Đ
|
ây là bài tiếp theo trong list bài về
“lão hạc thế kỷ 21” mà mình đang cố gắng
xây dựng dựa trên câu chuyện hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, cũng có đôi chút hư
cấu, đặc biệt khó tránh khỏi cái “tôi”
cá nhân. Như ở bài trước có đề cập, bài này mình sẽ gửi tới quý bạn đọc câu
chuyện với tựa đề “con giời”.
Con giời!
Một dạo, Toàn (T) em của Thắng mời mình đến uống
cốc bia với lý do rất đơn giản nhưng cũng đầy cảm tình. Lâu em mới về, gọi anh
đến uống cốc bia cho vui. Được cái mình cũng sống thoải mái với cậu em. Chuyện
mình mời T đến uống bia, ăn cơm hay đến phòng trọ chơi, ăn, ngủ, nghỉ... bình
thường như cân đường hộp sữa. Hôm đó, có bố T, T và mình. Bữa cơm thân mật
thôi. Đang ngồi uống được khoảng 15 phút. Không khí đang vui vẻ khi hỏi, kể mọi
chuyện lâu ngày T mới về. Rồi những lời căn dặn thật lòng của người cha. Ngay
cả mình cũng giãi bày thêm những nỗi khổ, nhọc nhằn mà gia đình, đặc biệt người
cha ở nhà đang trải qua để T hiểu.
-
Con
đi làm bớt chơi, dành dụm mua con bò để bố chăn dắt sớm hôm, chứ giờ tuổi bố đã
cao, sức đã yếu, không thể đi làm thuê như trước được... Bố tâm sự.
-
Em
đã ra trường đời, kiếm tiền cả chục năm nay rồi. Còn thứ gì em chưa trải qua
đâu. Ngay như anh, tuổi hơn em 5 - 6 tuổi. Nhưng nhiều thứ chưa trải qua cũng
không nhiều kinh nghiệm bằng em được. Tuy nhiên, qua những lần “chơi bời” như vậy,
em phải đúc rút được gì cho bản thân chứ. Mai mốt còn phải lo cho gia đình bé
nhỏ của mình. Chứ sống một mình mãi đâu. Em thấy đấy, tuổi như bố em nhiều Bác
có cháu bồng cháu bế, sớm hôm sum vầy cùng con cháu. Trong khi đó, giờ bố em ở
nhà một mình, mẹ em cũng phải đi làm thuê (osin), chị gái em còn con cái, gia
đình bên đằng chồng, Thắng nhà em đi biền biệt mấy năm trời không về nhà... Như bố
em giãi bày, em tiết kiệm mua cho bố con bò. Hàng tháng em làm đủ công chỉ
tháng rưỡi là có con bò để bố chăn dắt. May mắn 3 năm 2 lứa bê, mỗi năm cũng có
cả chục triệu. Ở quê làm gì ra chục triệu, mà chẳng mấy vất vả, mất sức như đi
làm thuê... Tôi tâm sự.
Đó là những tâm sự mà bố T và tôi
giãi bày trong lúc ăn cơm. Thực ra, tôi còn tâm sự với em nhiều hơn thế nữa, thậm
chí nhiều lần cho em mượn tiền, nhưng chưa thấy em trả bao giờ, mà chắc tôi cũng
chẳng hy vọng em trả. Được cái, từ khi có gia đình, không thấy em mượn tiền tôi
như trước kia. Chắc em cũng hiểu cuộc sống khi có gia đình nhỏ. Tuy nhiên, tôi
chẳng ngại vấn đề cho em mượn tiền mà em chưa thấy trả. Quan trọng cho em mượn
tiền giải quyết việc gì, chứ để trả nợ cho những chơi bời không đâu thì chắc sẽ
không có thêm lần nữa. Về vấn đề cho T mượn tiền tôi sẽ kể vào dịp khác.
Quay lại câu chuyện, đang ngồi ăn
cơm, nói chuyện vui vẻ. Có tiếng người vào nhà từ ngoài cổng. T chạy ra xem
ai. 3 phút sau, T to tiếng chạy vào nhà tìm cái gì đó. Tôi và Bác hốt hoảng chạy
ra xem. Chủ "con nợ” đến đòi tiền. Khổ
nỗi mình nợ tiền thì mình phải trả. Chơi được chịu được. Rõ ràng. Đằng này còn
hổ báo. “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”
là đây. Không biết ra ngoài nói chuyện gì. Chạy vào nhà chửi ngược ra. Còn dọa
ngược lại “chủ nợ” mới ghê. Hết chỗ
nói. Khi đó tôi chạy ra, hóa ra 2 vợ chồng chủ quán nét cạnh nhà tôi, cũng là
cháu gọi tôi bằng chú, nhưng chắc vợ chồng không nhận ra. Tôi hỏi 2 bạn có việc
gì mời vào nhà nói chuyện, chứ đứng ngoài này không hay. T được đà càng nói
to.
-
Tao
đéo vào trả. Mày ngồi đó mà mơ. Tao chỉ trả tiền nét thôi. Còn tiền "xèng" tao
đút...cặc...vào...trả - T chửi to.
-
Mày
có giỏi cứ không trả xem sao. Tao cho luôn - Chủ nợ nói.
Giữa chủ nợ và con nợ lời qua tiếng lại.
Bố T hỏi mày nợ những gì thì trả hết đi. Điên đầu tao. Con trả rồi, còn 5 trăm
nữa thôi. Còn tiền xèng không phải trả (không biết mấy triệu) - T nói. Tôi
cũng nói, chơi được phải trả được. Người ta mở ra có phải miễn phí đâu. T nói
tiếp, bọn thằng L, thằng H nó có trả đâu. Một lúc sau, bác bảo thôi các cháu cứ
về đi, bác sẽ bảo em nó mang tiền trả hai cháu sau. Chủ nợ đi về cũng không
quên nói “mày giỏi cứ không trả xem sao”. T, mày dám thách bố mày. Tao...đút...cặc...vào...trả.
Thế là bữa cơm đang dùng cũng bỏ dở.
T nói, bố vào ăn cơm cho xong đi. Tao không ăn nữa, khổ vì con vì cái - Bác
nói. Tôi mời bác ăn dùng bữa tiếp. Bác bảo cháu cứ ăn đi. Bác không ăn nữa. Tôi
cũng uống xong cốc bia cũng thôi. Tôi ngồi hỏi han sự tình câu chuyện nợ ở quán
nét. Hóa ra, em đến chơi nét (game), kêu thuốc, nước, mì tôm trứng... cho những
buổi thâu đêm. Còn kêu “đắt” nữa. Tôi
bảo không lẽ họ mở ra phục vụ mọi người không công ư. Ngồi gác chân, vểnh râu
trê, quát to (gọi thuốc, nước, mì tôm...) người ta phục vụ tận mồm còn kêu đắt.
-
Còn
chơi “xèng” sao không trả tiền? - tôi
hỏi. Trò lừa đảo, T nói.
-
Ô
hay, người ta mở ra, việc mình chơi hay không họ có bắt ép đâu. Khi chơi được
ăn thua chịu, chuyện đương nhiên. Nay chơi thua, lại còn chơi chịu mà lại không
chịu trả, tôi nói.
T2 dẫn chứng việc mình không trả. Thằng
H nó chơi chịu hết 10 triệu, mới trả 3 triệu, còn lại nó cũng không trả. Thằng
L cũng vậy, nó có trả đâu. Đó là cách giải thích của một thằng “cùn”. Chơi được mà không trả được thì lần
sau đừng có mà chơi. “Nợ” tiền, bây giờ người ta đến đòi, nên thu xếp mà trả
cho xong, đỡ đau đầu, gây phiền phức cho bố em, tôi bực mình nói vài câu. Bố T cũng tiếp lời, còn nợ bao nhiêu mang trả đi cho xong tội. Đang ngồi nói chuyện,
một cuộc điện thoại gọi đến T làm đứt quãng câu chuyện. Nhưng T không nhấc
máy. Đầu bên kia cứ gọi. Bên này lại tắt. Tôi hỏi ai gọi mà không bắt máy. T không nói gì. Cuộc thứ 3 gọi đến T bắt mắt. Anh dọa em à. Anh đòi nợ hộ bọn nó
à. Bọn nó đến nhà em nói nhẹ nhàng không nghe, còn “hổ báo”. Em đéo trả bọn nó. Đó là những gì T nói chuyện với người
đầu bên kia, rồi tắt máy. Tôi hỏi T không cho biết là ai.
Giá như...
Thực sự mà nói, nếu chủ quán nét
không cho cắm nợ, chịu... thì cũng có cái khó riêng. Bởi, toàn người làng. Như
vậy sẽ không giữ được khách, đặc biệt khách quen, khách tiềm năng (chịu chơi,
chơi nhiều). Mà cho chơi chịu, ăn, uống... nợ, giờ mới đến nông nỗi này. Cái
khó nữa, cho chịu một vài trăm, hay đôi ba triệu không sao. Nay cả chục triệu bạc,
có ít đâu. Ở quê kiếm đâu ra tiền. Mà một lúc trả cả cục như thế, thấy “xót”, cay mũi lắm. Đúng là của đau con
xót. Khi đó, chuyện tìm cách “bùng” sẽ
xảy ra. Thực tế như vậy. Thực ra, ở quê còn người nọ người kia mới vậy, chứ ra
ngoài đường đố dám. Chắc điều này, em cũng hiểu rõ hơn ai hết. Và GIÁ NHƯ... chủ
quán không cho chơi hay ăn uống chịu có lẽ sẽ không xảy ra sự việc đáng tiếc
như vậy. Qua đây, có thể coi là bài học cho “con nợ” và “chủ nợ”. Mà với
đối tượng như vậy chắc không có lần sau.
Trên đây là một góc nhỏ trong list câu chuyện về cuộc sống thường nhật
của “lão hạc thế kỷ 21”. Mời quý bạn
đọc theo dõi tiếp kỳ sau, với tựa đề “con
số đỏ đen”.
=======================================================================
Note: Nhân vật trong câu chuyện đã được thay đổi tên
0 comments:
Post a Comment