Tiếp theo
trong chuỗi câu chuyện về “rước hổ về nhà”
mà tôi có đề cập đến cụm từ “đàn gảy tai
trâu”. Trong bài viết này, tôi sẽ xoay quanh những vấn đề “cãi cọ” nhau giữa 2 bên và cá nhân tôi
thì chỉ có thể đúc kết rằng “có nói hoài
nói mãi nữa với nhà nó cũng chỉ là đàn gảy tai trâu mà thôi”. Tại sao tôi lại
phải dùng cụm từ “đàn gảy tai trâu” với
nhà nó ư? Chắc phải người trong cuộc mới hiểu phần nào, huống chi là bạn đọc mới
chỉ nghe qua (một chiều từ cá nhân tôi) một vài câu chuyện mà tôi có đề cập.
Cuộc sống
đâu chỉ sống cho riêng mình. Đâu chỉ thông qua vài lời nói mà “biết, hiểu” được phần nào con người. Đó
là những minh chứng qua những cách ứng xử, đối nhân xử thế... những hành động
hàng ngày với anh em ruột thịt, bạn bè, hàng xóm láng giềng, với xã hội. Vì “đất cát” mà bố mẹ để lại chưa rạch ròi,
ăn chia chưa đều hay anh cả phải chỗ ngon (đẹp, giá trị), nhiều hơn... mà không
biết bao gia đình, ở khắp các địa phương phải đâm chém nhau, kiện tụng nhau và “từ” mặt nhau. Và “nhà nó” cũng không phải ngoại lệ. Chuyện riêng “nhà nó” cũng chẳng thừa hơi mà kể nể ra
đây.
Nói một đằng làm một nẻo
Khi rỗi
hơi, ngồi “thóc mách” nhau thì toàn bịa
đặt những thông tin sai sự thật, có chăng lấy “cớ” gì đó để buôn chuyện “tầm phào” với những ai không biết, chưa
biết. Bình thường hàng ngày, mọi chuyện chẳng có gì để nói, bởi, với loại người
như nhà nó thì có “sống chết” ra sao
mặc kệ. Nhưng khổ nỗi, mình thì nghĩ như vậy, nhưng nhà nó thì toàn “thóc mách”, tức là nghe ngóng (câu chăng
câu chớ) bên nhà hàng xóm rồi đi buôn chuyện hay rình mò, ngó nghiêng sang nhà
hàng xóm. Giữa hai nhà cách nhau con mương nhỏ (chỗ thoát nước từ bên đồng ra
sông), ngoài những chỗ nào nhà nó xây kín, những chỗ hở nhà tôi phải chủ động “che, đậy” để nhà nó khỏi phải nhòm ngó.
Dùng lướt đen, kết hợp với dây phơi để căng, che; rồi dùng cành cây (cây sanh,
cây khế, cây lộc vừng) vít xuống để che bớt đi. Nói chung, là muốn tách bạch,
chẳng thèm dính dáng với nhà nó làm gì.
Nhàn rỗi
sinh nông nổi. Khi nhà nó chăn nuôi bên dưới tán bụi tre, cây sấu, cây sung... “biết thân biết phận” thì không sao. Đằng
này, ngứa chân ngứa tay (dã tâm) quét đốt, chặt, phá cây cối của nhà hàng xóm.
Đến khi cãi nhau, thì “cãi, chối” đây đẩy. Nào là “phịa chuyện” người bên sông sang bên này nhặt, lượm củi (bài trước
tôi có đề cập rồi). Ôi chao, đến chuyện như vậy mà nhà nó cũng “phịa” ra được. Đến cái măng tre chưa kịp
ngoi lên mặt đất cũng bị nó diệt (cắt) từ khi nào. Bụi tre cạnh tường, chẳng tội
tình gì. Lấy cớ che đống rơm rạ nhà nó, tranh thủ “tối đất, đỏ lửa” nó chặt hết,
chặt sạch... Và, một chuỗi những vấn đề mà khi “mồm nó phụt ra” với hàng xóm
láng giềng thì đều tốt đẹp, nhưng những hành động hoàn toàn đi ngược lại. Đúng
là “nói một đằng làm một nẻo” mà, “khẩu phật tâm tà”...
Miệng lưỡi chua ngoa, cái loa xóm cũng thua...
Trước nay,
dựa vào quân số (anh em đông và ngông cuồng) hễ có vụ gì liên quan là cậy đông,
kéo bè kéo phái đến át đối phương. Cũng vì “cái
ngông”, chẳng cần biết “phải trái,
đúng sai” đánh, đập người khác. Có một hôm, không biết thằng con lái xe, lời
qua tiếng lại với một người (con rể người bạn của bố nó, cũng lái xe thì phải).
Thằng con lái xe tới, chửi bới này nọ (khi đó tôi ở xa và cũng chẳng hơi đâu “rây”
vào nhà nó). Thằng bố đang dắt con bê dưới đồng, thấy thằng con như đang chửi bới,
dọa đánh. Chẳng biết phải trái, đúng sai ra làm sao. Vừa dắt bê lên, mồm vừa chửi
“đánh chết mẹ nó đi”, cứ thế là phụt ra. Trong khi đó, hai ông bố trước học cùng thời nhỏ, như người ta, là người lớn
với nhau, có gì lên nói chuyện phải trái đúng sai. Ai đúng ai sai thế nào, đến
đâu thì xin lỗi hay phải có trách nhiệm. Thế mà cũng “xứng” dạy con dạy cháu,
làm “gương” cho con cháu uh?
Liên quan
đến nhà tôi, khi cãi nhau, không biết sự tình như thế nào. Khi đó bố con nhà
nó, mẹ nó nữa cãi nhau với bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi không thể “chua ngoa” như nhà nó. Nên không biết sự tình như thế nào (khi đó
tôi trên Hà Nội), thế mà bố con nhà nó quây lại hành hung bố tôi. Thằng bạn
thân (một thời) khi bạn đi vắng, quay sang cắn (đánh) bố bạn. Thử hỏi còn gì để
nói nữa? Bạn thân uh? Bạn tốt uh?
Sau nhiều
lần cãi nhau như vậy. Khi ra chính quyền thì nói một đằng, nhưng về cuộc sống
hàng ngày thì làm một nẻo, chẳng đúng với những gì mình nói, trái với lương
tâm, mà chắc gì còn biết lương tâm như thế nào. Nên vừa rồi, tôi chứng kiến thằng
bố gỡ lưới nhà tôi để lùa mấy con ngỗng vào đó ăn (đó chỉ là cái cớ), tôi nhìn thấy,
sang nói, nó bảo “đất để không tao lùa ngỗng
vào ăn cỏ thôi”. Nhưng cái “dã tâm”
của nó trước giờ tôi thừa biết rồi. Thế là tôi tuyên bố “nhà tao để không cũng không mượn mày tháo lưới, đuổi ngỗng vào”. Rồi
hai bên gia đình lại to tiếng. Sau một hồi lời qua tiếng lại, tôi khuyên bố mẹ
không thừa hơi để nói với nhà nó và chốt lại một câu “nói với nhà nó, chẳng khác nào đàn gảy tai trâu”. Nhưng cũng chẳng
dừng lại ở đó, vẫn lời qua tiếng lại, đến khi có nhiều người (hàng xóm láng giềng,
công an xã can thiệp) can ngăn mới thôi.
0 comments:
Post a Comment