C
|
uộc sống đô thị phồn hoa không hiếm khi nhìn cảnh người lao động vì mưu sinh cuộc sống phải đi bới từng túi rác mà người ta bỏ đi xem có gì có thể nhặt nhạnh ở đó, từ chai nhựa, lon bia, vỏ sữa chua, hộp giấy, chai lọ… cái gì có thể nhặt được là nhặt (theo đúng nghĩa), với hi vọng càng nhiều càng tốt và sau mỗi ngày lao động mệt nhọc người lượm ve chai đến đổ cho các cơ sở thu gom “đồng nát”. Để có được từng “nghìn lẻ”, họ phải trải qua biết bao tủi nhục, cam chịu cho cái “phận” lượm ve chai bấy lâu nay khi người vứt rác thấy mình đang bới tìm trong thùng rác công cộng, không một chút mảy may người ta coi như không có sự tồn tại của mình hay mắt họ có vấn đề? phải chăng họ coi khinh người lượm ve chai mà lao thẳng túi rác vào thùng trước mặt người bới rác mà không hề mảy may cho sự vô tình của lòng người. Thật khó có thể hiểu được nhân cách con người khi sống giữa thủ đô phồn thị, được tiếp cận những văn minh hiện đại mà quên mất đi tình người.
|
Xin mượn mấy cây
trong bài hát “Để gió cuốn đi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để nói lên suy
nghĩ về sự vô tình, sống ảo tưởng của một bộ phận không nhỏ con người ngày nay
trong xã hội văn minh nhưng cũng đầy thị phi, “cặn bã”, và ích kỷ.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi ...”
Cá nhân người
viết chưa làm được gì có ích cho xã hội, nhưng cũng mong rằng chúng ta, ai đó
nếu “có một tấm lòng” hãy “để gió cuốn đi, để gió cuốn đi ...” hồn nhiên theo
đúng nghĩa của nó, mà đừng mong nhận được gì, chẳng mong hiểu được gì để cuộc
sống này dễ chịu và xã hội này tốt đẹp biết nhường nào, và hướng tới cái “chân
- thiện - mỹ” của cuộc đời.
0 comments:
Post a Comment