Trong cái
note này, mình có mượn tựa đề “chôn nhời” trong phim hài tết của Đạo diễn Phạm
Hồng Đông, để nói lên một vài cảm nhận của bản thân trong lúc này, khi mà những
nỗi bực dọc ít nhiều liên quan đến con người, đặc biệt nhóm tham gia chính
trong nhiệm vụ được giao. Nói ra chưa hẳn đã là tốt hơn so với không nói hoặc
ít nói đi. Tuy nhiên, với trách nhiệm của mỗi người không thể không nói ra, nói
ra những bức xúc, bực dọc, những tồn tại ở đây không phải để chỉ trích nhau, mà
nói ra để cùng nhau khắc phục, đồng thuận và giải quyết công việc tốt hơn mà
thôi.
Thực sự mà
nói, “cái dở” của người nhân viên chưa đủ “cái lý” để có thể nói ra được các vấn
đề, bởi vì, ý của lãnh đạo đã quyết, mục tiêu đã đặt ra thì việc một vài ý kiến
chẳng mấy trọng lượng gì của cá nhân thì việc lãnh đạo “nghĩ suy” lại là chuyện
khó. Bởi cái phương châm “ăn nhau kết quả cuối cùng” thay vì nhìn nhận về thực
trạng của vấn đề. “ ... người ta không hề
hiểu biết tuổi thơ: dựa trên những ý tưởng sai lầm của ta về tuổi thơ thì các
đi càng lạc lối (...) Họ luôn tìm kiếm người lớn trong đứa trẻ mà không nghĩ về
hiện trạng của đứa trẻ trước khi nó là người lớn ...” [1] câu này luôn đúng
trong mọi trường hợp. Nghĩa là quan điểm của lãnh đạo “không có lý do gì để
không xong, không có lý do gì để không kịp tiến độ”, nhưng không cần quan tâm đến
thực trạng những tồn tại cả về nội dung chuyên môn, tài chánh, ngay cả con người...
Sau buổi
hôm nay, thực ra trước đó tôi cũng có nói, có đề cập nhiều rồi, nhưng nói ra
như vậy việc sự ủng hộ của lãnh đạo chẳng thấy đâu, nói ra thì mình vẫn phải
làm, mà không nói ra thì lại trách rằng khi khó khăn không chịu nói ra. Âu cũng
khó cả. Thật chẳng biết làm sao. Nói ra như vậy đâu có cải thiện được gì. Vậy
nói ra để làm gì chứ, thậm chí nói ra còn “đụng chạm” này nọ thì càng mệt hơn
mà thôi. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, rằng “tiên trách kỷ hậu trách
nhân”. Đúng. Trước tiên cũng phải trách bản thân mình đã, bởi tại sao cơ chế
như vậy, con người như vậy, con người khác không để như mình? Phải chăng họ
chưa trải qua? Nói ra thật khó, bởi mỗi người mỗi tính. Không thể áp dụng cách
giải quyết của người này vào trường hợp của người khác.
Suy cho
cùng, âu cũng lỗi ở mình. Người khác chẳng cần quan tâm mình nghĩ gì, nói gì,
làm gì. Cái quan tâm cuối cùng “ăn nhau kết quả cuối cùng”, nếu vẫn con người ấy,
cơ chế ấy chắc hạn chế nói ra thì tốt hơn hết. Và, tôi cũng đã suy nghĩ đến vấn
đề, những bức xúc, bực dọc có liên quan đến công việc, con người khi chẳng có
cách giải quyết nên sử dụng cách “chôn nhời” như trong phim hài tết có chiếu mấy
năm gần đây. Cuối tuần, về quê u còn mấy cái chum, khi đó áp dụng cách “chôn nhời”
để giải tỏa những bực dọc, mà để lâu trong đầu sẽ không tốt cho chính bản thân
mình.
====================================================
[1] Lê Hồng
Sâm, Trần Quốc Dương (bản dịch), E’mile hay là về giáo dục, Nxb Tri thức, 2010.
0 comments:
Post a Comment