K
|
hông biết nên bắt đầu câu chuyện từ
đâu khi tôi về quê được nghe những câu chuyện tưởng chỉ có trong những trang
sách, trang hồi ký của các nhà văn, nhà báo nổi tiếng viết về những nhân vật ít
nhiều gắn với cuộc đời, công việc của các vị. Mấy ai để tâm bên lề những câu
chuyện xung quanh hàng xóm láng giềng. Nơi cuộc sống, mà đâu đó vẫn còn mang đậm
chất thôn quê. Nơi con người quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Tuy
nhiên, cuộc sống nơi thôn quê ngày càng nhích dần lên theo mức phát triển chung
của xã hội cả về nghĩa đen và nghĩa bóng.
Trường hợp tôi sắp kể ra đây và sẽ kể
dài dài, chính là câu chuyện có thật mà tôi đau đáu bao lâu, muốn thêu dệt lại
phần nào để có thể hiểu hơn về con người và cuộc sống thôn quê, nơi mà tôi sinh
ra và lớn lên. Biết bao thăng trầm của cuộc sống và những đổi thay khi các xã
ven TP Phủ Lý được sát nhập vào TP mang đúng nghĩa của nó. Câu chuyện mà có thể
nói hoài nói mãi cũng chưa nói hết, hiểu hết được các góc cạnh của cuộc sống đời
thường nơi đây. Thực ra, ở nơi đâu cũng có những câu chuyện riêng tạo nên cuộc
sống đa dạng nhưng cũng lắm phức tạp, thị phi. Nơi, mà chúng ta hàng ngày đang
phải lao động, sinh sống vì mục tiêu của mỗi gia đình, cũng như mục tiêu phát
triển chung của xã hội. Bên cạnh đó, là tình làng nghĩa xóm. Nơi cuộc sống thôn
quê mới lột tả hết được những góc cạnh của nó, mà hiếm có những cung bậc cuộc sống
nơi phồn thị có được.
“... quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”.
Đó là 4 câu thơ cuối trong bài thơ “Quê hương là chùm khế ngọt”, lời thơ Đỗ
Trung Quân. Đó cũng chính là lý do tại sao tôi lại có chút “cảm hứng” để tìm hiểu, tập viết về một
cái gì đó nơi tôi sinh ra và lớn lên. Câu chuyện mà tôi muốn kể sau đây, là những
đổi thay trong cuộc sống gia đình (phần nào thôi) bác Tươi. Người mà viết bài
này có điều kiện về thời gian cũng như khả năng viết sẽ còn kể dài dài. Có những
lúc, tôi từng trăn trở và nghĩ rằng, sẽ viết về câu chuyện nhà Bác, về những gì
hiện hữu đang diễn ra với tựa đề câu chuyện “Lão Hạc thế kỷ 21”. Khi mà kinh tế gia đình gặp nhiều trắc trở, éo
le. Cùng thời điểm kinh tế thị trường đi xuống. Thời điểm mà người con trai cả
nhà Bác đi làm xây dựng, đứng nhận cai công trình. Điều mà nhiều người nơi thôn
quê nghĩ không tưởng cho một con người, tuổi đời lẫn tuổi nghề còn quá ít (em
tên T, sinh 1990). Trước đó, cũng đi làm theo các anh có bằng cấp, có tuổi đời,
tuổi nghề không ít. Nhưng được cái nhanh trí, nên sau một thời gian đi theo, T
đã nhảy ra ngoài, tự nhận cai (nhận qua cai to hơn). Có những lúc T đã quản lý,
nuôi ăn và lo công việc cho gần trăm nhân công. Đủ biết T thế nào. Nhiều khi về
quê, tôi còn nghe nói các anh bữa trước cho T đi theo muốn nói chuyện về việc T
đang quản lý chính cho các anh mà nhảy ra ngoài làm ăn riêng. Nhưng tình làng
nghĩa xóm đành thôi. Và cứ thế cuộc sống của T cũng thay đổi ít nhiều theo cơ
chế thị trường bất động sản. Giai đoạn, có thể coi “thời hoàng kim” của thị trường bất động sản, cũng như thời hoàng
kim về làm ăn, kiếm tiền của T.
Tuổi ít, tiền nhiều. Ăn chơi bừa phứa.
Quản lý tiền không hiệu quả, kiếm được đến đâu chơi bời hết đến đó. Nướng vào đỏ
đen. Và cuộc sống của gia đình từ đó cũng ảnh hưởng nhiều ít. Để hiểu rõ hơn về
Lão Hạc thế kỷ 21, quý bạn đọc quan
tâm cùng theo dõi qua các bài viết của Thang Le nhé. Tuy
nhiên, bản thân không phải
là văn nghệ sĩ gì, chuyên môn viết văn hay công việc liên quan đến viết văn cũng
không phải. Có chăng chỉ là thích viết lách và đang trong quá trình tìm hiểu, tập
tành viết thôi. Nên các bài viết ban đầu, quý bạn đọc sẽ không tìm thấy những
ngôn từ hoa mĩ cũng như kém sự logic trong dẫn dắt câu chuyện qua các chủ đề.
Tuy nhiên, bản thân sẽ cố gắng hết sức và sẽ cải thiện hơn qua các bài viết tiếp
theo, đặc biệt giãi bày những cảm nhận về câu chuyện trong cuộc sống đa chiều bằng
những câu từ “rất thật”, đôi khi có
những câu từ hơi “thô”, cả chút “dí dỏm”. Vì vậy, rất mong quý bạn đọc sẽ
đồng cảm với những ghi chép, cảm nhận của cá nhân qua các bài viết, không chỉ
trong chuỗi câu chuyện của “lão hạc thế kỷ
21” mà còn ở các bài viết về các chủ đề khác. Một lần nữa rất mong nhận được
từ quý bạn đọc 2 từ “thông cảm”. Trân trọng!
0 comments:
Post a Comment