Thế trong CÂY CẢNH thể hiện các chi
tiết về CẤU TRÚC ở mọi phương diện, đa góc nhìn (trên dưới trái phải ngang
dọc), trong đó MẶT TIỀN luôn thể hiện nét chính, điểm NHẤN của một cây. Ví dụ,
cây một thân, hai thân hay đa thân; nếu hai thân, đa thân thì quan hệ to nhỏ,
trên dưới, uốn lượn, cấu trúc bông tán, cân đối trên dưới hợp lý như thế nào;
hai thân một gốc hay hai gốc, đa thân một gốc hay hai gốc, đa gốc; cấu trúc
bông tán, cành ngọn, trên dưới, ngang dọc ra sao... (1).
THẾ độc trụ kình thiên (một cột trống
trời). Cây có thân tương đối thẳng. Cả đoạn thân dài phía gốc không có cành,
không nhánh. Đoạn trên ngọn nuôi nhiều chi, kín xung quanh tạo thành một vòm
tròn như bầu trời. Ngọn tạo thành hình cầu tượng trưng cho mặt trời ở giữa đỉnh
đầu. Nhìn toàn cây rõ thế đứng thẳng đội cả bầu trời và mặt trời lúc gay gắt
nhất (chính ngọ). Với chủ đề: phát huy nội lực, vận động tự thân, ý chí ngoan
cường (1). Đó mới là anh hùng chính nghĩa xưa nay hiếm (ngày xưa thôi).
Dựa trên chủ đề như vậy, tác giả cũng
mạnh dạn “thổi hồn” dần vào cây (hình dưới đây). Tuy chưa thực sự như ý muốn, nhưng ít nhiều về cấu trúc cũng phản ánh cơ
bản thế cây - thế độc trụ kình thiên. việc chăm sóc, hoàn thiện và duy trì thế
cây không phải một sớm một chiều, cũng như phải dành nhiều thời gian, tâm sức
dài dài. Thế mới thấy cái “chân quí”
của người chơi cây thực thụ nó như thế nào. Không đơn giản ai có tiền, có quyền
đều có thể mua được cái thú vui tao nhã, đầy chất nhân văn của người xưa.
Quý bạn đọc cùng chiêm ngưỡng thế độc
trụ kình thiên mà bấy lâu nay mình gửi gắm vào nó. Tuy mới bước đầu hình thành,
còn nhiều khiếm khuyết, nên rất mong được ý kiến đóng góp chân thành từ quý bạn
đọc để thế cây ngày càng hoàn chỉnh hơn, cũng như tìm được người bạn tâm giao
có cùng đam mê nhỏ nhỏ và cùng học cái thú chơi tao nhã, tạo nên cách chơi của
mỗi người, nhưng đầy chất nhân văn. Trận trọng!
================================================================================
(1) Lê Quang Khang, Phan Văn Minh. Cây
thế Việt Nam – Nghệ thuật, kỹ thuật và đạo chơi. Nxb Văn hóa Dân tộc.
0 comments:
Post a Comment