T
|
rong câu chuyện, trường hợp mà chúng ta, ít nhiều từng gặp phải (trường hợp sinh viên, học viên), đặc biệt cán sự lớp hoặc cá nhân có thời điểm học tập, nghiên cứu... qua đó xin tài liệu (coppy) của những người đi trước (thầy, cô, chuyên gia...), nhưng vô tình hay hữu ý mà đôi lúc ai đó đã làm “không hài lòng” thầy cô, chuyên gia. Khi xin tài liệu (coppy) ta có thói quen (không nên) coppy nhiều hơn những tài liệu mà ta xin ban đầu, nghĩ là coppy được càng nhiều càng tốt. Nghĩa là nhiều tài liệu mà chưa được sự đồng ý của người cho mà ta đã tự ý coppy. Đó là điều không trung thực, không tôn trọng người giúp mình. Dẫn đến sự “không hài lòng” của người giúp mình.
|
Thiết
nghĩ, các thầy cô, chuyên gia không tiếc những tài liệu đó, mà cái quan trọng
là tính trung thực của chúng ta. Bởi anh đã không trung thực khó lòng mà lần
sau người khác giúp đỡ anh; hơn nữa, anh sẽ không có suy nghĩ và tôn trọng tính
“bản quyền” ở đây. Điều đó rất nguy hiểm, đặc biệt trong vấn đề học tập, nghiên
cứu hiện nay. Trường hợp cá nhân, ít nhiều mình cũng đã rơi vào trường hợp đó
(biết là không nên, không tốt) nhưng vì sự ích kỷ của bản thân nên đã tự mình
đánh mất lòng tin vào người khác.
Thông qua câu chuyện, bản thân có suy nghĩ rằng trước tiên hãy tôn
trọng chính mình trước, rồi hãy mong người khác tôn trọng mình. Nghĩa là hãy
trung thực trước mọi vấn đề, dù rằng là chuyện nhỏ nhất. Những cái nhỏ nhất mà
mình không làm tốt, không trung thực thử hỏi ai sẽ tin mình vào những chuyện
bớt nhỏ hơn? Tự mình đánh mất mình chỉ bởi những sự ích kỷ nhỏ nhoi. Qua câu
chuyện, hy vọng ai đó đừng vì sự ích kỷ của bản thân mà đánh mất mình và không
nhất thiết phải kinh qua rồi hãy rút kinh nghiệm.
Xin được kết thúc câu chuyện bằng câu châm ngôn:
Theo Khổng tử: “Có ba hạng bạn bè ích lợi, và có ba dạng làm
nguy hại. Bạn ngay thẳng, bạn trung thực, bạn nghe nhiều học rộng là bạn lợi
ích. Bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưa chiều chuộng, bạn gian xảo, nịnh bợ là bạn
nguy hiểm”.
Theo Walter
Scott: “Một cái đầu tỉnh táo, một
trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt
nhất và cõi vĩnh hằng”.
0 comments:
Post a Comment