... Với sức
mạnh của tiềm lực kinh tế, tư tưởng “Bành
Trướng” của Trung Quốc đã và đang trỗi dậy mạnh mẽ. Một mặt, Trung Quốc vẫn
duy trì chính sách ngoại giao mềm dẻo (củ cà rốt), một mặt, sử dụng sức mạnh
quân sự và kinh tế đàn áp các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng, nhằm
mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng... [1].
Xưa nay,
chuyện nước lớn “Bành Trướng”, áp bức
(xâm lược) nước bé là câu chuyện chẳng có gì bàn cãi. Và, trong cuộc sống của
các loài sinh vật cũng vậy, “cá lớn nuốt
cá bé” diễn ra như lẽ tự nhiên của quy luật tự nhiên, nhằm cân bằng sinh
thái. Xã hội loài người cũng vậy. Việc sử dụng các mưu mô, thủ đoạn nhằm sát hại
lẫn nhau để đem lại lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Chẳng có gì khó hiểu khi đụng
chạm tới lợi ích của nhau mới thấy “bẳn
tính” của chúng ta tốt đẹp, xấu xa như thế nào. Phải chăng đó cũng là lẽ tự
nhiên?
Cuộc sống
hàng ngày luôn có những mặt tốt có xấu có. Và chính con người chúng ta (người tốt,
người xấu) tạo nên sắc màu đa dạng của cuộc sống xã hội. Trong cuộc sống thường
nhật nơi thôn quê vốn yên bình theo đúng nghĩa của nó, nơi tình làng nghĩa xóm
luôn được đề cao trong cuộc sống. Tuy nhiên, bình thường thì mọi thứ đều tốt đẹp,
nhưng khi đụng tới “quyền lợi” của
nhau mới biết những góc tối của tình làng nghĩa xóm, của cuộc sống.
Bản chất
con người là “lương thiên” và dễ “mủi lòng”, chính vì điều đó, mới có chuyện
lợi dụng nhau trong tình bạn, tình làng nghĩa xóm, trong cuộc sống. Và, lòng
tham con người là “vô đáy”, chẳng biết
thế nào cho vừa, cho đủ. Trong chuỗi câu chuyện với tựa đề “rước hổ về nhà”, bạn đọc sẽ dần hiểu
thêm về cách “Bành Trướng” mà người
hàng xóm áp dụng để lấn chiếm đất công (diện tích mồ mả, ao thùng chưa được
giao quyền sử dụng đất, trong khi đó, những ra định cư hàng chục năm, khai
khoang, tăng gia sản xuất...) làm lợi lộc cho cá nhân, gia đình mình (nhà nó).
Ban đầu, dựa
trên lòng tốt của nhau mà tìm cơ hội để “san
ao, lấp thùng” mà gia đình bạn tăng gia hàng chục năm nay. Bạn đi làm xa, ở
nhà nói ngon ngọt, “2 thằng chung đụng”, trong khi tôi chẳng hề hay biết. Khi
tôi biết, lại dở cái trò “ăn không nói có”,
nào là “tôi đã xin được giấy đồng ý của
UBND xã” cho việc san lấp chỗ này. Tôi thì vẫn tin tưởng, nó gọi điện nói vậy
và bảo tôi gọi điện về nhà giải thích với người nhà, nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho “mưu mô” chiếm đoạt của nhà nó.
Sau khi đạt
được mục đích (san lấp), xây dựng cơ sở hạ tầng [nhà ở (cấp 4), chuồng trại
chăn nuôi...). Không dừng lại ở đó, diện tích đất gò đồi, mồ mả, lợi dụng chăn
nuôi, thả ngan, vịt trên diện tích mà hàng xóm khai hoang, tăng gia (trồng mấy
bụi tre, cây sấu). Lấy cơ quây gà, vịt, chặn đường mà nhà tôi đi sang canh tác
xưa nay. Khi cãi cọ nhau, nó dám tuyên bố “cấm
mẹ tôi đi qua”. Ban đầu đưa ra chính quyền thì nó nói ngon ngọt. Nào nhà
bên đây trồng cây, tôi nhờ thả mấy con gà, con vịt bên dưới. Cây cối nó tìm
cách diệt hạ. Còn muốn chiếm tất cả diện tích đó. Tranh thủ hàng xóm đi vắng, dọn
dẹp, phát quang diện tích, ban đầu lấy cớ làm một con đường nhỏ xuống sông xách
nước cho gà, vịt. Nhưng không dừng ở đó, mưu đồ muốn chiếm hết, chiếm sạch.
Thông qua những thủ đoạn hàng ngày mới biết “dã tâm” của nhà nó như thế nào.
Sự việc
như vậy. Khi kể nể với người khác thì “ăn
không nói có” với người khác. “Nhà
tôi đã xin được giấy cấp chứng nhận quyền sử dụng đất”, “chỗ đó tôi xin giấy thầu rồi, đang chờ xã ký”...
Khi đó đang ngồi nói chuyện với một Bác hàng xóm gần đó. Tôi vô tình đi qua
nghe được, nói rõng rạc, hùng hồn bao nhiêu khi thấy tôi đi qua, hạ giọng thủ
thỉ như “mất vía” bấy nhiêu. Tôi cũng
chỉ đi qua đường, và cũng chẳng thèm ý kiến làm gì. Coi như chẳng có chuyện gì
xảy ra. Bởi, trước giờ nhà nó toàn vậy mà.
Chính sách
“Bành Trướng” của Trung Quốc áp dụng
với các nước láng giềng là nhờ ngoại giao, sử dụng sức mạnh quân sự, kinh tế...
[1]. Còn “nhà nó” thì sử dụng những “mưu mô, xảo quyệt”, “ăn không nói có”, “lừa lọc”, “lợi dụng lòng tốt
của nhau”... để gây khó dễ cho hàng xóm láng giềng. Bất chấp mọi thủ đoạn,
thậm chí là “từ mặt” anh em họ hàng,
làng xóm láng giềng, bạn bè người thân quen... để đạt mục đích “lấn chiếm đất công làm của tư”. Bành trướng
trên sự “trơ trẽn, chua ngoa” của “khẩu phật tâm tà”. Biết thế nào cho đủ
khi lòng tham của con người là vô tận? Biết phải sống sao với những con người “xảo quyệt” kề bên? Mối quan hệ làng xóm
láng giềng sẽ ra sao? Chính quyền địa phương phải chăng đã làm ngơ? Xã hội không
còn “công lý” sao?... Để biết thêm những
diễn biến của câu chuyện “rước hổ về nhà”,
bạn đọc quan tâm theo dõi tiếp ở các kỳ tiếp theo. Hân hạnh!
================================================================
[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_%C4%90%E1%BA%A1i_Trung_Hoa
0 comments:
Post a Comment