February 28, 2017

Hiện nay, việc ứng dụng R trong phân tích dữ liệu không còn mới ở Việt Nam, bởi cộng đồng sử dụng thống kê toán và R ngày càng lớn mạnh thông qua các workshop, các diễn đàn... hay các khóa đào tạo liên quan đến R. Tuy nhiên, sẽ là “rất mới” với những ai chưa được nghe tới, biết tới, đặc biệt là những lớp người đi trước (một số còn chẳng chấp nhận việc ứng dụng R trong phân tích, xử lý dữ liệu, vẽ các biểu đồ...). Trong phạm vi bài viết, mình xin được chia sẻ trường hợp việc mình ứng dụng R trong phân tích dữ liệu, đặc biệt là sử dụng để vẽ các hình, biểu đồ tương đối đẹp, khoa học... trong báo cáo tổng kết đề tài. Về biểu đồ mình có thể “tạm” khẳng định là đẹp, logic và khoa học và rất ít, các đề tài tương tự có được những hình, biểu đồ như vậy (giới hạn mà mình được biết tới).

Trong quá trình thực hiện đề tài cũng như tham khảo các báo cáo tổng kết đề tài ở các đơn vị khác, mình chưa thấy nhiều, thậm chí là không có đề tài ứng dụng R trong phân tích dữ liệu cũng như vẽ biểu đồ có liên quan. Đa phần là các hình vẽ từ Excel là chủ yếu, một vài từ các phần mềm thương mại như SPSS, Stata, SAS... Về liên quan đến việc ứng dụng R mình có thể kể ra đây một vài trường hợp như sau:

Phần mềm R là gì, nếu hay anh có thể giới thiệu cho hội đồng cũng như mọi người biết, ứng dụng...”. Đó là lời một thầy ngồi trong hộ đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học về Biến đổi khí hậu năm 2015 (Đại học quốc gia HN) nhận xét. Khi đó, mình có vẽ giúp mấy cái biểu đồ (biểu đồ tương quan với nhãn) bằng R cho một anh đang làm luận văn thạc sĩ. Thực ra, mình vẽ giúp và cũng không cung cấp các thông tin có liên quan, nên anh ấy cũng chẳng biết thế nào để giải thích cho thầy cũng như hội đồng rõ hơn về R.

Rồi mình có giúp một bạn cũng đang trong thời gian làm luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp năm 2015 (Đại học NL Thái Nguyên), việc xử lý số liệu, phân tích dữ liệu và vẽ biểu đồ hoàn toàn bằng R. Nên khi bảo vệ luận án các thầy trong hội đồng cũng chẳng biết R là gì luôn, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn khi được hỏi về các biểu đồ tương quan có những ý nghĩa như thế nào? học viên không giải thích được (do mình vẽ giúp) nên cô phán rằng “bỏ đi, quá rắc rối”. Đó là những gì mình được nghe lại sau khi bạn ấy đến gặp giáo viên hướng dẫn xin ý kiến về đề tài luận án.

Trường hợp gần đây nhất (cuối năm 2016), là mình trực tiếp xử lý, phân tích và vẽ các loại biểu đồ bằng R trong báo cáo tổng kết đề tài. Khi chuẩn bị hội đồng, mình có in mấy cuốn đi xin ý kiến của các nhà khoa học (cây đa cây đề trong các lĩnh vực có liên quan) về nội dung, chất lượng của báo cáo. Khi đến xin ý kiến phản hồi, đa phần các chuyên gia đều có một góp ý chung là “bắt phải dẫn nguồn các hình, các biểu đồ”. Phần lớn các biểu đồ các chuyên gia chưa thấy hoặc rất ít trong các báo cáo khoa học hay các luận án nghiên cứu, đặc biệt là khi vẽ biểu đồ các tựa đề (title), nhãn cho trục trung (ylab), trục hoành (xlab) mình sử dụng bằng tiếng Anh. Hơn nữa, do in đen trắng nên các chuyên gia đều cho rằng mình và nhóm viết báo cáo coppy hình, biểu đồ (biểu đồ tương quan với nhãn, biểu đồ hộp boxplot, biểu đồ kiểm tra hậu định trong phân tích phương sai, biểu đồ xây dựng mô hình tuyếntính bằng Bayesian Model Average...) từ đâu đó, nên bắt phải trích nguồn tài liệu tham khảo.

Khi được giải thích, mình khẳng định trong báo cáo 100% các hình là do nhóm thực hiện (cá nhân) vẽ và xuất phát từ nguồn số liệu điều tra, theo dõi đo đếm của đề tài. Có Bác hỏi tiếp, vậy tựa đề mỗi hình không nên viết tiếng Anh. Mình cũng phải giải thích, cháu có để tiếng Việt nhưng cháu chưa biết cách khắc phục khi để tựa đề trong các hình bằng tiếng Việt đều bị lỗi. Mình có dở hình mà mình để tiếng Việt và bị lỗi làm dẫn chứng. Và, rồi Bác cũng không ý kiến thêm về các hình vẽ, biểu đồ nữa.

Cũng phải thú thực một điều, việc vẽ các hình, biểu đồ đẹp, khoa học, logic là rất tốt (tự khen một cái), nhưng việc hiểu và giải thích các ý nghĩa của các biểu đồ không phải đơn giản. Và, bản thân mình cũng chưa hiểu và giải thích hết các ý nghĩa của biểu đồ bằng các lời văn, câu từ sao cho hợp lý. Nên dẫn đến việc nhiều người nhầm tưởng mình đi coppy paste các biểu đồ đó trong báo cáo.

Ngày bảo vệ trước hội đồng, mình sử dụng đa số các hình vẽ, biểu đồ trong báo cáo và cố gắng giải thích ý nghĩa các hình, các biểu đồ mà khả năng có thể. Các thầy trong hội đồng đều chăm chú theo dõi các hình, các biểu đồ thật đẹp, sinh động qua các slide mà mình đang trình chiếu bằng laser pointer. Trong quá trình nhận xét phản biện của các thầy trong hội đồng đều khen về cách trình bày cũng như hình vẽ, biểu đồ rất sinh động. Có thầy cũng thú thực khi xem hình trong báo cáo (in đen trắng) rất khó coi và khó hiểu, nhưng khi nghe trình bày và giải thích qua các slide thì thấy rất có ý nghĩa và thú vị. Đó là một trong những niềm vui đối với “riêng” cá nhân mình khi bước đầu tìm hiểu, ứng dụng R trong xử lý, phân tích và vẽ các biểu đồ có liên quan trong các nghiên cứu.


Trên đây là một vài kỷ niệm nho nhỏ khi mình ứng dụng phần mềm R (phần mềm mở) trong xử lý, phân tích và vẽ các hình, biểu đồ có liên quan trong các báo cáo nghiên cứu. Việc ứng dụng R cũng như những khích lệ trong việc sử dụng R trong phân tích dữ liệu nghiên cứu là rất cần thiết, đặc biệt là từ phía các chuyên gia, các nhà khoa học đi trước, ít hoặc có những hạn chế trong việc tiếp cận R ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích thay đổi khi bản thân mình chưa được nghe hay biết tới, ngay cả những người trẻ như mình bây giờ.

February 25, 2017

... Với sức mạnh của tiềm lực kinh tế, tư tưởng “Bành Trướng” của Trung Quốc đã và đang trỗi dậy mạnh mẽ. Một mặt, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách ngoại giao mềm dẻo (củ cà rốt), một mặt, sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế đàn áp các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng, nhằm mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng... [1].

Xưa nay, chuyện nước lớn “Bành Trướng”, áp bức (xâm lược) nước bé là câu chuyện chẳng có gì bàn cãi. Và, trong cuộc sống của các loài sinh vật cũng vậy, “cá lớn nuốt cá bé” diễn ra như lẽ tự nhiên của quy luật tự nhiên, nhằm cân bằng sinh thái. Xã hội loài người cũng vậy. Việc sử dụng các mưu mô, thủ đoạn nhằm sát hại lẫn nhau để đem lại lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Chẳng có gì khó hiểu khi đụng chạm tới lợi ích của nhau mới thấy “bẳn tính” của chúng ta tốt đẹp, xấu xa như thế nào. Phải chăng đó cũng là lẽ tự nhiên?

Cuộc sống hàng ngày luôn có những mặt tốt có xấu có. Và chính con người chúng ta (người tốt, người xấu) tạo nên sắc màu đa dạng của cuộc sống xã hội. Trong cuộc sống thường nhật nơi thôn quê vốn yên bình theo đúng nghĩa của nó, nơi tình làng nghĩa xóm luôn được đề cao trong cuộc sống. Tuy nhiên, bình thường thì mọi thứ đều tốt đẹp, nhưng khi đụng tới “quyền lợi” của nhau mới biết những góc tối của tình làng nghĩa xóm, của cuộc sống.

Bản chất con người là “lương thiên” và dễ “mủi lòng”, chính vì điều đó, mới có chuyện lợi dụng nhau trong tình bạn, tình làng nghĩa xóm, trong cuộc sống. Và, lòng tham con người là “vô đáy”, chẳng biết thế nào cho vừa, cho đủ. Trong chuỗi câu chuyện với tựa đề “rước hổ về nhà”, bạn đọc sẽ dần hiểu thêm về cách “Bành Trướng” mà người hàng xóm áp dụng để lấn chiếm đất công (diện tích mồ mả, ao thùng chưa được giao quyền sử dụng đất, trong khi đó, những ra định cư hàng chục năm, khai khoang, tăng gia sản xuất...) làm lợi lộc cho cá nhân, gia đình mình (nhà nó).

Ban đầu, dựa trên lòng tốt của nhau mà tìm cơ hội để “san ao, lấp thùng” mà gia đình bạn tăng gia hàng chục năm nay. Bạn đi làm xa, ở nhà nói ngon ngọt, “2 thằng chung đụng”, trong khi tôi chẳng hề hay biết. Khi tôi biết, lại dở cái trò “ăn không nói có”, nào là “tôi đã xin được giấy đồng ý của UBND xã” cho việc san lấp chỗ này. Tôi thì vẫn tin tưởng, nó gọi điện nói vậy và bảo tôi gọi điện về nhà giải thích với người nhà, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho “mưu mô” chiếm đoạt của nhà nó.

Sau khi đạt được mục đích (san lấp), xây dựng cơ sở hạ tầng [nhà ở (cấp 4), chuồng trại chăn nuôi...). Không dừng lại ở đó, diện tích đất gò đồi, mồ mả, lợi dụng chăn nuôi, thả ngan, vịt trên diện tích mà hàng xóm khai hoang, tăng gia (trồng mấy bụi tre, cây sấu). Lấy cơ quây gà, vịt, chặn đường mà nhà tôi đi sang canh tác xưa nay. Khi cãi cọ nhau, nó dám tuyên bố “cấm mẹ tôi đi qua”. Ban đầu đưa ra chính quyền thì nó nói ngon ngọt. Nào nhà bên đây trồng cây, tôi nhờ thả mấy con gà, con vịt bên dưới. Cây cối nó tìm cách diệt hạ. Còn muốn chiếm tất cả diện tích đó. Tranh thủ hàng xóm đi vắng, dọn dẹp, phát quang diện tích, ban đầu lấy cớ làm một con đường nhỏ xuống sông xách nước cho gà, vịt. Nhưng không dừng ở đó, mưu đồ muốn chiếm hết, chiếm sạch. Thông qua những thủ đoạn hàng ngày mới biết “dã tâm” của nhà nó như thế nào.

Sự việc như vậy. Khi kể nể với người khác thì “ăn không nói có” với người khác. “Nhà tôi đã xin được giấy cấp chứng nhận quyền sử dụng đất”, “chỗ đó tôi xin giấy thầu rồi, đang chờ xã ký”... Khi đó đang ngồi nói chuyện với một Bác hàng xóm gần đó. Tôi vô tình đi qua nghe được, nói rõng rạc, hùng hồn bao nhiêu khi thấy tôi đi qua, hạ giọng thủ thỉ như “mất vía” bấy nhiêu. Tôi cũng chỉ đi qua đường, và cũng chẳng thèm ý kiến làm gì. Coi như chẳng có chuyện gì xảy ra. Bởi, trước giờ nhà nó toàn vậy mà.

Chính sách “Bành Trướng” của Trung Quốc áp dụng với các nước láng giềng là nhờ ngoại giao, sử dụng sức mạnh quân sự, kinh tế... [1]. Còn “nhà nó” thì sử dụng những “mưu mô, xảo quyệt”, “ăn không nói có”, “lừa lọc”, “lợi dụng lòng tốt của nhau”... để gây khó dễ cho hàng xóm láng giềng. Bất chấp mọi thủ đoạn, thậm chí là “từ mặt” anh em họ hàng, làng xóm láng giềng, bạn bè người thân quen... để đạt mục đích “lấn chiếm đất công làm của tư”. Bành trướng trên sự “trơ trẽn, chua ngoa” của “khẩu phật tâm tà”. Biết thế nào cho đủ khi lòng tham của con người là vô tận? Biết phải sống sao với những con người “xảo quyệt” kề bên? Mối quan hệ làng xóm láng giềng sẽ ra sao? Chính quyền địa phương phải chăng đã làm ngơ? Xã hội không còn “công lý” sao?... Để biết thêm những diễn biến của câu chuyện “rước hổ về nhà”, bạn đọc quan tâm theo dõi tiếp ở các kỳ tiếp theo. Hân hạnh!

================================================================
[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_%C4%90%E1%BA%A1i_Trung_Hoa

February 24, 2017

Tiếp theo trong chuỗi câu chuyện về “rước hổ về nhà” mà tôi có đề cập đến cụm từ “đàn gảy tai trâu”. Trong bài viết này, tôi sẽ xoay quanh những vấn đề “cãi cọ” nhau giữa 2 bên và cá nhân tôi thì chỉ có thể đúc kết rằng “có nói hoài nói mãi nữa với nhà nó cũng chỉ là đàn gảy tai trâu mà thôi”. Tại sao tôi lại phải dùng cụm từ “đàn gảy tai trâu” với nhà nó ư? Chắc phải người trong cuộc mới hiểu phần nào, huống chi là bạn đọc mới chỉ nghe qua (một chiều từ cá nhân tôi) một vài câu chuyện mà tôi có đề cập.

Cuộc sống đâu chỉ sống cho riêng mình. Đâu chỉ thông qua vài lời nói mà “biết, hiểu” được phần nào con người. Đó là những minh chứng qua những cách ứng xử, đối nhân xử thế... những hành động hàng ngày với anh em ruột thịt, bạn bè, hàng xóm láng giềng, với xã hội. Vì “đất cát” mà bố mẹ để lại chưa rạch ròi, ăn chia chưa đều hay anh cả phải chỗ ngon (đẹp, giá trị), nhiều hơn... mà không biết bao gia đình, ở khắp các địa phương phải đâm chém nhau, kiện tụng nhau và “từ” mặt nhau. Và “nhà nó” cũng không phải ngoại lệ. Chuyện riêng “nhà nó” cũng chẳng thừa hơi mà kể nể ra đây.

Nói một đằng làm một nẻo

Khi rỗi hơi, ngồi “thóc mách” nhau thì toàn bịa đặt những thông tin sai sự thật, có chăng lấy “cớ” gì đó để buôn chuyện “tầm phào” với những ai không biết, chưa biết. Bình thường hàng ngày, mọi chuyện chẳng có gì để nói, bởi, với loại người như nhà nó thì có “sống chết” ra sao mặc kệ. Nhưng khổ nỗi, mình thì nghĩ như vậy, nhưng nhà nó thì toàn “thóc mách”, tức là nghe ngóng (câu chăng câu chớ) bên nhà hàng xóm rồi đi buôn chuyện hay rình mò, ngó nghiêng sang nhà hàng xóm. Giữa hai nhà cách nhau con mương nhỏ (chỗ thoát nước từ bên đồng ra sông), ngoài những chỗ nào nhà nó xây kín, những chỗ hở nhà tôi phải chủ động “che, đậy” để nhà nó khỏi phải nhòm ngó. Dùng lướt đen, kết hợp với dây phơi để căng, che; rồi dùng cành cây (cây sanh, cây khế, cây lộc vừng) vít xuống để che bớt đi. Nói chung, là muốn tách bạch, chẳng thèm dính dáng với nhà nó làm gì.

Nhàn rỗi sinh nông nổi. Khi nhà nó chăn nuôi bên dưới tán bụi tre, cây sấu, cây sung... “biết thân biết phận” thì không sao. Đằng này, ngứa chân ngứa tay (dã tâm) quét đốt, chặt, phá cây cối của nhà hàng xóm. Đến khi cãi nhau, thì “cãi, chối” đây đẩy. Nào là “phịa chuyện” người bên sông sang bên này nhặt, lượm củi (bài trước tôi có đề cập rồi). Ôi chao, đến chuyện như vậy mà nhà nó cũng “phịa” ra được. Đến cái măng tre chưa kịp ngoi lên mặt đất cũng bị nó diệt (cắt) từ khi nào. Bụi tre cạnh tường, chẳng tội tình gì. Lấy cớ che đống rơm rạ nhà nó, tranh thủ “tối đất, đỏ lửa” nó chặt hết, chặt sạch... Và, một chuỗi những vấn đề mà khi “mồm nó phụt ra” với hàng xóm láng giềng thì đều tốt đẹp, nhưng những hành động hoàn toàn đi ngược lại. Đúng là “nói một đằng làm một nẻo” mà, “khẩu phật tâm tà”...

Miệng lưỡi chua ngoa, cái loa xóm cũng thua...

Trước nay, dựa vào quân số (anh em đông và ngông cuồng) hễ có vụ gì liên quan là cậy đông, kéo bè kéo phái đến át đối phương. Cũng vì “cái ngông”, chẳng cần biết “phải trái, đúng sai” đánh, đập người khác. Có một hôm, không biết thằng con lái xe, lời qua tiếng lại với một người (con rể người bạn của bố nó, cũng lái xe thì phải). Thằng con lái xe tới, chửi bới này nọ (khi đó tôi ở xa và cũng chẳng hơi đâu “rây” vào nhà nó). Thằng bố đang dắt con bê dưới đồng, thấy thằng con như đang chửi bới, dọa đánh. Chẳng biết phải trái, đúng sai ra làm sao. Vừa dắt bê lên, mồm vừa chửi “đánh chết mẹ nó đi”, cứ thế là phụt ra. Trong khi đó, hai ông bố trước học cùng thời nhỏ, như người ta, là người lớn với nhau, có gì lên nói chuyện phải trái đúng sai. Ai đúng ai sai thế nào, đến đâu thì xin lỗi hay phải có trách nhiệm. Thế mà cũng “xứng” dạy con dạy cháu, làm “gương” cho con cháu uh?

Liên quan đến nhà tôi, khi cãi nhau, không biết sự tình như thế nào. Khi đó bố con nhà nó, mẹ nó nữa cãi nhau với bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi không thể “chua ngoa” như nhà nó. Nên không biết sự tình như thế nào (khi đó tôi trên Hà Nội), thế mà bố con nhà nó quây lại hành hung bố tôi. Thằng bạn thân (một thời) khi bạn đi vắng, quay sang cắn (đánh) bố bạn. Thử hỏi còn gì để nói nữa? Bạn thân uh? Bạn tốt uh?

Sau nhiều lần cãi nhau như vậy. Khi ra chính quyền thì nói một đằng, nhưng về cuộc sống hàng ngày thì làm một nẻo, chẳng đúng với những gì mình nói, trái với lương tâm, mà chắc gì còn biết lương tâm như thế nào. Nên vừa rồi, tôi chứng kiến thằng bố gỡ lưới nhà tôi để lùa mấy con ngỗng vào đó ăn (đó chỉ là cái cớ), tôi nhìn thấy, sang nói, nó bảo “đất để không tao lùa ngỗng vào ăn cỏ thôi”. Nhưng cái “dã tâm” của nó trước giờ tôi thừa biết rồi. Thế là tôi tuyên bố “nhà tao để không cũng không mượn mày tháo lưới, đuổi ngỗng vào”. Rồi hai bên gia đình lại to tiếng. Sau một hồi lời qua tiếng lại, tôi khuyên bố mẹ không thừa hơi để nói với nhà nó và chốt lại một câu “nói với nhà nó, chẳng khác nào đàn gảy tai trâu”. Nhưng cũng chẳng dừng lại ở đó, vẫn lời qua tiếng lại, đến khi có nhiều người (hàng xóm láng giềng, công an xã can thiệp) can ngăn mới thôi.

February 23, 2017

N
hư thường lệ, ngày cuối cùng của năm, cụ nội tôi và tôi sang bên đồi (chỗ tranh chấp) để hương khói cho các ngôi mộ vô danh. Khi đó vào khoảng 10h đêm (đêm 30 ất mùi), tôi và nội sang bên đồi hương khói, do đêm 30 tết thường tối trời, phải dùng đèn pin để soi, tôi dùng đèn pin của chiếc điện thoại Nokia. Hương khói các ngôi mô vô danh. Khi xong xuôi tôi cũng chẳng để ý xem có vấn đề gì xảy ra hay không. Tôi và nội về bên nhà. Sau đó tôi và vợ đi ra chùa (chùa cách nhà khoảng 2km) đón giao thừa cùng nhóm bạn.

Khi đi chơi, tôi mang điện thoại Nokia, mà không mang theo con kia (một chiếc nữa, tôi dùng 2 số). Thời gian cứ thế trôi, khi gần giao thừa tôi về nhà, nghe tin rêu rao “vợ chồng tôi đốt cháy đường ống nước (ống nước 27)” nhà A. Đường ống dẫn nước từ dưới sông lên để sinh hoạt gia đình. Tôi nghe vậy vội chạy sang bên nhà gọi A (trước là bạn) sang xem tình hình thế nào. Sang tới nơi, đúng là do lửa bén lá tre làm cháy xém, loang lổ mặt dưới đường ống nước khoảng 20cm (bố mẹ tôi chạy sang dập kịp thời). Tôi dùng tay vuốt mặt dưới đường ống không thấy nước chảy ra, nghĩa là đường ống nước không vỡ và nước không chảy ra. Sau đó tôi có nhận lỗi về phía mình là do sơ suất nên dẫn đến tình cảnh như vậy, chứ không cố ý và xin được khắc phục hậu quả bằng cách thay đoạn ống mới.

Sau đó, tôi chạy xe máy vào trong làng, cách nhà khoảng 1km, gặp bố mẹ A đang nằm xem tivi chờ cúng giao thừa. Vào gọi cửa cổng, bố A ra mở cổng, tôi nói giờ này cháu xin lỗi làm phiền 2 bác một chút. Tôi trình bày về vấn đề làm ảnh hưởng đến đường ống nước do sơ suất đốt tiền, vàng lúc 10h là không cố ý và mong 2 bác thông cảm và cho cháu xin được khắc phục hậu quả. Hai bác nói không có vấn đề gì. Nhưng trước đó, tôi có nghe thông tin, sau khi A phát hiện ra vấn đề thì có bảo gọi bố mẹ A. Sau đó mẹ A chạy sang trước cổng nhà tôi và kêu la om xòm, gọi “thằng Thắng đâu, nó đốt cháy đường ống nước nhà tôi”. Khi đó, bố mẹ tôi cầm đèn pin chạy sang xem tình hình thế nào, thấy lửa đang cháy (cháy lá tre khô ngầm bên dưới đường ống và cũng đang bén vào mạn ngoài đường ống) và dập lửa. Trước đó, tôi đi chơi không mang điện thoại (số thứ 2). A ở nhà, gọi điện vào tới 7 cuộc (tôi thấy báo 7 cuộc gọi nhỡ), trong đó, 6 cuộc số của A có trong danh bạ và 1 số mới, tôi nghĩ số của vợ A).

Sau khi vào nhà trong trình bày vấn đề và mong hai bác thông cảm. Tôi đi xe về nhà, trên đường có gặp chú Luận (chú hàng xóm bên cạnh, chú có nhờ xe tôi về), đèo chú về cổng thì tôi về nhà và lấy tiền định đi mua luôn ống mới về thay luôn. Nhưng không biết chú Luận nghe tin ở đâu đã sang nhà tôi. Tôi đang quay xe đi thì bố mẹ tôi bảo nó (tức là tôi) có uống rượu nên nhờ chú đèo giúp. Nhưng tôi bảo cháu không sao, vẫn đủ tỉnh táo để đi, cứ thế tôi chạy xe lên chợ Cống (cách đó khoảng 3km), trên đường đi lên đến nhà chú Lý (Lý vừa là em, vừa là bạn của tôi và A), tôi đứng gọi, bảo lên tôi nhờ một tý. Định nhờ đi lên chợ mua ống nước và về thay giúp. Nhưng Lý bảo ở nhà có đoạn ống 27 nên tôi xuống xem và cầm 2 đoạn (1 đoạn dài khoảng 50cm, một đoạn dài 30cm) mang về. Cả 2 đều đi vào nhà tôi và sang bên đồi định thay luôn. Trên đường về, không hiểu em Bân (em nhà cậu) và bạn Đăng (Đăng bạn học cùng từ nhỏ, cách 2-3 nhà) đã biết chuyện và đi bộ đến nhà tôi.

Tôi về cất xe và sang gọi A, bảo để tôi khắc phục lại đoạn đường ống bị cháy. Thế là tôi, Lý, Đăng, Bân và cả A sang, mọi người sang tranh luận, lời ra tiếng vào. A thì nói “sao không đốt chỗ kia mà lại đốt chỗ này” (chỗ gần đường ống nước). A nói cũng có lý, tôi nhận sai. Bởi khi đó có nói thế nào thì mình cũng sai dù không cố ý. Thực ra chỗ tôi hương khói cách đường ống nước, chỗ gần nhất khoảng 20cm (tiền vàng cháy hết còn tro để lại mà). Nhưng chỗ đoạn đường ống bị cháy xém lại cách chỗ đốt khoảng 35-40cm. Tức là, khi đốt tờ tiền, vàng có ít lá tre bên dưới nền đất, nên bắt lửa cháy lan sang cả đoạn lưới (lưới cước đã rớt, nằm bệt dưới đất). Lý kiểm tra thì đường ống nước vẫn đầy (tức là không bị mất nước), tôi cứ nhất quyết thay mới, nhưng A “cứ khăng khăng không cho thay, vì bảo chuẩn bị giao thừa, mùng 1 đầu năm mới tôi không đi mồi nước được”. Tôi bực mình, “tôi cứ thay đấy, ông không cho thay, ông đạp tôi xuống kia” (do tôi có chút hơi men uống tất niên, nhưng bực về những lời nói “không đúng sự thật” của A).

Lý bảo đường ống nước có làm sao đâu. Và, Đăng cũng bảo thôi chuẩn bị giao thừa nên có gì để mùng 5 tết sang thay và hứa cùng tôi sang thay, em Bân cũng nói vậy. Thế là tôi quyết định để ra tết thay, nhưng A “cứ khăng khăng bảo không phải thay”. Mọi người sau đó ai về nhà nấy và chuẩn bị ra chùa thắm hương, hái lộc đầu xuân.

Đúng 12h, tiếng đồng hồ báo chuyển sang thời khắc giao thừa, hai vợ chồng tôi cùng các bạn có ra chùa thắp hương. Không như mọi năm. Năm nay tôi thắp hương và có giải trình trước các “đức phật” về việc mình vừa mối vô tình gây ra, có nhận lỗi về phần mình và kính mong “đức phật” chứng giám rằng đó là do sơ suất nên mới xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy. Sau khi thắp hương xong, tôi có vào chùa ngồi uống nước cùng mọi người và sư bác trụ trì ở chùa. Được khoảng 5 phút tôi xin phép ra về. Hai vợ chồng về nhà “xông đất” luôn.

Tết đến xuân về. Nhà nhà sum họp, chúc tết đầu năm. Tối mùng một sau khi đi chúc tết các bác, cô, chú, anh chị em trong nhà xong, tôi có lên chúc tết nhà Lý. Hai anh em dọn mâm cơm và làm chai bia uống. Câu chuyện đầu xuân với không khí tươi vui, ấm áp cùng những lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Năm mới an khang thịnh vượng. Bất chợt, Lý lại kể câu chuyện về sự việc tối đêm giao thừa. Lý nghe được câu chuyện khi xảy ra sự việc. Lúc đó A gọi điện cho tôi không được (do tôi để máy ở nhà), sau đó gọi cho Lý, tình cờ lúc đó Lý đang ở cạnh đó (nhà chú Thính, cạnh nhà A). Sau đó, Lý có sang và nghe những gì A nói. Lý có kể lại, mà tôi cảm thấy “bất ngờ” về những gì mà A nói với mọi người, làm tôi thất vọng biết nhường nào về A (một thời chơi thân). Thất vọng vì:
(i)            A quá trẻ con. Trẻ con ở chỗ, sự việc có như vậy mà A khuếch trương làm mọi người nghe thấy có vẻ nghiêm trọng. A nói “ngày tết nhà mọi người có nước dùng, nhà tôi không có nước dùng, lúc chiều hai vợ chồng Thắng quét lá tre, đốt, phá đường ống nước nhà tôi”. Nghe câu này mà tôi bàng hoàng như nhói trong tim. Sự thực có thế đâu cơ chứ, có ảnh hưởng đến ống nước là thật, nhưng vẫn bơm, hút và dùng bình thường mà.
(ii)           Thiếu hiểu biết. Sau khi sự việc xảy ra, chưa biết thế nào, không biết A có kiểm tra đường ống và bơm nước thử hay không mà đã nói với mọi người như vậy?
(iii)          Không biết trước biết sau. Khi A và gia đình chân ướt chân ráo bước ra ngoài này. Bố mẹ tôi, tôi và háng xóm xung quanh đều giúp đỡ ít nhiều, từ những gì tôi và A làm bạn “thân”, giúp đỡ nhau nhiều, chỉ có người trong cuộc mới biết đến từng thùng nước sinh hoạt hàng này, do nhà A mới ra chưa có bể nước ăn... (chẳng dám kể nể).
(iv)          Không thật lòng. Sự việc xảy ra như vậy, tôi biết, A biết và một số người biết. Trong khi tôi, A kiểm tra đường ống nước lần đầu, không bị chảy nước, ống có bị cháy xém ở mặt dưới một đoạn trên 10cm, tôi bảo để tôi khắc phục bằng cách thay đoạn ống mới. A khẳng định không làm sao nên không phải thay. Đến khi có cả tôi, A, Đăng, Lý và Bân sang kiểm tra và định thay luôn, A vẫn khăng khăng đường ống không bị làm sao cả nên không phải thay. Nhưng khi kể với người khác thì hoàn toàn ngược lại. “Phóng đại” quá mức, làm sự việc xảy ra nghiệm trọng hơn “vợ chồng Thắng phá nhà tôi”. Quá “trơ trẽn” mà.


Thật khó mà có thể đưa ra nhận xét về con người A lúc này. Thông qua câu chuyện bạn đọc có thể nhận xét hộ về câu chuyện xảy ra giữa người tôi và An. Đúng là "rước hổ về nhà" mà. "Khi không ưa nhau, nhìn nhau là cứt hết".

February 22, 2017

Hôm nay (22.2.2017) trên cung đường Đại Cổ Việt - Trần Khát Chân - Cầu Vĩnh Tuy, khi đến ngã ba Trần Khát Chân giao với Nguyễn Khoái, khi đó khoảng 11h, tôi có thấy hình ảnh của nhân viên công ty cây xanh đô thị (xe Tâm An) đang cẩu (nhổ) những cây Lát hoa (Chukrasia tabularis) bị chết, khi đó trên xe tải đã nhổ được hơn chục cây, toàn những cây có đường kính trên 15cm, cao cả chục mét (do bị cắt ngọn trước khi trồng). Điều đáng bàn ở đây là “hiệu quả” trồng cây xanh đô thị của đơn vị thi công (tôi không rõ đơn vị nào). Dựa trên cơ sở những cây còn sống (tỷ lệ sống không nhiều), tức những cành bật mầm từ thân chính, tôi dự đoán (cảm tính) chắc cây cũng trồng được khoảng 2-3 tháng. Tại sao lại dự đoán? Tôi có tìm thông tin về lộ trình trồng cây xanh ở các tuyến phố trên địa bàn nội đô nhưng không thấy (không biết có công bố hay không). Hơn nữa, đây là cung đường không phải tôi hay đi thường xuyên nên không nắm được thời điểm trồng cây là khi nào. Vì vậy, dựa trên “cảm nhận” của cá nhân đưa ra thời gian từ khi trồng đến nay (nhổ bỏ cây chết) khoảng 2-3 tháng.

Trên cơ sở đó, có thể nhận thấy, thời điểm trồng cây xanh của đơn vị thi công trên cung đường nêu trên là chưa hợp lý, bởi khi đó là thời điểm đang đông, nhiều đợt nhiệt độ xuống dưới 180C. Nghĩa là, tiết trời đang đông như vậy không ai đi trồng cây bao giờ. Điều đáng nói ở đây là “phải chăng đơn vị thi công muốn phủ (trồng) nhanh số lượng cây thay vì chất lượng và hiệu quả”? Tính sơ sơ, cây Lát hoa cỡ đó (đường kính trên 15 - 20cm) giá cả bạc triệu (đoán vậy, bởi tìm không ra dự toán của các đơn vị thi công cây xanh trên địa bàn nội đô). Rồi những kinh phí theo sau như: nhân công trồng, chăm sóc, cột bảo vệ cây, bọc rơm xung quanh thân cây để hạn chế bốc thoát hơi nước khi mới trồng... Vậy thực chất, kinh phí để trồng một cây như vậy không phải là ít tiền.

Hơn nữa, tôi quan sát thấy, cả cây Lát hoa to, cao như vậy nhưng cái bầu thì không tương xứng với đường kính gốc và chiều cao cây, nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sinh trưởng phát triển của cây sau này (chưa bàn tới sống/chết). Điều đáng nói ở đây, khi xe cẩu nhổ cây lên, bầu cây vẫn nguyên trạng ban đầu, tức là lưới đen, dây buộc vẫn y chang như lúc chưa trồng. Đơn vị thi công tiết kiệm đến mức bớt xén luôn cả công gỡ bỏ lưới, dây buộc bầu cây. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối mà người dân, cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng đã nhiều lần đề cập tới, nhưng có vẻ “đề cập cho vui” chứ đơn vị thi công vẫn làm theo cách của mình (không cần phải gỡ bỏ lưới, dây buộc xung quanh bầu cây). Thực tế nói lên tất cả.

Ấy vậy, việc đơn vị thi công coi nhẹ hiệu quả của công tác trồng cây xanh đô thị có đáng để bàn hay không? Hơn nữa, không biết có cam kết hay hợp đồng nào không giữa UBND thành phố với các đơn vị thi công. Bởi, việc “trồng - chết - trồng” không những ảnh hưởng tới lợi ích (tiền thuế) của người dân mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan của thủ đô cũng như chất lượng các công trình thi công cây xanh đô thị.

Thử hỏi cái điệp khúc “trồng - chết - trồng lại - chết - trồng lại” đến bao giờ? Việc trồng cây không đảm bảo về các yếu tố kỹ thuật (kỹ thuật đánh, cắt tỉa, quy cách bầu cây, kỹ thuật trồng, chăm sóc...) thì sẽ khó thành công và thực tế, mọi người tham gia giao thông trên các cung đường quen thuộc hàng ngày nếu để ý sẽ thấy. Trước đó, tôi cũng ít nhiều có đề cập đến việc “trồng - chết - trồng lại” cây Bàng Đài Loan (Bàng lá nhỏ) trên đường Khâm Thiên. Dường như, đa phần loài cây xanh nào khi được đơn vị thi công trồng trên các tuyến phố nội đô Hà Nội thì tỷ lệ sống rất chi là khiêm tốn. Từ đây tôi nảy ra ý tưởng “rất cần những đơn vị đánh giá độc lập về hiệu quả của các đơn vị thi công cây xanh đô thị cho tất cả các tuyến phố nội đô”. Từ việc xác định loài cây, tuổi cây, biện pháp kỹ thuật đánh cây, tỉa cành, cắt ngọn; biện pháp kỹ thuật trồng chăm sóc và quan trọng hơn cả, xác định thời điểm trồng thích hợp nhất... chứ như thời gian vừa rồi, nhìn thấy các cây xanh được trồng nhiều (thì rất mừng) nhưng chết cũng nhiều, rồi trồng lại thì không thể không bận tâm.


Vì vậy, rất cần Sở KH&CN Hà Nội, UBND TP Hà Nội và các Ban ngành có liên quan nhìn nhận lại vấn đề và khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân “nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả của các đơn vị thi công cây xanh trên địa bàn TP” trong thời gian qua, cũng như có các đề tài nghiên cứu về mảng xanh đô thị như: cơ cấu loài cây, biện pháp kỹ thuật, ảnh hưởng của khói bụi, ánh sáng, mưa bão... đến sinh trưởng phát triển cũng như khả năng giảm tiếng ồn, điều hòa không khí của các cây xanh, mảng xanh trên địa bàn thành phố. Để nâng cao hiệu quả của các đơn vị thi công cũng như đem lại những lợi ích thiết thực từ cây xanh, mảng xanh đô thị cho người dân và hướng tới đưa Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố xanh, sạch, với tiêu chí cơ bản “Xanh - Văn Minh - Văn Hiến - Hiện đại” theo QĐ 1495/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, ngày 18/03/2014 về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

February 21, 2017

T
rong cái note này mình lấy tiêu đề “một ý thức giao thông trăm cái lắc đầu ngán ngẩm” từ khẩu hiệu “một ý thức giao thông - triệu nụ cười hạnh phúc” mà Sở Giao thông Vận tải thủ đô cũng như các địa phương tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại các nhà chờ đón, trả khách, ngã tư, ngã ba... đặc biệt vào các tháng cao điểm về an toàn giao thông. Dựa trên “khẩu hiệu” đó, mình viết cái note này để nói lên đôi lời liên quan đến ý thức tham gia giao thông của một bộ phận không nhỏ người dân sinh sống, học tập, làm việc nói chung... trên địa bàn thủ đô.

Hôm nay có dịp đi lên Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Đông Ngạc, Từ Liêm), khoảng 4h30 hai anh em bắt đầu đi từ trụ sở Viện về cơ quan, lộ trình đi qua đường cổ Nhuế -  Trần Cung - Hoàng Quốc Việt... Tuy nhiên, đi được khoảng hơn 1km thì gần đến ngã ba Cổ Nhuế giao cắt với ngõ 145 Cổ Nhuế (đối diện 126 đường Cổ Nhuế). Đoàn xe các loại (chiều ngược, chiều xuôi) nhích từng mét một, càng đến gần ngã 3 thì càng chậm, nhiều khi đứng im cả 2-3 phút. Bởi khi đó, từ ngõ 145 Cổ Nhuế có chiếc xe con, xe tải đi từ trong ngõ ra theo hướng Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên, do lưu lượng xe máy, taxi đông nên rất khó để rẽ ra. Thêm vào đó, ở 2 chiều, dòng xe máy ngày càng đông. Từ tâm điểm ngã 3, dòng xe máy cố nhoi lên hết phần đường của chiều ngược lại. Phải nói là ý thức tham gia giao thông của mọi người dân còn kém. Đây không phải là lần đầu mình chứng kiến cảnh tượng như vậy, rất nhiều lần là đằng khác.

Cũng may, khi đó có ít nhất một người tham gia giao thông đã đứng ra phân làn hay can thiệp, tạo điều kiện để các phương tiện ý thức hơn cũng như tạo điều kiện cho nhau để thoát khỏi điểm nóng. Nếu không có những con người như vậy thì không biết đến bao giờ dòng xe cộ mới có thể di chuyển một cách thuận tiện thay vì nhích từng chút một, thậm chí là đứng im, khi bộ phận không nhỏ những người đi phía sau cố nhoi lên bằng cách đi hết phần đường dành cho chiều ngược lại và ở chiều kia cũng vậy.

Trước đó có một Bác cao tuổi cũng tham gia giao thông. Bác thấy mọi người phía dưới cố ngoi lên, lấn hết làn đường cho chiều ngược lại. Bác bực mình quát to “học sinh, sinh viên toàn người có học mà lấn hết đường như thế, làm sao để cho phương tiện bên kia di chuyển được”. Tôi thấy cũng ái ngại thay cho các bạn đang đứng lấn hết làn đường bên cạnh, khi các bạn đa phần là học sinh sinh viên, trong đó có một số sinh viên của Trường Đại học Mỏ và Địa chất gần đó. Không biết mọi người có thấy ngại khi Bác nói vậy không. Nhưng không thấy ai phản ứng và cũng rất khó thấy biểu cảm, hành động của mọi người khi Bác nói như vậy, bởi mọi người bịt kín khẩu trang, đeo kính nên không thể quan sát được biểu cảm của mọi người. Và, cũng chẳng thể hành động có ý thức hơn (đi đúng làn đường, hay quay lại...), bởi phía sau cũng đứng đông kín. Chỉ hy vọng vào người đang can thiệp kia để nhanh chóng thoát được điểm nóng này.

Tiếp đến, có một anh lái xe con chiều ngược lại. Khi không thể di chuyển được nữa. Anh mở cửa kính nói với người đi ngược chiều lấn hết đường “em đi thế anh còn đường đâu mà đi”. Anh rất nhẹ nhàng, từ tốn nói với người đi ngược chiều. Người ngược chiều không nói gì (mình sai mà) và cố gắng áp sát vào bên để nhường cho xe con đi.

Đến đây tôi có nhớ tới câu chuyện của TS Alan Phan với tiêu đề “nghịch lý kinh tế và giao thông ở Việt Nam” [1], trong đó, TS Alan Phan có đề cập đến ý thức tham gia giao thông của người Việt nói chung và người dân các thành phố lớn riêng, đặc biệt là Hà Nội và Sài Gòn. Theo đó, giao thông ở Việt Nam thật “hỗn loạn, tự phát và không kiểm soát”. TS lấy dẫn chứng, với lối lái xe và văn hóa của người Âu Mỹ, một hệ thống giao thông như vậy không thể vận hành được. Xe cộ phải tắc nghẽn, tại nạn phải xảy ra liên tục và mọi người trên đường sẽ bày tỏ thái độ “cuồng nộ” (road rage). Tuy nhiên ở Việt Nam, dường như mọi người vẫn kiên nhẫn và né tránh thay vì giận dữ với các tay lái không tôn trọng luật lệ giao thông. Không ai mắng mỏ bằng chân tay hay bằng các câu nói tục tĩu như tài xế Âu Mỹ, khi họ bị cắt đầu xe, đụng đít hay những va chạm nhỏ... Đó là những nhận xét rất đúng với tâm lý và văn hóa tham gia giao thông của người Việt. Cá nhân cũng hàng ngày đi trên những cung đường đó, gặp bao trường hợp và cũng như bao người khác “mạnh ai người ấy đi” và biết “chịu đựng” cho những cách hành xử khi tham gia giao thông, như: đi ngược chiều, còi inh ỏi, lấn làn, phóng nhanh vượt ẩu, tràn lên vỉa hè... bởi chẳng ai muốn “rước” những cái “họa vô đơn chí” vào thân.

Thôi thì, ai cũng hiểu xã hội nó như vậy (thời điểm trước đó và hiện tại) và tham gia giao thông ở Việt Nam nói chung là “mạnh ai người ấy tới”. Nên mọi người đều “an phận thủ thường” trong vấn đề tham gia giao thông. Tuy nhiên, vẫn có những cá nhân (chủ yếu là người cao tuổi, trực tính) có những hành động bày tỏ trước những ý thức tham gia giao thông kém văn hóa của mọi người. Xã hội có người này người kia. Tuy nhiên, mỗi cá nhân tham gia giao thông có ý thức hơn cũng như tìm hiểu rõ những quy định khi tham gia giao thông sẽ góp phần thay đổi dần nhận thức cũng như hành động trong việc tham gia giao thông, cùng nhau xây dựng văn hóa tham gia giao thông của người Việt nói chung “đẹp - văn minh - trí tuệ”. Tôi thì không thích mấy câu khẩu hiệu, nhưng dù sao mấy câu “khẩu hiệu” đó cũng có ý nghĩa ít nhiều, đó là “một ý thức giao thông - triệu nụ cười hạnh phúc” thay vì “một ý thức giao thông - trăm cái lắc đầu ngao ngán” và chẳng thể nói thành lời.

 =========================================================

[1] Alan Phan (2016). Góc nhìn Alan dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu. Nxb Thế giới. tr 206-208.

February 18, 2017

 bài trước, tôi có đề cập qua một chút về những hành động “bỉ ổi” mà nhà nó đã gây ra. Trong bài này, tôi sẽ nói cụ thể hơn một chút về những gì mà “mồm” nhà nó nói thì tốt đẹp nhưng hành động thì hoàn toàn ngược lại, đúng là “mặt người dạ thú”, “khẩu phật tâm tà”... Trên diện tích đất tăng gia của nhà tôi, sau khi “lừa gạt” [gia đình tôi tăng gia sản xuất hàng chục năm nay, chính quyền thì làm ngơ (lo lót), hàng xóm láng giềng (nói sai sự thật để lấy lòng)] để có được diện tích phía trên, xây dựng và chăn nuôi (lợn) một thời gian. Ăn đâu ỉa đó. Tiếp đến, thời gian đầu nuôi con bò, ngày ngày cột bò trên đó. Nếu cột bình thường thì chẳng sao, nhưng lợi dụng những lúc không ai để ý thì có những hành động đáng lên án. Măng tre trong bụi chưa kịp chồi lên mặt đất thì đã bị nó diệt. Đó không phải là hành động quá bỉ ổi hay sao?

Năm vừa rồi, nhà nó nuôi vịt, ngan, ngỗng, thả ngày thả đêm trên đó. Căng lưới xung quanh, một mặt để nhốt vịt, gà, ngan trong đó; một mặt chắn không cho gà nhà tôi sang, cũng hạn chế không cho nhà tôi đi (nham hiểm). Khi cãi nhau nó tuyên bố cấm mẹ tôi đi qua lại bên đó. Trắng trợn. Trong khi đó, bao năm nay nhà tôi có làm lối đi qua đó để trồng trọt, canh tác phần diện tích đất cạnh đó đã được giao quyền sử dụng, cũng là chỗ cho mấy con gà qua bới tìm thức ăn. Không dừng lại ở đó, nhà nó ngày càng thể hiện những “dã tâm” để biến toàn bộ chỗ đó là của mình. Đầu năm 2016, khi bị ảnh hưởng của cơn bão số 1 (bão Mirinae) nên một số cây Bạch đàn, tre, sung... bên đó bị đổ, gãy. Tôi đã chặt hạ, một phần gỗ lớn tôi đã mang về bên này, còn những cành nhỏ chưa kịp mang về, để đống bên đó. Nhân lúc gia đình tôi đi vắng, khi cho gà, vịt ăn, nhà nó quét dọn sạch sẽ, đốt bỏ toàn bộ củi, lá khi nào không ai hay. Phía trên thì nó đốt ngay dưới tán cây Sấu làm cháy một phía tán của cây. Phía dưới nó đốt sạch. Thật bỉ ổi quá mà.

Khi bố mẹ tôi về thấy vậy, lời qua tiếng lại. Thế mà nhà nó cứ trơ trơ, như chẳng có vấn đề gì. Như không hề hay biết. Rồi lại cãi, chửi nhau giữa hai bên. Khi khác, nó lại dọn dẹp cho sạch sẽ, phát quang những cây gì vướng trên đường đi. Hòng muốn làm một con đường xuống sông, lấy cái cớ xuống xách nước cho vịt, ngan. Rồi hai bên gia đình lại cãi nhau. Nhưng cũng chẳng ăn thua gì với nhà nó. Bởi nói hoài nói mãi với nhà nó cũng chỉ là “đàn gảy tai trâu”. Nhà tôi cũng chẳng thể làm được gì hơn. Không dừng ở đó, nó còn phát quang, quét dọn sạch sẽ, đốt sạch không chỉ xung quanh con đường xuống sông, mà toàn bộ diện tích (theo chiều ngang mảnh đất phía trên). Ý định, chiếm toàn bộ diện tích đó - diện tích đất liền khoảnh kéo dài từ mép đường xuống tận dưới sông. Đúng là “lòng tham vô đáy”. Không biết thế nào cho đủ. Thế mà đi kể với hàng xóm, nhà nó còn vu oan cho ai đó (bên sông) sang bên này nhặt nhạnh củi. Ôi chao. Dưới sông thì bèo đặc kín. Ai đi đò qua được. Hơn nữa, bây giờ mấy ai còn phải đi nhặt nhạnh, quét lá rụng về đun nấu làm chi. Thế mà mồm nó cũng “phụt” ra những lời đó được. Mà nói vậy thôi chứ, có ai thèm tin những gì nhà nó nói.


Rồi. Những cây cối (Sấu, Xoan...) mà nhà tôi có trồng, nó cũng tìm cách diệt. Cây thì bị bẻ ngang ngọn (cây xoan), cây nó chặt ngầm dưới gốc (cây sấu con). Cây chết chẳng dấu hiệu gì. Hóa ra chặt ngang gốc (dưới mặt đất). Nếu bình thường không ai nhận được ra. Từ cái măng tre không kịp mọc, cây sấu, cây xoan chưa kịp bén rễ... đã phải chết bởi những thủ đoạn “bỉ ổi” của những con người “dã tâm”, hòng muốn đem lại lợi ích về mình. Cây cỏ còn như vậy, huống chi sống đối nhân xử thế với hàng xóm láng giềng, anh em họ mạc.

February 17, 2017

D
ựa trên lòng tốt của nhau. “Nó” ra đây. Ban đầu được sự ủng hộ (không ngăn cản) từ gia đình tôi, ngoại trừ ông bà nội tôi phản đối kịch liệt, thậm chí nhiều lần còn đơn từ kiện tụng những gì nó phá hoại. Khi đó, gia đình tôi cứ nghĩ tôi và nó cùng đầu tư làm ăn. Tôi thì không nói gì cả, chắc ở nhà nó “ton hót” những lời mật ngọt với bố mẹ tôi. Khi nội tôi “ngã xuống” thì nó và nhà nó quay mặt “xoay đầu đổi đít” cắn gia đình tôi tức khắc.

Từ đó. Mà cũng chưa chuẩn. Từ khi nó có ý định ra đây rồi, mọi kế hoạch, mục đích và những thủ đoạn để đạt được mục đích nó đã nghĩ tới rồi. Nên lợi dụng lòng tốt của nhau, trước hết là tôi. Dùng tôi như “quân bài” hòng để đạt được mục tiêu. Mỗi khi có cãi cọ nhau. Nó toàn gọi điện cho tôi. Nhưng lúc nào nó cũng bảo là đã xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên bảo tôi gọi về nhà nói rõ với nội tôi và đừng kiện tụng nhà nó nữa. Cũng chính vì tôi nhẹ dạ cả tin. Cũng từ đó, nhà nó sử dụng chiêu bài “ăn không nói có” để nói ngược lại cho gia đình tôi. Nào là “gậy ông đập lưng ông”. Tôi chẳng thể hiểu được những con người “sống chỉ cho riêng mình”.

Sống chỉ nghĩ cho riêng mình

Khi chơi với ai cho dù với mục đích gì đi chăng nữa, cuối cùng cũng chỉ nghĩ lợi ích cho “nhà nó”. Chơi là thiệt, huống chi mấy ai “ăn không” được cái gì nhà nó. Chuyện cá nhân tôi thì đã rõ phần nào. Từ khi ra đây, những ai chơi với nhà nó, chỉ được một thời gian rồi cũng “ẩu đả”, cãi vã nhau và “đường ai nấy đi”, “một đi không trở lại” (có dịp ở các bài sau tôi sẽ nói rõ). Chuyện nhà tôi và nhà nó chưa thể hết chuyện (đã xảy ra) để nói trong một vài bài viết, sẽ còn dài và còn tiếp tục. Bất kể những gì đã xảy ra với anh em họ mạc, làng xóm láng giềng, bạn bè... khi đã chơi với nhau thì nhà nó được cái gì. Phải có lợi mới chơi. Chẳng đời nào chơi không cho mất thời gian.

Nhà nó là cả, dưới có hơn chục anh em trai, gái. Nội (ông) nó 2 vợ, nên đông con cháu. Nhưng khổ nỗi, ai cũng cãi nhau, khúc mắc, chẳng chơi được với ai. Anh em ruột thịt cũng “từ mặt” vì đất cát, rồi những lợi ích nhỏ to. Đây là chuyện gia đình nó, tôi chẳng thừa hơi đi nói làm gì. Đó là những gì đang hiện hữu bao nhiêu năm nay đối với nhà nó. Rồi hàng xóm láng giềng (bên trong nhà cũ) cũng vậy. Cũng cãi cọ nhau. Không nói nhưng trong bụng cũng “từ mặt” nhau. Chẳng chơi được với ai, có chăng chỉ “bằng mặt mà chẳng bằng lòng”. Tựu trung lại cũng chỉ “lòng tham”, muốn vun vén những phần hơn về mình. Người không nói đâu phải người ta câm.

Ra bên ngoài nhà tôi, muốn chiếm hết, chiếm tất cả. Chân ướt chân ráo bước ra, hòng những hộ gia đình ở đây nhượng lại, từ chỗ đánh đống rơm rạ bên vệ đàng (chân đê). Thực ra chẳng có gì to tát cho cam, thà sang nói tình cảm hàng xóm láng giềng thì ai người ta không nhường cho, đằng này, hống hách, ngang ngược, cứ như là của mình, thích làm gì thì làm, chẳng cần phải hỏi ai, xin ai. Mồm thì nói “sống đâu nhờ đó” nhưng sống có đúng bản chất câu đó đâu. Chỉ đúng mỗi “nghĩa đen”, tức là sống ở đâu muốn lấn, muốn chiếm làm của mình. Rồi bất chấp mọi thủ đoạn hòng đạt được. Nhà tôi chẳng làm to chuyện làm gì. Nói nhà nó cứ trơ trơ. Lợi dụng lúc không có người hoặc đi vắng, nó ra nó cắm, nó đánh đống rơm, rạ rồi. Chẳng nhẽ ra ăn thịt được nhà nó đâu. Cũng chỉ là nói (chửi) cho nó biết. Nhưng nói, chửi cũng chỉ là “đàn gảy tai trâu” đối với nói và nhà nó. Rồi cũng phải “bố thí” cho nhà nó.

Tiếp đến, diện tích đất đồi, gò mà gia đình tôi, từ thời nội tôi ra đây định cư (năm 1974), ra khai hoang, tăng gia sản xuất, trồng mấy bụi tre, cây Sấu... Ấy vậy, nhà nó “được đằng chân lân đằng đầu”, được ở trên phía mặt đường rồi. Nay nó muốn chiếm tuốt tuồn tuột xuống tận mép sông. Ban đầu, còn nhờ tôi mua ít cây Keo tai tượng về trồng trên đó, tôi cũng thật thà lên tận Xuân Mai (Trường Đại học Lâm nghiệp) mua, mang về cho nó trồng. Thực ra khi đó tôi đang học tiếp trên đó, nên tiện đường mua và mang về cho nó trồng. Rồi năm vừa rồi, sau khi cơ sở vật chất đã đi vào ổn định, nhà nó đẩy mạnh chăn nuôi (nuôi lợn nái, lợn thịt). Hàng ngày nước thải, phân lợn, rồi rửa chuồng nó đổ thẳng xuống kênh, trước mặt nhà tôi. Nói nhỏ nó chẳng nghe, tức là chỉ “nhờ” nhà nó làm cái ống để đổ xuống gần mặt đất, khi đổ sẽ hạn chế đến phát tán hôi thối ra xa thôi. Nhưng nó đâu có giúp cho.

Thậm chí, đến ngày vui của tôi, khi nhà bếp rửa bát, chén đối diện chỗ ống thoát, nhà tôi có làm đường ống bằng bao tải dứa, treo vào đầu ống, khi thải cho sát đất, đỡ ảnh hưởng. Ấy vậy, tận dụng lúc tối, nó cũng tháo và vứt đi chỗ khác. Đúng là “bỉ ổi”. Trước đó, bạn bè chơi với nhau là thế, nhưng những gì nó đã gây ra cho gia đình tôi, nên ngày vui tôi không thèm mời mọc cái mặt nó. Nhiều bạn bè cấp 3 hỏi tại sao không mời, bởi mọi người chẳng biết được nó và nhà nó sống “bỉ ổi” như thế nào. Tôi chỉ nói ngắn gọn một câu “không chơi được với nhau nữa, nên không mời”. Rồi đến chuyện chăn nuôi (gà, ngan, ngỗng, vịt) trên đất gò, đồi dưới tán bụi tre, cây Sấu. Nó và nhà nó cũng muốn chiếm tất chỗ đó. Dùng mọi thủ đoạn (nó biết trời biết, đất biết hết và nhà tôi chỉ biết một phần) hòng chiếm về nhà nó. Quá bỉ ổi.


Những câu chuyện cãi vã, kiện tụng nhau vì chỗ chăn gà, vịt, ngan, ngỗng mà nhà nó đã làm sẽ được tiếp tục gợi mở ở các bài tiếp theo trong chuỗi tiêu đề “rước hổ về nhà”. Đó là chuỗi dài những hành động “bỉ ổi” của nhà nó với gia đình tôi.

February 16, 2017

 bài trước, câu chuyện đang xoay quanh vấn đề những khoản đầu tư của 3 chúng tôi, từ lan rừng, cây sanh, cành sanh, khuôn chậu cây cảnh... Tuy nhiên, ở những khoản tiền đầu tư không nhỏ đó (khi đó chúng tôi toàn đi vay), bạn chẳng mấy khi bỏ ra (ngoài bỏ 4 triệu tiền mua cây và tiền mua 100 cái chậu treo lan, khoảng 500 nghìn gì đó). Thực tình mà nói “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, tại mình không rõ ràng ngay từ đầu nên chẳng trách được ai.

Như đã nói, nếu “lòng tham” con người không biết tiết chế thì sẽ gây nên những suy nghĩ “thiển cận”, những ứng xử đi ngược với “luân thường đạo lý làm người” và những hành động “phản cảm” như tôi có đề cập ở những bài trước. Quay lại câu chuyện, bạn và gia đình bạn chẳng có gì gọi là vì bạn, vì mình, vì hàng xóm láng giềng. Thay vào đó là “mưu mô xảo quyệt” hòng muốn lấn chiếm những gì của người khác, của xã hội. Từ “của người khác” ở đây tôi cũng nói hơi quá, tức là những gì mà gia đình tôi ra đây định canh định cư, khai hoang, tăng gia sản xuất, như: Bụi chuối, bụi tre, cây nhãn, chuồng lợn, nhà xí... không biết bạn quan hệ (đút lót) như thế nào, bao nhiêu, với ai mà có thể san lấp một cách trắng trợn như vậy. Mặc cho gia đình tôi, hàng xóm láng giềng xung quanh ý kiến ý cò, thậm chí có cả đơn ra xã nhưng cũng chẳng làm gì được.

Riêng cá nhân tôi, đi làm trên Hà Nội nên không chứng kiến những cảnh tượng đó. Khi đó bạn gọi điện cho tôi nói rằng, tôi xin được giấy phép san lấp của xã rồi, ông gọi điện về nhà nói chuyện với ông nội ông đừng ngăn cản tôi nữa. Tôi “tin” bạn, tưởng bạn quan hệ và xin được giấy phép rồi, nên tôi cũng thật thà gọi điện về nói chuyện với nội tôi, và bị nội tôi mắng cho một trận và không quên nói “bố con nhà nó lừa gạt”. Nhiều lần không ăn thua cho dù nội tôi vẫn đâm đơn kiện những hành động phá hoại tài sản kia. Đến mức, bạn và gia đình bạn chửi rủa, mắng nhiếc thậm tệ với ông nội tôi, thậm chí, khi đó nội tôi đi đâu, bạn cho vợ bạn ra chặn đường. Nội tôi đi qua bên này, nó đánh võng sang bên đó. Nội tôi qua bên kia, nó lại đánh võng theo và kèm theo những lời “thô tục”, “vô văn hóa”... của một con người được ăn học đàng hoàng và hàng ngày đang đứng gia giảng cho học sinh (dạy hợp đồng). Đó là những gì tôi được nghe kể lại từ nội tôi cũng như một vài người khác.

Rồi mọi chuyện cứ thế diễn ra. Nhờ quan hệ gì đó. Chính quyền xã làm ngơ mọi chuyện. Việc san lấp, xây dựng cơ bản sớm muộn cũng hoàn thành. Trong khi đó, thi thoảng tôi về chơi cuối tuần còn ton hót chạy sang làm giúp (chở cát, bê gạch...) mà bỏ ngoài tai những gì nội tôi nói, những gì hàng xóm góp ý. Cũng chính vì tôi mà mọi chuyện mới vậy. Thật chẳng còn gì để nói với tôi - một thằng “rước hổ về nhà”. “Tội đồ” đó có chết tôi cũng không làm sao rửa hết được.

Mối quan hệ bạn bè “mù quáng” đó vẫn tiếp diễn. Tôi đi làm trên Hà Nội nên ít chứng kiến những gì đang diễn ra cũng như chịu áp lực từ 2 phía gia đình, đặc biệt những cuộc cãi vã, thậm chí “ẩu đả” giữa hai bên. Tôi về nhà chỉ bị mọi người chửi “ngu” khi chơi, rồi kéo nó (bạn và gia đình bạn) ra đây. Dần dà tình bạn đó cũng mờ nhạt từ khi nào không hay biết, bởi những lời nói, hành động và những gì nó gây ra cho gia đình tôi, hàng xóm láng giềng ngày càng thể hiện đúng bản chất. Bắt đầu từ thời điểm này trở về sau tôi sẽ dùng từ “” để thay cụm từ “bạn và gia đình bạn”. Từ “” vẫn là còn quá nhân từ để dùng chung và nói về những con người “vô ơn” đó.

Từ khi chân ướt chân ráo bước ra đây, đến hụm nước cũng sang nhà tôi xin để uống (mỗi lần xin cả thùng nước mưa sang bên đó đun,nấu), rồi thi thoảng bữa rau, củ su hào... nói chung là tôi không thích kể nể mấy chuyện cỏn con, vạch vãnh này. Khi đó, những mâu thuẫn chưa xảy ra với gia đình tôi ngoại trừ ông bà nội tôi. Bởi, “cha nó và nó” có cái thói “ăn không nói có”, tức là khi đi đến đâu, gặp ai (ngay cả người thân trong gia đình tôi) cũng nói đã xin được giấy phép của xã, mọi người nhẹ dạ cả tin nên coi là đúng nên ít nhiều cũng ủng hộ. Dần dà mới thấy “mặt người dạ thú” ngày càng lộ nguyên hình, thông qua những lời ăn tiếng nói, đối nhân xử thế và những gì hòng lấn chiếm đem lại lợi ích cho nó.


Những gì mà “” đã, đang và sẽ gây ra cho gia đình tôi sẽ được truyền tải qua những bài tiếp theo, dựa trên tiêu đề chính “rước hổ về nhà”. Tôi viết ra đây chẳng vì mục đích gì, ngoài lưu lại và lấy đó để xem “” sẽ sống như thế nào, bởi đời người chỉ sống một lần. Sống sao cho phải. Sống để lại cho đời sau. Chứ đâu chỉ sống một chốc một lát, sống cho mỗi gia đình mình.

February 15, 2017

C
ái ngày tôi và bạn chơi thân hơn bình thường, đến nỗi, thi thoảng đi đâu chơi cũng kè kè bên nhau (như hình với bóng, như môi với răng - có người đã nói vậy sau khi mọi chuyện đã vỡ lẽ). Đến mức, đi tán gái cũng đi cùng. Rồi khi chuẩn bị lấy vợ, lấy ai bạn cũng hỏi ý kiến tôi. Bởi khi đó, bạn yêu một lúc một vài cô, mỗi cô một vẻ, được cái nọ mất cái kia. Sắc kém nhưng có ngành nghề (giáo viên một trường Trung cấp gì đó, kinh tế gia đình không có). Có sắc nhưng lại buôn bán (giàu có), chẳng qua trường lớp. Chuyện đời là thế đó. Và, tôi cũng thật thà, phân tích được hơn giữa cô này cô kia. Cuối cùng, bạn cũng đi đến quyết định lấy cô vợ hiện tại bây giờ (giáo viên để dạy bảo con cái lên người, có học hành...).

Cái ngày lấy vợ, tôi xin nghỉ ở cơ quan 2 ngày về giúp bạn, từ việc đi mua sắm bàn ghế, tủ, trang trí phòng tân hôn... hay kê giường sao cho hợp hướng và những việc liên quan đến ngày hạnh phúc của bạn, gia đình bạn. Khi đó, tôi nhiệt tình giúp bạn, tiếp khách giúp bạn. Nói chung, là nhiệt tình, chân thành, không vụ lợi. Sau khi bạn lấy vợ, tình bạn vẫn gắn bó như vậy. Bởi khi đó chẳng có gì để tính toán thiệt hơn. Nhưng không biết bạn có nghĩ như vậy không?

Trước đó, tôi có sở thích chơi lan rừng, nên thi thoảng vẫn kiếm lan về chơi. Khi đi công tác các địa phương, nhiều khi tôi còn lên tận rừng để kiếm. Khi đó đi công tác trên Sìn Hồ (Lai Châu), sau khi vào xã làm việc cùng một đồng nghiệp, tôi lên rừng kiếm lan và lần đó cũng được khơ khớ. Tôi cửi cả một cái áo phông ra để đựng lan. Ngoài ra, tôi cũng bỏ không ít tiền để mua lan rừng về chơi. Đi làm ở Hà Nội, nên thi thoảng qua đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) mua, sưu tập các loài về chơi. Về bạn thích nên cũng muốn chơi. Khi đó, tôi còn dành nhiều thời gian để thiết kế, đính lan vào các khúc gỗ (gỗ nhãn là chính), hay trồng trong chậu cho bạn hơn là chăm chút cho giàn lan của mình (bạn làm giàn trước, tôi làm sau, trước đó tôi mới chỉ treo lên cây nhãn). Khi đó, tiền lan chưa bao giờ bạn bỏ ra một đồng nào. Bạn chỉ bỏ tiền ra mua 100 chiếc chậu (mỗi người 50 chậu), tôi và bạn sang hẳn Bát Tràng (Hà Nội) để mua và chở xe máy từ đó về Hà Nam. Khi đó tôi cũng chẳng tính toán thiệt hơn làm gì.

Rồi thời điểm 2010, cây cảnh đang sốt xình xịch do bên phía Trung Quốc nhập, nên đi đâu, bất cứ nơi nào cũng đua nhau trồng cây cảnh. Chúng tôi cũng không phải ngoại lệ. Mới ra trường đi làm được 1 năm, tiền không có nhưng “máu chơi”, đó cũng là một sở thích, niềm đam mê của cá nhân tôi, nên cùng bạn vay tiền mua ít cây sanh về trồng, chơi. Khi đó, tôi bỏ ra 8 triệu, bạn 4 triệu (tổng 12 triệu) mua một chuyến cây sanh đã bám đá (trung bình khoảng 300 nghìn/cây). Mua từ Đồng Văn (gần nhà vợ bạn) về dưới Tiên Hải. Không có đất trồng nên mang hết cây vào sân nhà bạn. Khi đó là nhà cũ, chứ bạn và gia đình chưa ra ngoài này (cạnh nhà tôi bây giờ).

Tiếp đó, tôi đầu tư cả một chuyến cây (cành sanh) ở dưới Nam Điền (Nam Định) về. Tôi cũng bỏ tất mọi chi phí (cành cây sanh, ăn uống tôi, bạn và lái xe, tiền thuê xe). Về bạn cũng chẳng đả động gì. Đất không có để trồng, phải đi cắm bờ mương, bờ đê (ở quê mọi người nhờ bờ đê để đánh đống rơm rạ, trước kia còn làm nhà vệ sinh (chưa phát triển nhà xí tự hoại). Ấy vậy, bạn còn lấy ít cành sanh cho người nọ người kia (người nhà bạn), xung quanh rồi cả nhà vợ. Tôi cũng chẳng tính toán làm chi.

Tiếp đến, chúng tôi (3 người) đầu tư cả khuôn chậu cây cảnh. Lên mạng tìm hiểu mẫu khuôn, rồi chạy xe máy xuống tận Vũ Thư (Thái Bình) để đặt khuôn (ang, hay post). Ấy vậy, bạn cũng chẳng bỏ ra đồng nào. Ban đầu, người bạn thứ 3 vay tiền (10 triệu) để trả tiền khuôn chậu. Rồi sau đó, tôi cũng phải đi vay, trả bạn 5 triệu (đóng góp). Đến khi bạn phải trả nợ, tôi lại phải bỏ ra 3 triệu nữa trả bạn (tổng tôi phải bỏ ra 8 triệu, người bạn thứ 3 bỏ ra 2 triệu, bạn chẳng bỏ ra đồng nào).

Ban đầu, mục đích làm khuôn chậu để chơi. Rồi đầu tư làm để bán, khi đó chi phí (cát, đá, sắt, xi măng... tự bỏ công) tôi và người bạn kia bỏ ra tất, bạn bỏ mỗi địa điểm để đổ khuôn chậu. Rồi khi kinh doanh ít chậu, tiền bạn thu (bạn ghi chép thu chi). Nhưng rồi cuối năm, bạn chẳng thèm tổng kết hay đả động gì. Theo người bạn thứ ba ghi chép, tổng bạn thu từ tiền bán chậu cảnh trên dưới 10 triệu đồng. Vậy mà bạn cũng chẳng thèm tổng kết rồi trả những chi phí ban đầu cho đầu tư khuôn, chậu. Hơn thế nữa, bạn bán khuôn chậu cho người thân nhà bạn, bạn cũng không có trách nhiệm thu tiền. Coi như biếu không. Bạn cũng chẳng ý kiến ý cò. Biết thời điểm đó, bạn khó khăn. Tôi và người bạn kia chẳng thèm tính toán. Nhiều khi tiền vật tư cát, đá, sắt, xi măng... tôi cũng bỏ tiền túi.

Khi bạn và gia đình nhà bạn chân ướt chân ráo ra cạnh nhà tôi, nào san lấp (cát, đá, xây dựng cơ bản...) tôi sang giúp bạn. Gia đình bạn mời ăn cơm. Thực sự mà nói, nếu mọi chuyện vẫn tốt đẹp thì chẳng hề hấn gì. Nhưng “lòng tham” con người đã thay đổi mọi chuyện. Bạn và gia đình bạn chẳng biết “lẽ phải”, “qua cầu rút ván”, “qua sông thì phải lụy đò”, “xoay đầu đổi đít”... Vì lợi ích cá nhân mà bất chấp tất cả. Quay sang “cắn” gia đình tôi. Tranh chấp diện tích gò, đồi (có mồ mả của những ngôi mộ vô danh). Trong khi đó, gia đình tôi ra định cư hàng chục năm nay (từ năm 1974). Ra khai hoang, tăng gia sản xuất (trồng mấy bụi tre, mấy cây Sấu). Ấy vậy, bạn và gia đình bạn “được đằng chân lân đằng đầu”, chăn nuôi dưới đó nhưng muốn chiếm tất. Đến khi hai gia đình cãi nhau, mẹ bạn quay lại chửi tôi, rằng “ăn mòn đũa mòn bát nhà bạn”, thật buồn cho chuyện đó. Tôi chẳng biết nói gì hơn khi mẹ bạn “xoay đầu đổi đít” nhanh như vậy.

Đó là một phần câu chuyện với tiêu đề “rước hổ về nhà”. Sự thực về những gì bạn và gia đình bạn “cắn” gia đình tôi như thế nào. Đối nhân xử thế với hàng xóm láng giềng như thế nào, mọi diễn biến sẽ dần gợi mở ở các bài tiếp theo.

February 14, 2017

S
ự “tin tưởng” giữa con người với nhau trong tình bạn, cuộc sống, cộng việc... là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, đôi khi chính sự “tin tưởng” ấy lại làm hại chính bạn. Bởi, lòng người thật khó “đoán”. Biết sao được chữ “ngờ”. Bình thường thì chẳng sao, khi động tới chút “lợi ích”, “quyền lợi” mới biết “con người”, bạn bè như thế nào? Và “lòng tin bắt đầu và kết thúc với sự thật” - Santosh Kalwar. Chính sự tin tưởng ở bạn, gia đình bạn đã gây nên “nỗi bất hạnh” đối với tôi, gia đình tôi và hàng xóm láng giềng cũng như xã hội.

Câu chuyện liên quan tới một “người bạn” ở quê, từ lúc học cùng, chơi cùng và làm bạn thân một chút... nhưng cuối cùng rồi cũng đến lúc “đường ai nấy đi”. Bởi, sự tin tưởng nhau nên mới lợi dụng nhau trong cuộc sống, đặc biệt là lợi dụng hòng đem lại những lợi ích cho cá nhân, cho gia đình mình. Thông qua các bài viết với tiêu đề “rước hổ về nhà dần dà sẽ gợi mở về sự tin tưởng nhầm ở con người với nhau, trong đó, “những con người đó” sẽ dần lộ nguyên hình của những người “khẩu phật tâm tà”, “mặt người dạ thú”. Và, những hậu quả và cái kết từ 2 phía của sự tin tưởng đó.

Đó là sự “đố kỵ”, “ghen ghét”, “hận thù”... nhau trong cuộc sống giữa hai bên gia đình (hàng xóm láng giềng trên danh nghĩa). Ở con vật, như “con gà tức nhau tiếng gáy”, con nào có bản lĩnh cũng như khả năng sẽ cất những tiếng gáy to, đanh thép, hùng hồn... để át những tiếng gáy của con gà kia, thể hiện sự dũng mãnh chính nghĩa. Sự cạnh tranh công bằng nhất từ con vật đều dựa trên khả năng của mình. Trong khi đó con người thì sao? Làm gì có sự công bằng trong đối nhân xử thế với con người với nhau, ngay cả với họ hàng còn chẳng chơi được với nhau huống chi là người ngoài phải không? Đó là thực trạng “người bạn, gia đình người bạn” đã để lại những “tai tiếng thơm” trong mắt, trong lòng mọi người, từ anh em ruột thịt, họ hàng gần xa, bà con lối phố, hàng xóm láng giềng.

Hãy chơi như một đứa trẻ, trong sáng, không toan tính, vụ lợi”. Nhưng ai đâu ngờ. Lòng tham con người là vô tận, biết sao cho đủ, cho vừa. Chính vì sự tin tưởng, lòng tốt của bạn, mọi người xung quanh mà “lừa lọc”, “trơ tráo”, “xoay đầu đổi đít”, “ăn không nói có”... để vun vén cho những lợi ích cá nhân của mình, gia đình mình. Trong khi đó, chẳng cần biết lẽ phải, cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau ra làm sao. Ngày xưa “tiếng hát át tiếng bom”, giờ đây sống gần nhau “miệng lưỡi chua ngoa, cái loa cũng thua”. Một khi đã không ưa nhau thì nhìn nhau là “cứt” hết.

Âu cũng chính là sự tin tưởng của nhau, rồi ngon ngọt ban đầu để “lừa trên gạt dưới”, tìm mọi cách, bằng mọi giá để đạt được mục đích của mình của gia đình mình. Đó là thầu được mảnh đất vốn trước kia là ao, thùng chưa được giao quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân nào theo Luật Đất đai năm 2003. Trong khi đó, diện tích ấy được các hộ gia đình ra đây định cư hàng chục năm đã khai hoang, tăng gia sản xuất... thế là bất chấp tất cả, nâng cấp (đổ đất, san phẳng), phá hoại những loại cây trồng (tre, chuối, nhãn, chuồng lợn, hố xí...) của hàng xóm, để làm chỗ ở tạm thời cho gia đình mình. Không dừng ở đó, bằng mọi cách (chạy chọt) để được tạm thời ở, và chăn nuôi sản xuất. Thả gà, vịt, ngỗng trên diện tích đất đồi, gò mà gia đình khác đã tăng gia hàng chục năm, rồi tìm cách phá hoại để chiếm hết diện tích đó luôn (từ trên đường kéo hết xuống sông). Thật không biết thế nào cho vừa, “được đằng chân lân đằng đầu”.

Đời người đâu chỉ sống ngày một ngày hai, sống cho riêng mình. Đâu cần dựa vào những lời nói “rỗng tuếch”, thậm chí “khẩu phật tâm tà” nói lọt tai những người mới biết lần đầu (lấy lòng), mà thông qua những hành động, cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau, giữa hàng xóm láng giềng, anh em họ mạc... Đến anh em họ mạc (ruột thì) chẳng thể chơi được với ai. Cả họ hơn chục các em trai, gái nhưng không thể chơi được với ai theo đúng nghĩa anh em ruột thịt. Đến hàng xóm cũng chẳng được lòng ai, có chăng chỉ là những người không biết, chưa biết, chứ ai đã từng tiếp xúc hay có gì liên quan đến gia đình thì một đi không trở lại. Thử hỏi, những con người sống thiếu “nhân cách”, “đạo đức kém” như vậy có còn “tư cách” gì mà dạy bảo được con cháu, hay chỉ là sống cho riêng mình, sống mà để lại những “ô danh” cho người đời chê cười.

February 13, 2017

T
huở ấy, mới chỉ là bạn cùng thôn, đi học cấp 2 (cùng lớp), nhưng cũng chẳng có mấy ấn tượng về nhau mấy (chẳng nhớ được gì), lên cấp 3 mỗi người một lớp, khi đó phải đi học xa nhà (cách nhà khoảng 7km), nên ngày ngày sớm đi học, trưa học về đều chờ, đợi nhau (cả khóa có 10 người là con trai, nên hay đi cùng nhau). Khi đó, cũng chỉ bạn học bình thường, chứ chẳng thân thiết là mấy. Bạn học bình thường nên chẳng lưu lại những gì gọi là kỷ niệm tuổi học trò đúng nghĩa, hơn nữa, khác lớp nên chuyện học tập, sinh hoạt cũng không biết nhiều.

Tình bạn từ đó, khi mà tôi đi học tiếp (học xa nhà), bạn không học tiếp, đi lái xe (xe ben) nên mỗi thời điểm mỗi nơi. Tôi đi học, thi thoảng mới về nhà. Cũng từ đó, những người bạn khác cũng mỗi người một nơi, người đi học tiếp người đi làm nên không mấy gặp nhau, có chăng chỉ là thi thoảng ngày lễ, ngày tết về tụ họp, hàn huyên hỏi thăm nhau về học tập, làm ăn ở nơi xa xứ. Hai năm đầu thì cũng bình thường, nhưng chẳng biết “duyên phận” hay "tai chướng" thế nào, hai năm cuối và tiếp đó 2 năm nữa, chúng tôi (gồm 3 người) chơi thân hơn bình thường khi nào không hay biết, đặc biệt là khi tôi mới ra trường.

Năm cuối chuẩn bị ra trường, tôi được đi thực tập trên trường 3 (Phú Hộ, Phú Thọ) có mang ít cây giống (Cam V2, Bưởi diễn) về cho bạn trồng, trong khi đó tôi mang mỗi cành Bưởi diễn về nhà trồng. Thi thoảng cuối tuần về quê chơi, tôi thường hay vào nhà bạn chơi, tình bạn dần gắn kết, đến mức nhiều khi đi đâu cũng có nhau (theo kiểu hình với bóng - có nhiều người nói vậy). Tôi thì nghĩ đơn giản, tình bạn cứ để lẽ tự nhiên nó đến, tình bạn không vụ lợi trong sáng, cứ thế là chơi với nhau (cùng một bạn nữa).

Thi thoảng vào nhà bạn chơi, được mời ở lại ăn cơm cùng gia đình (có thể nói đây là "cái nhục", "cái bất hạnh" khi đến giờ bị mẹ làm cớ để chửi tôi “ăn mòn đũa, mòn bát”, có phải nhà tôi thiếu cơm thiếu gạo đâu chứ, thôi thì biết đâu được chữ “ngờ”). Rồi từ đó, chẳng biết từ đâu, mẹ bạn cứ rêu rao “hai thằng như một”, tức là, coi tôi như con cháu trong nhà. Trong khi đó, trước giờ tôi có nói gì đâu. Rồi có ngày, hai bà mẹ chửi nhau, mẹ bạn coi tôi là “con nuôi” khi nào mà tôi không hề hay biết.

Chuyện gì đến rồi cũng đến, tôi có nghe tới nhưng cũng chỉ để ngoài tai, chẳng ý kiến ý cò. Bởi, tôi có nghe trực tiếp từ mẹ bạn nói đâu và cũng chẳng biết “đầu cua tai nheo” ra làm sao. Tôi cũng ít chuyện, toàn chuyện không hay nên chẳng mấy khi về nhà la cà hỏi han người này người khác, hay từ chính gia đình mình. Bởi, đi làm vốn đã nhiều áp lực (đau đầu), về nhà toàn chuyện nhức nhối, có biết thêm cũng chẳng giải quyết được gì, nếu có thì càng làm tôi nghĩ suy thêm mà thôi. Thế là mọi chuyện nhỏ to, tôi coi như không biết, có chăng chỉ nghe đâu đó, người nọ người kia nói hay có chăng về nhà bố, mẹ, cô... nói (chửi tôi).

Trong thời gian chơi với bạn, tôi cũng được mọi người cảnh báo (hàng xóm láng giềng xung quanh, rồi những gì diễn ra trước đó với họ hàng làng xóm xung quanh nhà bạn, đặc biệt ông nội tôi cũng đã cảnh báo, góp ý “chơi với bố con nhà nó phải cẩn thận”, nhưng tôi vẫn để ngoài tai). Câu nói “chơi với bố con nhà nó phải cẩn thận” đã được nhiều người, từ người già người trẻ, từ bạn bè, từ các bác các chú xung quanh. Ngay cả nội tôi, sống cả một đời người, đến cuối đời bị một thằng bạn thân của tôi “lừa” (về chuyện “lừa” này tôi sẽ nói sau), nên trước khi trở về cõi vĩnh hằng cũng đã dặn dò và cũng vì tôi mà nội ra đi không thanh thản. Đó là tội lỗi của tôi với nội mà cả đời này tôi sẽ không bao giờ quên.

Mọi câu nói, từ mọi người tôi đều bỏ ngoài tai. Bởi, thiết nghĩ, cứ chơi với nhau, mình thật lòng, không so đo, tính toán thiệt hơn, không chút vụ lợi... đến với nhau như lẽ tự nhiên thì tình bạn sẽ bền vững hơn. Tôi đã nhầm to. Thực sự nhầm. Chính vì tôi dễ tin người nên mới xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy. “Lòng tin bắt đầu và kết thúc với sự thật” - Santosh Kalwar


Câu chuyện tin bạn và những gì bạn, gia đình bạn gây ra cho tôi, gia đình tôi sẽ dần được gợi mở qua các kỳ tiếp theo của câu chuyện “rước hổ về nhà”?

chủ đề

Ăn của rừng bài báo khoa học bản quyền bành trướng Bảo vệ cây là bảo vệ chính mình biến đổi khí hậu Biển Đông Biết sai vẫn cứ làm biểu đồ biểu đồ hộp biểu đồ sai số chuẩn Biểu đồ tương quan Biểu đồ với nhãn bon-sai boxplot buoc-dau-nghien-cuu-khoa-hoc but-ky-doi-toi Cái tài Cái tâm Cái tầm canh tác đất dốc Cây xanh đô thị Cha chung không ai khóc cha nào con nấy Chân thiện mỹ chân trong chân ngoài chạy chức chạy quyền Che chở Chết toàn tập chọn cách ta sống chữ tín chuyện giờ mới kể có vấn đề Cơm áo gạo tiền Con cháu các cụ con người biến thái Con ông cháu cha công nghệ 4.0 correlation matrix corrgram corrplot Cứ đi rồi sẽ tới cuộc cách mạng 4.0 Đam mê đàn gảy tai trâu danh dự danh xưng phù phiếm Đạo đức sống đào tạo sau đại học Đạo văn Đấu tranh sinh tồn day-do Đẹp trong tâm hồn Đi tắt đón đầu dở khóc dở cười đọc nghe nhìn và cảm nhận Dồn điền đổi thửa Động lực dựa vào nhau mà sống error bar plot GGalyy ggcorplot ggExtra ggiraph ggplot2 ggrepel ggthemes Giáng sinh Giáo dục giàu nghèo giục tốc bất đạt Góc quê gridExtra Hài lòng Hai mặt một lời hãy là chính mình hãy sống có trách nhiệm hơn hèn nhát Hiệu sau ứng bão hiệu ứng domino formosa Hiệu ứng sau bão Hòa cả làng học giả bằng thật hoc-lam-tho hoc-r-moi-ngay Ích kỷ KH&CN khả năng Khoán chi Không lối thoát Kiểm định thống kê kỹ năng mềm Kỷ niệm vùng miền Label lan rừng Lão Hạc thế kỷ 21 Liêm chính lính đánh thuê Lợi dụng lợi ích nhóm lừa trên gạt dưới lười suy nghĩ Lương thiện giả vờ Lương y Ma trận tương quan Mẹ Miền cát trắng miền đất hứa Mộc Châu món ăn địa phương Mùa gặt Mục đích sống Mường La Nghịch lý chất lượng - số lượng Nghiên cứu khoa học Ngồi chơi xơi nước Nhân cách nhu cầu Những cung đường tôi đã qua NN&PTNT phân cấp sinh trưởng phân tích hậu định phan-bien-xa-hoi plot3D psych Quán Nha R Rừng ngập mặn rước hổ về nhà rvg sach-hay SARS-CoV-2 sau-luy-tre-lang sciplot Số cây Số liệu trống không Sông Châu sống chết mặc ai sức ỳ sức ỳ bản thân suy thoái Tầm lùn tâm sự tâm sự buồn thảm họa formosa thảm họa môi trường tham nhũng Thân cô thế cô thắng cố ngựa Thăng trầm Thấy vậy mà không phải vậy Thế cây Thế cây cổ Thế cây thế người Thông điệp cuộc đời Thống kê mô tả Thông tư Thước đo lòng người Thủy điện Tiên trách kỷ hậu trách nhân Tình bạn cao đẹp Tình người Tố chất làm khoa học tội đếch gì mà phải ghét ai Tôi sợ giầu lắm track changes Trải nghiệm tre già măng mọc trở mặt Trung thực tư duy Tự sự Tư tưởng thụt lùi tuy duy nhiệm kỳ Ứng dụng R trong lâm nghiệp Văn hóa cảm ơn Văn hóa giao thông văn hóa ngầm Văn hóa xin lỗi Xấu khen đẹp chê Xỏ nhầm giầy xoay đầu đổi đít Ý tưởng

bài đã đăng

Powered by Blogger.

Disqus Shortname

Widget Recent Post No.

Widget Random Post No.

Widget Recent Comment No.

PageNavi Results No.

Labels Max-Results No.

Comments system

Contact Form

Name

Email *

Message *

bài đăng phổ biến

số lượt ghé qua trang blog

Bài đăng nổi bật

Thế cây thế người

T hế trong CÂY CẢNH thể hiện các chi tiết về CẤU TRÚC ở mọi phương diện, đa góc nhìn (trên dưới trái phải ngang dọc), trong đ...

Bài đăng phổ biến

bài xem nhiều nhất