N
|
ói không ngoa tình trạng “học giả bằng thật” ở nhiều nơi, diễn ra
phổ biến, bởi ở các cơ sở đào tạo có những đối tượng, thành phần theo học với
nhiều mục tiêu (mục đích) khác nhau, nên dẫn đến tình trạng “học cho có - tham gia cho đầy đủ”, nên một
phần làm cho chất lượng đào tạo đầu ra của chúng ta còn yếu. Dẫn đến tình trạng
ra trường thất nghiệp, đi làm trái ngành, thậm chí khi vào các Cty, tổ chức,
đơn vị sản xuất, nghiên cứu... đều phải “đào
tạo lại”. Sẽ là thiếu cơ sở, minh chứng cho những vấn đề nêu trên và cũng
chưa đủ tầm để “nhàm bàn” những vấn đề trọng đại này. Nên trong phạm vi bài viết,
người viết chỉ chia sẻ một chút về khía cạnh “học giả bằng thật” mà cá nhân được biết.
Chuyện là vậy, khi đi học (đại học,
thạc sĩ) trong nước, không hiếm những học viên vì nhiều lý do mà không lên lớp
nghe giảng được nên phải “nhờ”, “thuê” người khác điểm danh hộ (thuê điểm
danh), thậm chí “thuê” người thi hộ
các học phần. Rồi khi làm luận án tốt nghiệp cũng “thuê” luôn. Lên google đánh cụm từ “viết luận văn thuê”, chưa đầy 1 giây (0,47 seconds) có tới
4.860.000 (tra cứu vào 3h35, ngày 10.2.2017) kết quả có liên quan tới dịch vụ
nhận-làm, viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, thậm chí cả tiến sĩ từ A-Z. Kết
quả cho thấy, tình trạng trên diễn ra ở phổ biến ở nhiều nơi. Vậy, phải chăng
cách giáo dục, quản lý giáo dục và con người (giáo dục và được giáo dục) có vấn
đề? (không dám vơ đũa cả nắm).
Một anh bạn mà tôi biết, vừa đi học
(cao học) vừa đi làm, nên sẵn sàng bỏ tiền thuê các em sinh viên điểm danh (học
thuê), rồi thuê luôn cả người viết luận văn tốt nghiệp (giá cả chục triệu cho một
luận văn tốt nghiệp, từ A-Z). Mọi chuyện ngon lành cành đào. Sau khi nhận bằng
tốt nghiệp về nơi công tác còn được hỗ trợ (40 triệu) học thạc sĩ và được cơ cấu
lên phó phòng (một đơn vị ở địa phương miền núi). Thật oách, thật oai. Đi học
chẳng mất gì, suốt ngày chè chén, đàn đúm. Về cơ quan vấn báo cáo tham gia theo
học đầy đủ, về nhà (gia đình, họ hàng) vẫn tự hào có người con, người cháu đi học
thạc sĩ (quá oách). Sau khi có bằng thạc sĩ, mọi người (bạn bè, đồng nghiệp, họ
hàng gia đình) đều kính trọng. Sự nghiệp theo đó cứ phất “vù vù”.
Thực sự mà
nói, thực trạng học thuê, viết luận văn thuê đã và đang diễn ra phổ biến ở nhiều
địa phương, ngay cả ở giữa thủ đô, ngay cả các trường, học viện có tuổi đời
hàng trăm năm. Thật buồn cho con người, xã hội “sính bằng cấp”. Vậy xã hội, đất nước sẽ phát triển ra sao nếu trong
các cơ quan công quyền vẫn đầy dẫy những con người “học giả bằng thật”? Câu hỏi này, xin được bỏ ngỏ để chúng ta - những
ai quan tâm, đặc biệt những nhà giáo dục cũng trăn trở suy nghĩ. “Con người là tạo vật duy nhất cần phải được
giáo dục”, “Con người chỉ có thể trở thành người là nhờ giáo dục. Con người là
những gì được giáo dục tạo nên” [1].
============================================================
[1] Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương
(bản dịch), E’mile hay là về giáo dục, Nxb Tri thức, 2010.
0 comments:
Post a Comment