu từ Bộ Y tế” [1]. Trước đó, formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi và bồi thường 500 triệu USD do đã gây ra sự cố hủy hoại môi trường vào tháng 4/2016 tại 04 tỉnh ven biển miền Trung, làm cá chết bất thường, ảnh hưởng tới an ninh, môi trường, xã hội [2]. Còn Bộ Y tế [3] chưa có kết luận cuối cùng về các mẫu hải sản, nước ăn, rau... ở vùng biển bị ảnh hưởng và lân cận có ở mức an toàn hay không? Kết quả còn nhiều “bất nhất”, đặc biệt chưa có kết luận việc “thủy hải sản đã ăn được hay chưa”?. Đó là những gì mà Bộ TN&MT, Bộ Y tế đưa ra sau một thời gian dài lấy mẫu, kiểm tra, đánh giá những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài do formosa gây ra.

Cừa Lò - Nghệ An

Điều quan trọng, chưa có những đánh giá, báo cáo những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài do formosa gây ra đối với nguồn tài nguyên biển, nguồn lợi từ biển, nguồn đa dạng sinh học, đặc biệt ảnh hưởng tới sinh kế người dân ven biển. Trong khi đó, có đi về các địa phương bị ảnh hưởng bởi thảm họa formosa mới biết người dân cơ cực như thế nào? Tôi có dịp đi 3 tỉnh ven biển có ảnh hưởng bởi thảm họa formosa để thấy thực tế nó không đơn giản như ông nọ, bà kia nói. Đến Cửa Lò (Nghệ An) hỏi người dân kinh doanh nghỉ mát mới biết những thổn thất nặng nề như thế nào, có tháng hầu như thất thu, đặc biệt vào tháng 5 thì hầu như rất ít người dân địa phương, khách thập phương qua tắm biển, ăn hải sản. Tháng 6, 7, 8 thì chỉ có rất ít người dân địa phương đưa ra đình tới nghỉ cuối tuần, tắm biển và ăn hải sản. Đó là những người kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng. Còn những ngư dân hàng ngày đánh bắt (gần bờ, xa bờ) đều ảnh hưởng tới nguồn sống, nguồn thu nhập chính. Bởi sản lượng thủy hải sản đánh bắt đều giảm so với trước, quan trọng hơn, nguồn lợi sau những ngày vất vả trên biển về đất liền rất khó bán, có chăng bán với giá “rẻ như bèo”, kiểu vừa bán vừa cho. Thu không bù chi.



Bãi biển Cửa Lò (sáng 22.8.2016) sau thảm hoa môi trường formosa Hà Tĩnh
Hà Tĩnh

Vào Nghi Xuân, như ở bài trước tôi có đề cập. Mặc dù không ảnh hưởng bởi nước ô nhiễm đến nuôi trồng thủy sản, nhưng ảnh hưởng đó làm giá cua (của biển nuôi dưới tán rừng ngập mặn) rớt giá thê thảm (dưới 50% so với trước đó), nên nuôi không có lời. Còn những nguồn lời từ đánh bắt tự nhiên, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi tâm lý người dân khi cá chết hàng loạt do những chất độc mà formosa xả thải vào hồi tháng 4.

Ở Cẩm Dương cũng không phải ngoại lệ, khi các cửa hàng kinh doanh hàng quán ven biển, đặc biệt là khu nghỉ mát Thiên Cầm, khách khứa địa phương và thập phương đều giảm đáng kể.
-       Tôi có hỏi một cửa hàng mà trước đó hàng ngày vào mùa nghỉ mát khá đông khách.
-       Trước đó, có ngày hàng chục chiếc xe ô tô đầu hai bên đường vào ăn hải sản. Nhưng từ khi formosa xả thải đến giờ cả ngày không có một chiếc xe ô tô nào đến ăn hải sản luôn. Có chăng chỉ có một vài khách khứa quen ngay đây thi thoảng vẫn ra nhậu nhẹt, gọi mấy con cua, ghẹ, mực... - Cô nói.
Thực sự, đó là một tổn thất không chỉ cho những người kinh doanh dịch vụ mà quan trọng hơn những ngư dân hàng ngày bám biển rất khó để đảm bảo cuộc sống thường nhật, làm đảo lộn cuộc sống do khó bán thủy hải sản đánh bắt. Vào đây tôi biết thêm thông tin về chất thải formosa chôn lấp “chộm” tại bãi rác Thiên Cầm. Nghe chú Chủ tịch hội Nông dân Cẩm Dương nói, mỗi xe chở chất thải ra đây chôn lấp được trả 2 triệu đồng từ formosa. Đó chỉ là một trong số ít những bao chất thải rắn nguy hại tới môi trường đất, nước... mà formosa Hà Tĩnh gây ra trong thời gian qua.


Ngư dân sau một chuyến đi biển tại Cẩm Dương, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh 

Lệ Thủy - Quảng Bình

Tại bãi biển Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) mà bữa trước tôi có đề cập, kết quả cũng chẳng khả quan hơn là bao. Từ đợt formosa Hà Tĩnh xả thải, gây ô nhiễm môi trường biển, cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, người dân ít tắm, thủy hải sản đắt bắt (gần bờ, xa bờ) cũng rất khó bán, có bán được cũng chẳng được là bao. Vừa bán vừa cho. Đó là thực trạng những hộ dân kinh doanh nhỏ tại bãi biển Ngư Thủy Bắc, mới biết hậu quả mà formosa xả thải nghiêm trọng như thế nào, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế người dân ven biển có cuộc sống phụ thuộc vào nguồn thủy hải sản ven bờ.


Quang cảnh tại bãi biển Ngư Thủy Bắc sau thảm họa formosa Hà Tĩnh
Cửa Việt - Quảng Trị

Tôi cũng có dịp vào cửa Việt, nơi mà đoàn đại biểu liên ngành cấp cao sau khi công bố kết quả hiện trường môi trường biển tại Quảng Trị (22/8) có xuống tắm và ăn hải sản. Khi đó 2 anh em cũng có ra biển Cửa Việt nhưng trời đã nhá nhem tối nên cũng chẳng xuống tắm được. Nhưng cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất, đặc biệt liên quan đến đánh bắt thủy hải sản cũng như kinh doanh cũng chẳng khấm khá cho mấy. Người dân thất thu mọi mặt, từ đánh bắt thủy hải sản đến kinh doanh dịch vụ thủy hải sản, tắm biển...
Người dân đang mỏi mòn “chờ”, “đợi” câu trả lời cho câu hỏi “thủy hải sản tại 4 tỉnh ven biển miền Trung đã ăn được hay chưa?” từ các bộ ngành có liên quan. Bởi sinh kế người dân ven biển chịu ảnh hưởng nặng nề từ thảm họa môi trường đó, mà chưa biết đến bao giờ, đến khi nào cuộc sống, sinh kế có thể ổn định lại. Hậu quả đó còn kéo dài, dai dẳng hàng chục năm mới phần nào nguôi ngoai được những mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần.

Không thể phát triển kinh tế bằng mọi cách. Bằng hủy hoại tài nguyên biển, tài nguyên đa dạng sinh học. Nếu cần thiết có thể đóng cửa vĩnh viễn formosa Hà Tĩnh. Bởi môi trường nước, đất, không khí, môi trường biển ô nhiễm... thì môi trường đã chết. Cá chết, biển chết, môi trường chết thì đất nước sao có thể hưng thịnh đời đời.

 ===================================================================
[1] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-truong-tran-hong-ha-tam-bien-duoi-mua-3456602.html
[2] http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/313134/formosa-lam-ca-chet-boi-thuong-500-trieu-usd.html

[3] http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160823/bat-nhat-ket-qua-kiem-tra-hai-san-mien-trung/1159822.html

August 19, 2016

N
bài trước mình có đề cập về khoản tiền ứng trước từ bán khoảnh đất để chuộc ông con giời. Trong phạm vi bài viết, mình chia sẻ thêm thông tin về sự thỏa thuận giữa bên mua, bên bán cũng như tình tiết liên quan đến việc mua bán, giao tiền bằng “mồm” này.

Thực ra, chuyện bác trai quyết định bán hay không phải có sự đồng ý ít nhất của người vợ. Trong tình cảnh nợ nần chồng chất. Trả lãi hàng tháng có. Nhờ hàng xóm cầm sổ đỏ để vay hộ gia đình. Rồi vay vàng của người xung quanh. Chưa nói đến những khoản vay bên đằng ngoại, cả trăm triệu chứ ít đâu. Bí bách quá phải bán đất trả nợ. Người mua cũng là họ hàng xa. Ba bốn đời gì đó đằng nội. Tin tưởng nhau. Mua bán chẳng giấy tờ, pháp lý gì cả. Khi trả tiền đặt cọc (20 triệu) cũng không ký tá. Chuyện cứ như trò trẻ con nhưng hoàn toàn có thật. Thật một trăm phần trăm. Ấy vậy mới có chuyện để nói.


Góc mảnh đất nơi lão hạc bán đất trả nợ nhưng không thành
Câu chuyện chưa có hồi kết khi bác gái và con cái đều khăng khăng không biết gì về chuyện mua bán giữa hai bên. Nhất quyết không cho bán. Làm khó cho bên mua. Bởi đưa ra pháp luật mình (bên mua) chẳng có giấy tờ, chứng cứ gì cho việc thỏa thuận, mua bán trên. Nhiều lần kéo anh em, họ hàng ra nhà đòi. Nhưng đòi ai. Đòi bác trai thì bác lấy đâu ra tiền. Hoàn cảnh gia đình đang nợ nhiều gấp bội so với con số 20 triệu đó. Bán đất thì vợ và con cái không cho bán. Bởi sổ đỏ ông con giời (ông anh) mang đi cắm từ khi nào không ai hay. Có đợt, gần tết (27, 28 tết gì đó), mang dao ra dọa nạt, đòi cắt đất như đã thỏa thuận ban đầu. Nhưng cũng chẳng giải quyết được gì. Bởi việc kéo nhau, cầm dao ra dọa nạt là vi phạm pháp luật nếu có người tố cáo. Đuối lý. Không làm gì được. Ra về. Đất không có. Tiền cũng không đòi lại được.

Tiền đặt cọc (20 triệu) không phải là bác trai không nhận là mình không biết. Có nhận tiền đặt cọc. Cũng có ý định bán đất. Nhưng vợ con về không cho bán. Bây giờ không biết tính sao. Tiền thì chưa có để trả (trả tiền đặt cọc), bởi còn nhiều khoản nợ nhiều hơn, cần kíp hơn. Biết làm sao được. Nói “hổ báo” một chút, chẳng nhẽ ăn thịt được ông ấy uh. Giờ chỉ có hy vọng ông ấy (bác trai) trả số tiền đặc cọc, chứ mong gì ông ấy bán đất nữa. Tình làng nghĩa xóm. Quan hệ họ hàng, nên chẳng thể làm khó nhau được khi hoàn cảnh gia đình bác như vậy.

Thực ra, chuyện bác trai hủy giao kèo bán đất, cũng như chưa trả tiền đặt cọc đều có người tư vấn. Bởi hoàn cảnh như vậy, bác đành đánh bài cùn, “cù nhầy”. Ai làm gì được ai. Ở vào cảnh huống nhà bác, chắc ai cũng hiểu và cảm thông cho bác. Chứ hàng xóm láng giềng, tình làng nghĩa xóm ai làm khó nhau. Đó là một vài trường hợp thôi. Trường hợp gia đình bác có quan hệ họ hàng xa với người mua. Chứ một khi đã động đến quyền lợi rồi thì “khó” có chữ “tình cảm”, “tình làng nghĩa xóm”... trong đó. Đến bố con, anh em ruột thịt... vì đất vì cát, ăn chia không đều còn đâm chém, kiện tụng nữa là hàng xóm, họ hàng xa mấy đời.


Trên đây là tình tiết trong câu chuyện về khoản tiền chuộc ông con giời bị dân đòi nợ bắt và treo ngược lên mái nhà. Đó là một khía cạnh nhỏ trong chuỗi câu chuyện về hoàn cảnh lão hạc. Để biết thêm cuộc đời thăng trầm của lão hạc ra sao, quý bạn đọc theo dõi ở các kỳ tiếp theo.
 những bài trước mình có tập tành vẽ biểu đồ hộp với các packages như: ggplot2, ggthemes... cũng như giới thiệu một chút về những thông tin cơ bản mà biểu đồ hộp cung cấp như: trung vị, bách phân vị thứ 75, bách phân vị thứ 25... Trong phạm vi bài này, mình sẽ ứng dụng biểu đồ hộp và các chỉ số thống kê mà biểu đồ hộp cung cấp vào trường hợp cụ thể. Trong điều tra rừng, hay phân chia cấp sinh trưởng cây rừng nhiều khi chúng ta phân cấp chất lượng (tốt, trung bình, xấu) dựa trên cảm quan của mỗi cá nhân. Mình không dám nói các phương pháp như vậy là chưa chuẩn hay sai, cũng không có ý gì phản pháo về nó. Mục tiêu của bài viết, đó là ứng dụng có cơ sở từ các chỉ số thông kê mà biểu đồ hộp (boxplot) cung cấp, để phân chia cấp chất lượng, cấp sinh trưởng các đối tượng điều tra (cây rừng). Có thể còn nhiều thiếu sót, nhưng rất mong được quí bạn đọc quan tâm, trao đổi và có cách khắc phục cho những thiếu sót đó, trên tinh thần xây dựng, hướng đến cái chung “Ứng dụng R trong nghiên cứu lâm nghiệp” được phổ cập hơn.

Thực tế, trong điều tra nhiều trường hợp phân cấp chất lượng sinh trưởng cây rừng (cây trong giai đoạn vườn ươm, cây rừng trồng, cây rừng tự nhiên, cây tái sinh...), dựa trên yếu tố chủ quan của người điều tra mà cho là tốt, trung bình hay xấu. Thực ra, cũng có tiêu chí cho cây rừng như thế nào là tốt, thế nào là xấu... dựa trên các đặc điểm hình thái thân, tán, cụt ngọn hay không, sâu bệnh nhiều hay ít, cảm quan về sinh trưởng... Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể kiểm chứng bằng cách ứng dụng các chỉ số thống kê mà biểu đồ hộp cung cấp vào việc ta đã phân chia chất lượng sinh trưởng, hoặc phân chia cấp sinh trưởng, năng suất cây trồng rừng. Để có cơ sở cho những gì vừa nói bên trên, chúng ta cùng bắt đầu và kiểm chứng với các ví dụ cụ thể dưới đây.

# Phân cấp chất lượng cây trồng rừng

> kll1.2s=ggplot(data=kllBTB1.2n, aes(kllBTB1.2n$Local, y=stump_diameter))+ geom_boxplot(aes(fill=Local), outlier.colour="red", outlier.size=3)+ theme_bw()+ theme_classic()+ xlab("Local")+ylab("stump diameter, cm")+ geom_rangeframe()+ theme_tufte()+ scale_y_continuous(breaks=extended_range_breaks()(kllBTB1.2n$stump_diameter))+ theme(legend.position="top")+ ggtitle("Acacia crassicarpa 1.2 years old in coastal sandy soil of north central provinces")
Biểu đồ hộp trên biểu thị chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc cây keo lá liềm 1,2 tuổi được trồng trên đất cát vùng ven biển 3 huyện: Cẩm Dương (Hà Tĩnh), Lệ Thủy (Quảng Bình) và Triệu Phong (Quảng Trị). Biểu đồ trên chỉ cho cái nhìn tổng quan về các chỉ số thống kê như trung vị (thể hiện bằng thanh ngang màu đậm ở mỗi hộp - nằm ở khoảng giữa), bách phân vị thứ 75 (thanh ngang màu nhạt nằm về phía trên của thanh trung vị), bách phân vị thứ 25 (thanh ngang màu nhạt nằm về phía dưới của thanh trung vị), outlier (các chấm màu đỏ)... Tuy nhiên, để biết các con số cụ thể chúng ta dùng lệnh summary (x) trong R sẽ trả lời cho ta, cụ thể như sau:

# phân tích cho từng địa phương

> summary(TrieuPhong)
         Local          Age        CTTN     stump_diameter
 Cam_Duong  :  0   Min.   :1.2   CT 1: 47   Min.   :0.320 
 Le_Thuy    :  0   1st Qu.:1.2   CT 2: 71   1st Qu.:1.970 
 Trieu_Phong:247   Median :1.2   CT 3:110   Median :2.390 
                   Mean   :1.2   DC  : 19   Mean   :2.515 
                   3rd Qu.:1.2   DC  :  0   3rd Qu.:2.860 
                   Max.   :1.2              Max.   :6.050 
  tree_height     canopy_diameter   main_trunk     bough_50_cm  
 Min.   :0.3500   Min.   :0.380   Min.   :1.000   Min.   :0.000 
 1st Qu.:0.6500   1st Qu.:0.800   1st Qu.:2.000   1st Qu.:1.000 
 Median :0.8000   Median :1.000   Median :3.000   Median :2.000 
 Mean   :0.8624   Mean   :1.038   Mean   :3.235   Mean   :2.077 
 3rd Qu.:1.0500   3rd Qu.:1.230   3rd Qu.:4.000   3rd Qu.:3.000 
 Max.   :2.0000   Max.   :3.550   Max.   :8.000   Max.   :5.000 
 phan_than        song_chet stump_diameter_growth tree_height_growth
 Min.   :0.0000   Min.   :1   Min.   :0.270       Min.   :0.2900   
 1st Qu.:0.0000   1st Qu.:1   1st Qu.:1.640       1st Qu.:0.5400   
 Median :0.0000   Median :1   Median :1.990       Median :0.6700   
 Mean   :0.1336   Mean   :1   Mean   :2.096       Mean   :0.7193   
 3rd Qu.:0.0000   3rd Qu.:1   3rd Qu.:2.390       3rd Qu.:0.8800   
 Max.   :1.0000   Max.   :1   Max.   :5.040       Max.   :1.6700   
 canopy_diameter_growth  litter_fall   
 Min.   :0.3100         Min.   :0.0000 
 1st Qu.:0.6700         1st Qu.:0.0900 
 Median :0.8300         Median :0.1100 
 Mean   :0.8648         Mean   :0.1185 
 3rd Qu.:1.0200         3rd Qu.:0.1400 
 Max.   :2.9600         Max.   :0.3100 

> summary(CamDuong)
         Local          Age      CTTN    stump_diameter
 Cam_Duong  :152   Min.   :1   CT 1:24   Min.   :1.430 
 Le_Thuy    :  0   1st Qu.:1   CT 2:41   1st Qu.:2.465 
 Trieu_Phong:  0   Median :1   CT 3:50   Median :2.860 
                   Mean   :1   DC  :37   Mean   :3.031 
                   3rd Qu.:1   DC  : 0   3rd Qu.:3.447 
                   Max.   :1             Max.   :6.050 
  tree_height     canopy_diameter   main_trunk     bough_50_cm  
 Min.   :0.4000   Min.   :0.640   Min.   :1.000   Min.   :0.000 
 1st Qu.:0.7150   1st Qu.:1.018   1st Qu.:3.000   1st Qu.:1.000 
 Median :0.8700   Median :1.280   Median :4.000   Median :1.000 
 Mean   :0.8946   Mean   :1.254   Mean   :3.954   Mean   :1.164 
 3rd Qu.:1.0325   3rd Qu.:1.492   3rd Qu.:5.000   3rd Qu.:1.000 
 Max.   :1.7300   Max.   :1.870   Max.   :8.000   Max.   :3.000 
 phan_than   song_chet stump_diameter_growth tree_height_growth
 Min.   :0   Min.   :1   Min.   :1.430         Min.   :0.4000   
 1st Qu.:0   1st Qu.:1   1st Qu.:2.465         1st Qu.:0.7150   
 Median :0   Median :1   Median :2.860         Median :0.8700   
 Mean   :0   Mean   :1   Mean   :3.031         Mean   :0.8946   
 3rd Qu.:0   3rd Qu.:1   3rd Qu.:3.447         3rd Qu.:1.0325   
 Max.   :0   Max.   :1   Max.   :6.050         Max.   :1.7300   
 canopy_diameter_growth  litter_fall   
 Min.   :0.640          Min.   :0.0600 
 1st Qu.:1.018          1st Qu.:0.1175 
 Median :1.280          Median :0.1400 
 Mean   :1.254          Mean   :0.1458 
 3rd Qu.:1.492          3rd Qu.:0.1700 
 Max.   :1.870          Max.   :0.3100 

> summary(LeThuy)
         Local          Age        CTTN     stump_diameter
 Cam_Duong  :  0   Min.   :1.3   CT 1: 34   Min.   :1.370 
 Le_Thuy    :243   1st Qu.:1.3   CT 2: 74   1st Qu.:2.215 
 Trieu_Phong:  0   Median :1.3   CT 3:101   Median :2.550 
                   Mean   :1.3   DC  : 34   Mean   :2.643 
                   3rd Qu.:1.3   DC  :  0   3rd Qu.:2.990 
                   Max.   :1.3              Max.   :5.430 
                                            NA's   :16    
  tree_height     canopy_diameter   main_trunk     bough_50_cm  
 Min.   :0.4300   Min.   :0.450   Min.   :1.000   Min.   :0.000 
 1st Qu.:0.7900   1st Qu.:0.925   1st Qu.:2.000   1st Qu.:1.000 
 Median :0.9400   Median :1.100   Median :2.000   Median :2.000 
 Mean   :0.9486   Mean   :1.100   Mean   :2.551   Mean   :1.903 
 3rd Qu.:1.1200   3rd Qu.:1.300   3rd Qu.:3.000   3rd Qu.:2.000 
 Max.   :1.9200   Max.   :2.030   Max.   :6.000   Max.   :6.000 
 NA's   :16       NA's   :16      NA's   :16      NA's   :16    
   phan_than        song_chet      stump_diameter_growth
 Min.   :0.0000   Min.   :0.0000   Min.   :1.050       
 1st Qu.:0.0000   1st Qu.:1.0000   1st Qu.:1.700       
 Median :0.0000   Median :1.0000   Median :1.960       
 Mean   :0.2555   Mean   :0.9342   Mean   :2.033       
 3rd Qu.:1.0000   3rd Qu.:1.0000   3rd Qu.:2.300       
 Max.   :1.0000   Max.   :1.0000   Max.   :4.170       
 NA's   :16                        NA's   :16           
 tree_height_growth canopy_diameter_growth  litter_fall   
 Min.   :0.3300     Min.   :0.3500         Min.   :0.0600 
 1st Qu.:0.6100     1st Qu.:0.7150         1st Qu.:0.1000 
 Median :0.7200     Median :0.8500         Median :0.1200 
 Mean   :0.7301     Mean   :0.8449         Mean   :0.1254 
 3rd Qu.:0.8600     3rd Qu.:1.0000         3rd Qu.:0.1400 
 Max.   :1.4800     Max.   :1.5600         Max.   :0.2700 


Kết quả trên ta chỉ quan tâm đến chỉ tiêu stump_diameter ở cả 3 địa phương. Cụ thể:
-       Min. (giá trị nhỏ nhất);
-       1st Qu. (chính là bách phân vị 25);
-       Median (trung vị);
-       Mean (trị số trung bình);
-       3rd Qu. (bách phân vị 75);
-       Max (giá trị lớn nhất).
Trong phạm vi bài này ta chỉ quan tâm đến 3 chỉ số (1st Qu. - bách phân vị 25, Median - trung vị, và 3rd Qu. - bách phân vị 75). Kết quả này ở Triệu Phong lần lượt là: 1,970 cm : 2,390 cm : 2,860 cm. Nghĩa là, có 25% đối tượng cây keo lá liềm điều tra tại Triệu Phong có sinh trưởng đường kính gốc đạt giá trị 1,97 cm hoặc thấp hơn; có 50% đối tượng có sinh trưởng đường kính gốc đạt 2,39 cm hoặc thấp hơn và 50% đối tượng có sinh trưởng trên 2,39 cm, và có 75% đối tượng điều tra có sinh trưởng đường kính gốc đạt 2,86 cm hoặc thấp hơn. Đó là những thông tin hữu ích trong việc phân tích các chỉ số thông kê cho đối tượng điều tra. Tương tự cho các địa điểm Lệ Thủy và Cẩm Dương.

Quay lại mục tiêu của bài viết - tức là phân cấp chất lượng sinh trưởng của đối tượng cây keo lá liềm điều tra dựa trên kết quả phân tích biểu đồ hộp. Nói cách khác, đối với những cây keo lá liềm có chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc đạt giá trị bằng 1,97 cm hoặc thấp hơn ta xếp chúng vào nhóm cây sinh trưởng xấu (X), những cây có chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc đạt 2,39 cm hoặc thấp hơn (nhưng lớn hơn 1,97 cm), xếp vào nhóm cây sinh trưởng trung bình (TB) và những cây có chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc đạt 2,86 cm hoặc thấp hơn (nhưng lớn hơn 2,39 cm). Tương tự cho các chỉ tiêu sinh trưởng khác như: chiều cao cây, đường kính tán, số cành dài trên 50 cm, lượng vật rơi rụng...

Từ kết quả trên tiến hành mã hóa số liệu. Để phân loại 3 nhóm chỉ tiêu chất lượng: tốt, trung bình và xấu, chúng ta có thể dùng mã số 1, 2 và 3.

# biến đổi chỉ tiêu đường kính gốc thành chỉ tiêu chất lượng

> chatluongsinhtruong=stump_diameter
> chatluongsinhtruong[stump_diameter <= 1.97] <-1
> chatluongsinhtruong[stump_diameter > 1.97 & stump_diameter <=2.39] <-2
> chatluongsinhtruong[stump_diameter > 2.39]<-3
# tạo thành một data.frame

> datanew=data.frame(stump_diameter, chatluongsinhtruong)

# kiểm tra xem có hiệu quả hay không

> datanew
    stump_diameter chatluongsinhtruong
1             3.02                   3
2             3.25                   3
3             3.98                   3
4             2.71                   3
5             2.71                   3
6             2.99                   3
7             0.32                   1
8             4.30                   3
9             4.62                   3
10            4.01                   3
11            3.57                   3
12            3.25                   3
13            4.04                   3
14            2.39                   2
15            2.23                   2
16            1.62                   1
17            1.27                   1
18            1.27                   1
19            1.75                   1
20            2.32                   2
21            2.55                   3
22            1.69                   1
23            2.36                   2
24            2.39                   2
25            3.82                   3
26            3.28                   3
27            3.98                   3
28            2.48                   3

Như vậy, dựa trên cơ sở các chỉ số thống kê mà biểu đồ hộp cung cấp (trung vị, bách phân vị thứ 25, bách phân vị thứ 75) để phân cấp sinh trưởng cây trồng rừng. Bạn có thể kiểm tra cách phân cấp sinh trưởng trên so với cách thông thường xem có sự khác biệt như thế nào.

# Phân chia cấp sinh trưởng, năng suất, cấp lập địa sinh trưởng cây trồng rừng

Tương tự như trên, chúng ta có thể phân cấp năng suất sinh trưởng cây trồng rừng hoặc phân chia cấp lập địa sinh trưởng cho một loài cây trồng rừng nghiên cứu.

Trên đây là cách mình thử áp dụng trong phân cấp sinh trưởng cây trồng rừng điều tra, cũng như phân cấp năng suất, cấp lập địa sinh trưởng... nên chắc sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Rất mong quí bạn đọc quan tâm cùng trao đổi, cho ý kiến để có cách giải quyết hữu hiệu hơn. Trân trọng.

chủ đề

Ăn của rừng bài báo khoa học bản quyền bành trướng Bảo vệ cây là bảo vệ chính mình biến đổi khí hậu Biển Đông Biết sai vẫn cứ làm biểu đồ biểu đồ hộp biểu đồ sai số chuẩn Biểu đồ tương quan Biểu đồ với nhãn bon-sai boxplot buoc-dau-nghien-cuu-khoa-hoc but-ky-doi-toi Cái tài Cái tâm Cái tầm canh tác đất dốc Cây xanh đô thị Cha chung không ai khóc cha nào con nấy Chân thiện mỹ chân trong chân ngoài chạy chức chạy quyền Che chở Chết toàn tập chọn cách ta sống chữ tín chuyện giờ mới kể có vấn đề Cơm áo gạo tiền Con cháu các cụ con người biến thái Con ông cháu cha công nghệ 4.0 correlation matrix corrgram corrplot Cứ đi rồi sẽ tới cuộc cách mạng 4.0 Đam mê đàn gảy tai trâu danh dự danh xưng phù phiếm Đạo đức sống đào tạo sau đại học Đạo văn Đấu tranh sinh tồn day-do Đẹp trong tâm hồn Đi tắt đón đầu dở khóc dở cười đọc nghe nhìn và cảm nhận Dồn điền đổi thửa Động lực dựa vào nhau mà sống error bar plot GGalyy ggcorplot ggExtra ggiraph ggplot2 ggrepel ggthemes Giáng sinh Giáo dục giàu nghèo giục tốc bất đạt Góc quê gridExtra Hài lòng Hai mặt một lời hãy là chính mình hãy sống có trách nhiệm hơn hèn nhát Hiệu sau ứng bão hiệu ứng domino formosa Hiệu ứng sau bão Hòa cả làng học giả bằng thật hoc-lam-tho hoc-r-moi-ngay Ích kỷ KH&CN khả năng Khoán chi Không lối thoát Kiểm định thống kê kỹ năng mềm Kỷ niệm vùng miền Label lan rừng Lão Hạc thế kỷ 21 Liêm chính lính đánh thuê Lợi dụng lợi ích nhóm lừa trên gạt dưới lười suy nghĩ Lương thiện giả vờ Lương y Ma trận tương quan Mẹ Miền cát trắng miền đất hứa Mộc Châu món ăn địa phương Mùa gặt Mục đích sống Mường La Nghịch lý chất lượng - số lượng Nghiên cứu khoa học Ngồi chơi xơi nước Nhân cách nhu cầu Những cung đường tôi đã qua NN&PTNT phân cấp sinh trưởng phân tích hậu định phan-bien-xa-hoi plot3D psych Quán Nha R Rừng ngập mặn rước hổ về nhà rvg sach-hay SARS-CoV-2 sau-luy-tre-lang sciplot Số cây Số liệu trống không Sông Châu sống chết mặc ai sức ỳ sức ỳ bản thân suy thoái Tầm lùn tâm sự tâm sự buồn thảm họa formosa thảm họa môi trường tham nhũng Thân cô thế cô thắng cố ngựa Thăng trầm Thấy vậy mà không phải vậy Thế cây Thế cây cổ Thế cây thế người Thông điệp cuộc đời Thống kê mô tả Thông tư Thước đo lòng người Thủy điện Tiên trách kỷ hậu trách nhân Tình bạn cao đẹp Tình người Tố chất làm khoa học tội đếch gì mà phải ghét ai Tôi sợ giầu lắm track changes Trải nghiệm tre già măng mọc trở mặt Trung thực tư duy Tự sự Tư tưởng thụt lùi tuy duy nhiệm kỳ Ứng dụng R trong lâm nghiệp Văn hóa cảm ơn Văn hóa giao thông văn hóa ngầm Văn hóa xin lỗi Xấu khen đẹp chê Xỏ nhầm giầy xoay đầu đổi đít Ý tưởng

bài đã đăng

Powered by Blogger.

Disqus Shortname

Widget Recent Post No.

Widget Random Post No.

Widget Recent Comment No.

PageNavi Results No.

Labels Max-Results No.

Comments system

Contact Form

Name

Email *

Message *

bài đăng phổ biến

số lượt ghé qua trang blog

Bài đăng nổi bật

Thế cây thế người

T hế trong CÂY CẢNH thể hiện các chi tiết về CẤU TRÚC ở mọi phương diện, đa góc nhìn (trên dưới trái phải ngang dọc), trong đ...

Bài đăng phổ biến

bài xem nhiều nhất