D
|
ựa trên lòng tốt của nhau. “Nó” ra
đây. Ban đầu được sự ủng hộ (không ngăn cản) từ gia đình tôi, ngoại trừ ông bà
nội tôi phản đối kịch liệt, thậm chí nhiều lần còn đơn từ kiện tụng những gì nó
phá hoại. Khi đó, gia đình tôi cứ nghĩ tôi và nó cùng đầu tư làm ăn. Tôi thì không nói gì cả, chắc ở nhà nó “ton hót”
những lời mật ngọt với bố mẹ tôi. Khi nội tôi “ngã xuống” thì nó và nhà nó quay mặt “xoay đầu đổi đít” cắn gia đình tôi tức khắc.
Từ đó. Mà cũng chưa chuẩn. Từ khi nó
có ý định ra đây rồi, mọi kế hoạch, mục đích và những thủ đoạn để đạt được mục
đích nó đã nghĩ tới rồi. Nên lợi dụng lòng tốt của nhau, trước hết là tôi. Dùng
tôi như “quân bài” hòng để đạt được mục
tiêu. Mỗi khi có cãi cọ nhau. Nó toàn gọi điện cho tôi. Nhưng lúc nào nó cũng bảo
là đã xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên bảo tôi gọi về nhà nói rõ
với nội tôi và đừng kiện tụng nhà nó nữa. Cũng chính vì tôi nhẹ dạ cả tin. Cũng
từ đó, nhà nó sử dụng chiêu bài “ăn không
nói có” để nói ngược lại cho gia đình tôi. Nào là “gậy ông đập lưng ông”. Tôi chẳng thể hiểu được những con người “sống chỉ cho riêng mình”.
Sống chỉ nghĩ cho riêng mình
Khi chơi với ai cho dù với mục đích
gì đi chăng nữa, cuối cùng cũng chỉ nghĩ lợi ích cho “nhà nó”. Chơi là thiệt, huống chi mấy ai “ăn không” được cái gì nhà nó. Chuyện cá nhân tôi thì đã rõ phần
nào. Từ khi ra đây, những ai chơi với nhà nó, chỉ được một thời gian rồi cũng “ẩu đả”, cãi vã nhau và “đường ai nấy đi”, “một đi không trở lại” (có dịp ở các bài sau tôi sẽ nói rõ). Chuyện
nhà tôi và nhà nó chưa thể hết chuyện (đã xảy ra) để nói trong một vài bài viết,
sẽ còn dài và còn tiếp tục. Bất kể những gì đã xảy ra với anh em họ mạc, làng
xóm láng giềng, bạn bè... khi đã chơi với nhau thì nhà nó được cái gì. Phải có lợi
mới chơi. Chẳng đời nào chơi không cho mất thời gian.
Nhà nó là cả, dưới có hơn chục anh em
trai, gái. Nội (ông) nó 2 vợ, nên đông con cháu. Nhưng khổ nỗi, ai cũng cãi
nhau, khúc mắc, chẳng chơi được với ai. Anh em ruột thịt cũng “từ mặt” vì đất
cát, rồi những lợi ích nhỏ to. Đây là chuyện gia đình nó, tôi chẳng thừa hơi đi
nói làm gì. Đó là những gì đang hiện hữu bao nhiêu năm nay đối với nhà nó. Rồi
hàng xóm láng giềng (bên trong nhà cũ) cũng vậy. Cũng cãi cọ nhau. Không nói
nhưng trong bụng cũng “từ mặt” nhau.
Chẳng chơi được với ai, có chăng chỉ “bằng
mặt mà chẳng bằng lòng”. Tựu trung lại cũng chỉ “lòng tham”, muốn vun vén những phần hơn về mình. Người không nói
đâu phải người ta câm.
Ra bên ngoài nhà tôi, muốn chiếm hết,
chiếm tất cả. Chân ướt chân ráo bước ra, hòng những hộ gia đình ở đây nhượng lại,
từ chỗ đánh đống rơm rạ bên vệ đàng (chân đê). Thực ra chẳng có gì to tát cho cam, thà
sang nói tình cảm hàng xóm láng giềng thì ai người ta không nhường cho, đằng
này, hống hách, ngang ngược, cứ như là của mình, thích làm gì thì làm, chẳng cần
phải hỏi ai, xin ai. Mồm thì nói “sống
đâu nhờ đó” nhưng sống có đúng bản chất câu đó đâu. Chỉ đúng mỗi “nghĩa đen”, tức là sống ở đâu muốn lấn,
muốn chiếm làm của mình. Rồi bất chấp mọi thủ đoạn hòng đạt được. Nhà tôi chẳng
làm to chuyện làm gì. Nói nhà nó cứ trơ trơ. Lợi dụng lúc không có người hoặc
đi vắng, nó ra nó cắm, nó đánh đống rơm, rạ rồi. Chẳng nhẽ ra ăn thịt được nhà
nó đâu. Cũng chỉ là nói (chửi) cho nó biết. Nhưng nói, chửi cũng chỉ là “đàn gảy tai trâu” đối với nói và nhà nó.
Rồi cũng phải “bố thí” cho nhà nó.
Tiếp đến, diện tích đất đồi, gò mà
gia đình tôi, từ thời nội tôi ra đây định cư (năm 1974), ra khai hoang, tăng
gia sản xuất, trồng mấy bụi tre, cây Sấu... Ấy vậy, nhà nó “được đằng chân lân đằng đầu”, được ở
trên phía mặt đường rồi. Nay nó muốn chiếm tuốt tuồn tuột xuống tận mép sông.
Ban đầu, còn nhờ tôi mua ít cây Keo tai tượng về trồng trên đó, tôi cũng thật
thà lên tận Xuân Mai (Trường Đại học Lâm nghiệp) mua, mang về cho nó trồng. Thực
ra khi đó tôi đang học tiếp trên đó, nên tiện đường mua và mang về cho nó trồng.
Rồi năm vừa rồi, sau khi cơ sở vật chất đã đi vào ổn định, nhà nó đẩy mạnh chăn
nuôi (nuôi lợn nái, lợn thịt). Hàng ngày nước thải, phân lợn, rồi rửa chuồng nó
đổ thẳng xuống kênh, trước mặt nhà tôi. Nói nhỏ nó chẳng nghe, tức là chỉ “nhờ” nhà nó làm cái ống để đổ xuống gần
mặt đất, khi đổ sẽ hạn chế đến phát tán hôi thối ra xa thôi. Nhưng nó đâu có giúp
cho.
Thậm chí, đến ngày vui của tôi, khi
nhà bếp rửa bát, chén đối diện chỗ ống thoát, nhà tôi có làm đường ống bằng bao
tải dứa, treo vào đầu ống, khi thải cho sát đất, đỡ ảnh hưởng. Ấy vậy, tận dụng
lúc tối, nó cũng tháo và vứt đi chỗ khác. Đúng là “bỉ ổi”. Trước đó, bạn bè chơi với nhau là thế, nhưng những gì nó đã
gây ra cho gia đình tôi, nên ngày vui tôi không thèm mời mọc cái mặt nó. Nhiều
bạn bè cấp 3 hỏi tại sao không mời, bởi mọi người chẳng biết được nó và nhà nó
sống “bỉ ổi” như thế nào. Tôi chỉ nói
ngắn gọn một câu “không chơi được với
nhau nữa, nên không mời”. Rồi đến chuyện chăn nuôi (gà, ngan, ngỗng, vịt)
trên đất gò, đồi dưới tán bụi tre, cây Sấu. Nó và nhà nó cũng muốn chiếm tất chỗ
đó. Dùng mọi thủ đoạn (nó biết trời biết, đất biết hết và nhà tôi chỉ biết một
phần) hòng chiếm về nhà nó. Quá bỉ ổi.
Những câu chuyện cãi vã, kiện tụng
nhau vì chỗ chăn gà, vịt, ngan, ngỗng mà nhà nó đã làm sẽ được tiếp tục gợi mở ở
các bài tiếp theo trong chuỗi tiêu đề “rước hổ về nhà”. Đó là chuỗi dài những hành động “bỉ ổi” của nhà nó với gia đình tôi.
0 comments:
Post a Comment