T
|
hật bất ngờ, khi mùng 3 tết (năm
2016) đi chúc tết, Bác hàng xóm chẳng ngại ngần đầu năm mới, nói với tôi một
câu, đúng là “Rước hổ về nhà”, làm
tôi bất bờ không biết nói như thế nào nữa? Trước nay, hàng xóm láng giềng yên ổn,
sống hài hòa, thương thân thương ái... Ấy vậy, từ khi gia đình kia (rước hổ)
ra, mọi sự đảo lộn, cãi vã, chửi bới, kiện tụng... ảnh hưởng đến cuộc sống bình
an nơi thôn quê - Bác nói. Đó là chuyện về cá nhân tôi được biết, chơi và làm bạn
với một người bạn mà đến thời điểm này, tôi nhận thấy là nỗi “bất hạnh” đối với cá nhân tôi cũng như
gia đình tôi. Và, đó là cái lỗi rất lớn với gia đình tôi.
Từ thời học cấp 3, tôi có chơi với một
người bạn, từ đó cho đến khoảng năm 2013 thì “đường ai nấy đi”, bởi những gì mà “bạn”, tôi sẽ giữ bình tĩnh có thể để dùng từ “bạn” đến khi nào đó tôi cảm thấy và sẽ chuyển sang dùng từ “chua ngoa”, “tục tĩu” hơn có thể. Cũng từ khi nghe câu “rước hổ về nhà” mà tôi không khỏi nghĩ suy về những gì mà bạn và
gia đình bạn gây ra cho gia đình tôi cũng như hàng xóm láng giềng xung quanh.
Và, cũng từ đó, tôi coi đây (rước hổ về nhà) làm tiêu đề mà tôi cần viết vài
dòng tâm sự về những gì đã, đang và sẽ xảy ra với tôi và gia đình tôi khi mang
tiếng là “rước hổ về nhà”. Bởi trước
nay hàng xóm láng giềng, tình làng nghĩa xóm chẳng có vấn đề gì xảy ra, nhưng từ
khi bạn và gia đình bạn “chân ướt chân
ráo” bước ra đây - ngay cạnh nhà tôi, đã xảy ra bao nhiêu chuyện thị phi,
nào chửi bới, cãi cọ, xô xát nhau... Tôi định sau này có thời gian mới quay lại
chủ đề này để viết, nhưng cuối tuần vừa rồi (11.02.2017) tôi về mới chứng kiến
những gì mà bạn và gia đình nhà bạn nói, chửi bới “ăn không nói có”, “xoay đầu đổi
đít”, “điêu ngoa”... Từ thời điểm
đó, tôi quyết định sẽ dành một khoảng thời gian nhất định để viết lên những gì
mà tôi được nghe, chứng kiến, được kể lại từ gia đình, hàng xóm... từ chính những
con người mà tôi coi đó là “nỗi bất hạnh”
của riêng cá nhân tôi.
Tôi sẽ viết, viết và viết đến khi nào
nói lên được phần nào, thực trạng những con người mà tôi (cá nhân) nhận thấy là
chỉ sống cho bản thân, gia đình, thậm chí là để lại những “ô danh” cho làng xóm láng giềng, cho đời sau, cho xã hội cười chê.
0 comments:
Post a Comment