T
|
rong cái note này mình lấy tiêu đề “một ý thức giao thông trăm cái lắc đầu ngán ngẩm” từ khẩu hiệu “một ý thức giao thông - triệu nụ cười hạnh
phúc” mà Sở Giao thông Vận tải thủ đô cũng như các địa phương tuyên truyền pháp
luật về trật tự, an toàn giao thông tại các nhà chờ đón, trả khách, ngã tư, ngã
ba... đặc biệt vào các tháng cao điểm về an toàn giao thông. Dựa trên “khẩu hiệu” đó, mình viết cái note này để
nói lên đôi lời liên quan đến ý thức tham gia giao thông của một bộ phận không
nhỏ người dân sinh sống, học tập, làm việc nói chung... trên địa bàn thủ đô.
Hôm nay có dịp đi lên Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Đông
Ngạc, Từ Liêm), khoảng 4h30 hai anh em bắt đầu đi từ trụ sở Viện về cơ quan, lộ
trình đi qua đường cổ Nhuế - Trần Cung -
Hoàng Quốc Việt... Tuy nhiên, đi được khoảng hơn 1km thì gần đến ngã ba Cổ Nhuế
giao cắt với ngõ 145 Cổ Nhuế (đối diện 126 đường Cổ Nhuế). Đoàn xe các loại
(chiều ngược, chiều xuôi) nhích từng mét một, càng đến gần ngã 3 thì càng chậm,
nhiều khi đứng im cả 2-3 phút. Bởi khi đó, từ ngõ 145 Cổ Nhuế có chiếc xe con,
xe tải đi từ trong ngõ ra theo hướng Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên, do lưu
lượng xe máy, taxi đông nên rất khó để rẽ ra. Thêm vào đó, ở 2 chiều, dòng xe
máy ngày càng đông. Từ tâm điểm ngã 3, dòng xe máy cố nhoi lên hết phần đường của
chiều ngược lại. Phải nói là ý thức tham gia giao thông của mọi người dân còn kém.
Đây không phải là lần đầu mình chứng kiến cảnh tượng như vậy, rất nhiều lần là
đằng khác.
Cũng may, khi đó có ít nhất một người tham gia giao thông đã
đứng ra phân làn hay can thiệp, tạo điều kiện để các phương tiện ý thức hơn
cũng như tạo điều kiện cho nhau để thoát khỏi điểm nóng. Nếu không có những con
người như vậy thì không biết đến bao giờ dòng xe cộ mới có thể di chuyển một
cách thuận tiện thay vì nhích từng chút một, thậm chí là đứng im, khi bộ phận
không nhỏ những người đi phía sau cố nhoi lên bằng cách đi hết phần đường dành
cho chiều ngược lại và ở chiều kia cũng vậy.
Trước đó có một Bác cao tuổi cũng tham gia giao thông. Bác thấy
mọi người phía dưới cố ngoi lên, lấn hết làn đường cho chiều ngược lại. Bác bực
mình quát to “học sinh, sinh viên toàn
người có học mà lấn hết đường như thế, làm sao để cho phương tiện bên kia di
chuyển được”. Tôi thấy cũng ái ngại thay cho các bạn đang đứng lấn hết làn
đường bên cạnh, khi các bạn đa phần là học sinh sinh viên, trong đó có một số
sinh viên của Trường Đại học Mỏ và Địa chất gần đó. Không biết mọi người có thấy
ngại khi Bác nói vậy không. Nhưng không thấy ai phản ứng và cũng rất khó thấy
biểu cảm, hành động của mọi người khi Bác nói như vậy, bởi mọi người bịt kín khẩu
trang, đeo kính nên không thể quan sát được biểu cảm của mọi người. Và, cũng chẳng
thể hành động có ý thức hơn (đi đúng làn đường, hay quay lại...), bởi phía sau
cũng đứng đông kín. Chỉ hy vọng vào người đang can thiệp kia để nhanh chóng
thoát được điểm nóng này.
Tiếp đến, có một anh lái xe con chiều ngược lại. Khi không thể
di chuyển được nữa. Anh mở cửa kính nói với người đi ngược chiều lấn hết đường
“em đi thế anh còn đường đâu mà đi”.
Anh rất nhẹ nhàng, từ tốn nói với người đi ngược chiều. Người ngược chiều không
nói gì (mình sai mà) và cố gắng áp sát vào bên để nhường cho xe con đi.
Đến đây tôi có nhớ tới câu chuyện của TS Alan Phan với tiêu đề
“nghịch lý kinh tế và giao thông ở Việt
Nam” [1], trong đó, TS Alan Phan có đề cập đến ý thức tham gia giao thông của
người Việt nói chung và người dân các thành phố lớn riêng, đặc biệt là Hà Nội
và Sài Gòn. Theo đó, giao thông ở Việt Nam thật “hỗn loạn, tự phát và không kiểm soát”. TS lấy dẫn chứng, với lối
lái xe và văn hóa của người Âu Mỹ, một hệ thống giao thông như vậy không thể vận
hành được. Xe cộ phải tắc nghẽn, tại nạn phải xảy ra liên tục và mọi người trên
đường sẽ bày tỏ thái độ “cuồng nộ”
(road rage). Tuy nhiên ở Việt Nam, dường như mọi người vẫn kiên nhẫn và né
tránh thay vì giận dữ với các tay lái không tôn trọng luật lệ giao thông. Không
ai mắng mỏ bằng chân tay hay bằng các câu nói tục tĩu như tài xế Âu Mỹ, khi họ
bị cắt đầu xe, đụng đít hay những va chạm nhỏ... Đó là những nhận xét rất đúng
với tâm lý và văn hóa tham gia giao thông của người Việt. Cá nhân cũng hàng
ngày đi trên những cung đường đó, gặp bao trường hợp và cũng như bao người khác
“mạnh ai người ấy đi” và biết “chịu đựng” cho những cách hành xử khi
tham gia giao thông, như: đi ngược chiều, còi inh ỏi, lấn làn, phóng nhanh vượt
ẩu, tràn lên vỉa hè... bởi chẳng ai muốn “rước”
những cái “họa vô đơn chí” vào thân.
Thôi thì, ai cũng hiểu xã hội nó như vậy (thời điểm trước đó
và hiện tại) và tham gia giao thông ở Việt Nam nói chung là “mạnh ai người ấy tới”. Nên mọi người đều
“an phận thủ thường” trong vấn đề
tham gia giao thông. Tuy nhiên, vẫn có những cá nhân (chủ yếu là người cao tuổi,
trực tính) có những hành động bày tỏ trước những ý thức tham gia giao thông kém
văn hóa của mọi người. Xã hội có người này người kia. Tuy nhiên, mỗi cá nhân
tham gia giao thông có ý thức hơn cũng như tìm hiểu rõ những quy định khi tham
gia giao thông sẽ góp phần thay đổi dần nhận thức cũng như hành động trong việc
tham gia giao thông, cùng nhau xây dựng văn hóa tham gia giao thông của người
Việt nói chung “đẹp - văn minh - trí tuệ”.
Tôi thì không thích mấy câu khẩu hiệu, nhưng dù sao mấy câu “khẩu hiệu” đó cũng có ý nghĩa ít nhiều,
đó là “một ý thức giao thông - triệu nụ
cười hạnh phúc” thay vì “một ý thức
giao thông - trăm cái lắc đầu ngao ngán” và chẳng thể nói thành lời.
=========================================================
[1] Alan Phan (2016). Góc
nhìn Alan dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu. Nxb Thế giới. tr
206-208.
0 comments:
Post a Comment