T
|
huở ấy, mới chỉ là bạn cùng thôn, đi
học cấp 2 (cùng lớp), nhưng cũng chẳng có mấy ấn tượng về nhau mấy (chẳng nhớ
được gì), lên cấp 3 mỗi người một lớp, khi đó phải đi học xa nhà (cách nhà khoảng
7km), nên ngày ngày sớm đi học, trưa học về đều chờ, đợi nhau (cả khóa có 10 người
là con trai, nên hay đi cùng nhau). Khi đó, cũng chỉ bạn học bình thường, chứ
chẳng thân thiết là mấy. Bạn học bình thường nên chẳng lưu lại những gì gọi là
kỷ niệm tuổi học trò đúng nghĩa, hơn nữa, khác lớp nên chuyện học tập, sinh hoạt
cũng không biết nhiều.
Tình bạn từ đó, khi mà tôi đi học tiếp
(học xa nhà), bạn không học tiếp, đi lái xe (xe ben) nên mỗi thời điểm mỗi nơi.
Tôi đi học, thi thoảng mới về nhà. Cũng từ đó, những người bạn khác cũng mỗi
người một nơi, người đi học tiếp người đi làm nên không mấy gặp nhau, có chăng
chỉ là thi thoảng ngày lễ, ngày tết về tụ họp, hàn huyên hỏi thăm nhau về học tập,
làm ăn ở nơi xa xứ. Hai năm đầu thì cũng bình thường, nhưng chẳng biết “duyên phận” hay "tai chướng" thế nào, hai năm cuối và tiếp
đó 2 năm nữa, chúng tôi (gồm 3 người) chơi thân hơn bình thường khi nào không
hay biết, đặc biệt là khi tôi mới ra trường.
Năm cuối chuẩn bị ra trường, tôi được
đi thực tập trên trường 3 (Phú Hộ, Phú Thọ) có mang ít cây giống (Cam V2, Bưởi
diễn) về cho bạn trồng, trong khi đó tôi mang mỗi cành Bưởi diễn về nhà trồng. Thi
thoảng cuối tuần về quê chơi, tôi thường hay vào nhà bạn chơi, tình bạn dần gắn
kết, đến mức nhiều khi đi đâu cũng có nhau (theo kiểu hình với bóng - có nhiều người nói vậy). Tôi thì
nghĩ đơn giản, tình bạn cứ để lẽ tự nhiên nó đến, tình bạn không vụ lợi trong
sáng, cứ thế là chơi với nhau (cùng một bạn nữa).
Thi thoảng vào nhà bạn chơi, được mời
ở lại ăn cơm cùng gia đình (có thể nói đây là "cái nhục", "cái bất hạnh" khi đến giờ bị mẹ làm cớ
để chửi tôi “ăn mòn đũa, mòn bát”, có
phải nhà tôi thiếu cơm thiếu gạo đâu chứ, thôi thì biết đâu được chữ “ngờ”). Rồi từ đó, chẳng biết từ đâu, mẹ
bạn cứ rêu rao “hai thằng như một”, tức
là, coi tôi như con cháu trong nhà. Trong khi đó, trước giờ tôi có nói gì đâu.
Rồi có ngày, hai bà mẹ chửi nhau, mẹ bạn coi tôi là “con nuôi” khi nào mà tôi không hề hay biết.
Chuyện gì đến rồi cũng đến, tôi có nghe tới nhưng
cũng chỉ để ngoài tai, chẳng ý kiến ý cò. Bởi, tôi có nghe trực tiếp từ mẹ bạn
nói đâu và cũng chẳng biết “đầu cua tai
nheo” ra làm sao. Tôi cũng ít chuyện, toàn chuyện không hay nên chẳng mấy
khi về nhà la cà hỏi han người này người khác, hay từ chính gia đình mình. Bởi,
đi làm vốn đã nhiều áp lực (đau đầu), về nhà toàn chuyện nhức nhối, có biết
thêm cũng chẳng giải quyết được gì, nếu có thì càng làm tôi nghĩ suy thêm mà
thôi. Thế là mọi chuyện nhỏ to, tôi coi như không biết, có chăng chỉ nghe đâu
đó, người nọ người kia nói hay có chăng về nhà bố, mẹ, cô... nói (chửi tôi).
Trong thời gian chơi với bạn, tôi
cũng được mọi người cảnh báo (hàng xóm láng giềng xung quanh, rồi những gì diễn
ra trước đó với họ hàng làng xóm xung quanh nhà bạn, đặc biệt ông nội tôi cũng
đã cảnh báo, góp ý “chơi với bố con nhà
nó phải cẩn thận”, nhưng tôi vẫn để ngoài tai). Câu nói “chơi với bố con nhà nó phải cẩn thận” đã
được nhiều người, từ người già người trẻ, từ bạn bè, từ các bác các chú xung
quanh. Ngay cả nội tôi, sống cả một đời người, đến cuối đời bị một thằng bạn
thân của tôi “lừa” (về chuyện “lừa” này tôi sẽ nói sau), nên trước khi
trở về cõi vĩnh hằng cũng đã dặn dò và cũng vì tôi mà nội ra đi không thanh thản.
Đó là tội lỗi của tôi với nội mà cả đời này tôi sẽ không bao giờ quên.
Mọi câu nói, từ mọi người tôi đều bỏ
ngoài tai. Bởi, thiết nghĩ, cứ chơi với nhau, mình thật lòng, không so đo, tính
toán thiệt hơn, không chút vụ lợi... đến với nhau như lẽ tự nhiên thì tình bạn
sẽ bền vững hơn. Tôi đã nhầm to. Thực sự nhầm. Chính vì tôi dễ tin người nên mới
xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy. “Lòng
tin bắt đầu và kết thúc với sự thật” - Santosh Kalwar
Câu chuyện tin bạn và những gì bạn,
gia đình bạn gây ra cho tôi, gia đình tôi sẽ dần được gợi mở qua các kỳ tiếp
theo của câu chuyện “rước hổ về nhà”?
0 comments:
Post a Comment