Sau nhiều lần được nghe các NCS đang
trong quá trình hoàn thiện luận án án tiến sĩ cũng như một số tân tiến sĩ tâm sự
và nói “học xong tiến sĩ chẳng biết làm
gì”. Câu nói nghe cứ như bỡn, nhưng điều đó nói lên phần nào thực trạng đi
học tiến sĩ cũng như đào tạo tiến sĩ ở một số cơ sở ở nước ta. Câu hỏi “học tiến
sĩ để làm gì?” đã được các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu khoa học... đã bàn quá
nhiều và thực sự chưa có “hồi kết”
cho thực trạng học và đào tạo tiến sĩ ở nước ta. Trong bài viết “những ngộ nhận về học vị tiến sĩ tại VN”
[1], tác giả đã đề cập đến những “ngộ nhận”
về học vị tiến sĩ, chứ không phải dành cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp
khoa bảng.
Trong phạm vi bài viết, cá nhân xin
có đôi lời nhàm bàn về những trường hợp những người đang làm nghiên cứu khoa học
(chưa thực sự đúng nghĩa), cũng như một số trường hợp đang theo đuổi những danh
xưng từ học vị tiến sĩ thay vì theo đuổi sự nghiệp khoa bảng đúng nghĩa.
Trường hợp, một
anh nghiên cứu viên sau khi ra trường đi làm (những công việc liên quan đến nghiên
cứu khoa học - nghiên cứu ứng dụng). Đi làm cả chục năm trời, tham gia hết đề
tài này, dự án kia, thậm chí làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ. Ấy vậy, đến khi kết
thúc đề tài, viết báo cáo tổng kết, việc xử lý số liệu (xử lý và phân tích một
số chỉ tiêu thống kê đơn giản) còn không biết xử lý ra sao, tính toán các chỉ
tiêu thống kê như thế nào... Viết báo cáo tổng kết chẳng ra hồn (đúng nghĩa của
một báo cáo cũng như đúng nghĩa của một nghiên cứu viên). Vậy, bao nhiêu năm trời
làm công việc nghiên cứu khoa học ứng dụng được cái gì?, đến xử lý một số chỉ
tiêu thống kê đơn giản cũng không xong, viết báo cáo tổng kết còn bị chê lên
chê xuống (không bằng mấy cậu sinh viên mới ra trường). Thật ái ngại thay.
Chúng ta đi theo con đường nghiên cứu đúng nghĩa (thực trạng ở nước ta), cần biết
những kỹ năng mềm (phân tích dữ liệu, trình bày, viết đề xuất, viết báo cáo...)
phục vụ cho công việc hàng ngày. Từ đó, không ngừng tìm hiểu, học hỏi, trau dồi
thêm kiến thức chuyên môn, các kỹ năng mềm. Thật buồn thay, kinh nghiệm (tuổi
nghề) ngày càng nhiều (tăng theo thời gian) mà kiến thức chuyên môn, những kỹ
năng mềm có liên quan chẳng tỷ lệ thuận với tuổi đời.
Trường hợp, một
vài anh chị đang làm nghiên cứu sinh (trong nước), đến khi hoàn thành các
chuyên đề (3 chuyên đề: 1 chuyên đề về tổng quan và 2 chuyên đề về các nội dung
nghiên cứu chính của luận án), viết báo cáo luận án nhưng sờ đến xử lý số liệu,
phân tích dữ liệu, vẽ các biểu đồ... vẫn còn sử dụng Excel (kể cả xử lý và vẽ
biểu đồ), thậm chí còn chẳng biết xử lý các chỉ tiêu thống kê đơn giản (SD, CV,
LSD...) như thế nào? Vậy, đã thực sự đủ năng lực cho việc theo đuổi danh xưng “tiến sĩ” chưa? Và, đào tạo tiến sĩ ở nước
ta (một vài cơ sở) phải chẳng có vấn đề, chạy theo thành tích thay vì nâng cao
chất lượng?
Khi mới xứng tên đăng ký theo đuổi sự
nghiệp tiến sĩ (tham gia NCS) ai cũng hồ hởi, tinh thần, khí thế (học NCS) cao
bao nhiêu thì dần dà theo thời gian tinh thần, khí thế ấy lại giảm đi bấy
nhiêu, đặc biệt càng về cuối khi thời gian, chương trình đăng ký sắp hết hạn.
Nhiều trường hợp (không phải lý do kinh tế) vẫn phải bỏ cuộc giữa chừng. Đúng
là “hao người, tốn của, mất thời gian”
mà chẳng đâu ra đâu. Tôi may mắn được giáo viên hướng dẫn mấy anh chị đang làm
NCS kể, vì mục tiêu học tiến sĩ của mỗi người không giống nhau. Tựu trung lại đều
học để “tiến thân”, tức là “thăng quan tiến chức”. Sau khi học xong,
có tấm bằng tiến sĩ là được bổ nhiệm vị trí này vị trí nọ... nên chưa xác định
những gian nan theo đúng nghĩa của việc theo đuổi học vị tiến sĩ.
Ngày kết thúc đang đến gần, số liệu
luận án không đâu vào đâu, bị áp lực từ nhiều phía (thầy cô, cơ quan, cơ sở đào
tạo... một số chịu áp lực bởi cơm áo gạo tiền nên chẳng có mấy thời gian, tâm
chí cho việc theo đuổi danh xưng tiến sĩ đến cùng. Và rồi. Bỏ cuộc giữa chừng.
Tiền mất, thời gian mất, danh dự cũng mất theo... vị trí cũng chẳng được bổ nhiệm
và bỏ lỡ các cơ hội khác.
Thực ra, người viết cái note này cũng
chẳng là cái gì, cũng chỉ là một nghiên cứu viên bình thường như bao nghiên cứu
viên khác và cũng mới tham gia học NCS ở một cơ sở đào tạo trong nước. Nhưng bản
thân biết những gì cần thiết phải có của một nghiên cứu viên thực thụ cũng như
đã xác định những gian truân, khó khăn của con đường theo đuổi học vị tiến sĩ
theo đúng nghĩa, đặc biệt liên quan đến chuyên môn, các kỹ năng mềm cần và đủ
(cố gắng). Còn về thực trạng đào tạo tiến sĩ ở nước ta, mạn phép chưa đủ tầm để
nhàm bàn ở đây.
=====================================================
[1] http://tuanvannguyen.blogspot. com/2009/ 09/nhung-
ngo-nhan- ve-hoc-vi- tien-si.html
0 comments:
Post a Comment