S
|
ự “tin tưởng” giữa con người với nhau trong tình bạn, cuộc sống, cộng
việc... là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, đôi khi chính sự “tin tưởng” ấy lại làm hại chính bạn. Bởi,
lòng người thật khó “đoán”. Biết sao
được chữ “ngờ”. Bình thường thì chẳng
sao, khi động tới chút “lợi ích”, “quyền lợi” mới biết “con người”, bạn bè như thế nào? Và “lòng tin bắt đầu và kết thúc với sự thật”
- Santosh Kalwar. Chính sự tin tưởng ở bạn, gia đình bạn đã gây nên “nỗi bất hạnh” đối với tôi, gia đình tôi
và hàng xóm láng giềng cũng như xã hội.
Câu chuyện liên quan tới một “người bạn” ở quê, từ lúc học cùng, chơi cùng và làm bạn thân một chút... nhưng cuối cùng rồi cũng đến lúc “đường ai nấy đi”. Bởi, sự tin tưởng nhau
nên mới lợi dụng nhau trong cuộc sống, đặc biệt là lợi dụng hòng đem lại những lợi
ích cho cá nhân, cho gia đình mình. Thông qua các bài viết với tiêu đề “rước hổ về nhà” dần dà sẽ gợi mở về sự
tin tưởng nhầm ở con người với nhau, trong đó, “những con người đó” sẽ dần lộ
nguyên hình của những người “khẩu phật
tâm tà”, “mặt người dạ thú”. Và, những
hậu quả và cái kết từ 2 phía của sự tin tưởng đó.
Đó là sự “đố kỵ”, “ghen ghét”, “hận thù”... nhau trong cuộc sống giữa
hai bên gia đình (hàng xóm láng giềng trên danh nghĩa). Ở con vật, như “con gà tức nhau tiếng gáy”, con nào có bản
lĩnh cũng như khả năng sẽ cất những tiếng gáy to, đanh thép, hùng hồn... để át
những tiếng gáy của con gà kia, thể hiện sự dũng mãnh chính nghĩa. Sự cạnh
tranh công bằng nhất từ con vật đều dựa trên khả năng của mình. Trong khi đó
con người thì sao? Làm gì có sự công bằng trong đối nhân xử thế với con người với
nhau, ngay cả với họ hàng còn chẳng chơi được với nhau huống chi là người ngoài
phải không? Đó là thực trạng “người bạn,
gia đình người bạn” đã để lại những “tai
tiếng thơm” trong mắt, trong lòng mọi người, từ anh em ruột thịt, họ hàng gần
xa, bà con lối phố, hàng xóm láng giềng.
“Hãy
chơi như một đứa trẻ, trong sáng, không toan tính, vụ lợi”. Nhưng ai đâu ngờ.
Lòng tham con người là vô tận, biết sao cho đủ, cho vừa. Chính vì sự tin tưởng,
lòng tốt của bạn, mọi người xung quanh mà “lừa
lọc”, “trơ tráo”, “xoay đầu đổi đít”, “ăn không nói có”... để vun vén cho những lợi ích cá nhân của mình,
gia đình mình. Trong khi đó, chẳng cần biết lẽ phải, cách đối nhân xử thế giữa
con người với nhau ra làm sao. Ngày xưa “tiếng
hát át tiếng bom”, giờ đây sống gần nhau “miệng lưỡi chua ngoa, cái loa cũng thua”. Một khi đã không ưa nhau
thì nhìn nhau là “cứt” hết.
Âu cũng chính là sự tin tưởng của
nhau, rồi ngon ngọt ban đầu để “lừa trên
gạt dưới”, tìm mọi cách, bằng mọi giá để đạt được mục đích của mình của gia
đình mình. Đó là thầu được mảnh đất vốn trước kia là ao, thùng chưa được giao
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân nào theo Luật Đất đai năm 2003. Trong
khi đó, diện tích ấy được các hộ gia đình ra đây định cư hàng chục năm đã khai
hoang, tăng gia sản xuất... thế là bất chấp tất cả, nâng cấp (đổ đất, san phẳng),
phá hoại những loại cây trồng (tre, chuối, nhãn, chuồng lợn, hố xí...) của hàng
xóm, để làm chỗ ở tạm thời cho gia đình mình. Không dừng ở đó, bằng mọi cách
(chạy chọt) để được tạm thời ở, và chăn nuôi sản xuất. Thả gà, vịt, ngỗng trên
diện tích đất đồi, gò mà gia đình khác đã tăng gia hàng chục năm, rồi tìm cách
phá hoại để chiếm hết diện tích đó luôn (từ trên đường kéo hết xuống sông). Thật
không biết thế nào cho vừa, “được đằng
chân lân đằng đầu”.
Đời người đâu chỉ sống ngày một ngày
hai, sống cho riêng mình. Đâu cần dựa vào những lời nói “rỗng tuếch”, thậm chí “khẩu
phật tâm tà” nói lọt tai những người mới biết lần đầu (lấy lòng), mà thông qua
những hành động, cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau, giữa hàng xóm
láng giềng, anh em họ mạc... Đến anh em họ mạc (ruột thì) chẳng thể chơi được với
ai. Cả họ hơn chục các em trai, gái nhưng không thể chơi được với ai theo đúng
nghĩa anh em ruột thịt. Đến hàng xóm cũng chẳng được lòng ai, có chăng chỉ là
những người không biết, chưa biết, chứ ai đã từng tiếp xúc hay có gì liên quan
đến gia đình thì một đi không trở lại. Thử hỏi, những con người sống thiếu “nhân cách”, “đạo đức kém” như vậy có còn “tư
cách” gì mà dạy bảo được con cháu, hay chỉ là sống cho riêng mình, sống mà
để lại những “ô danh” cho người đời
chê cười.
0 comments:
Post a Comment