Đ
|
ào tạo sau đại học - câu chuyện muôn
thuở trong kĩ nghệ đào tạo ở Việt Nam đã được truyền thông hay những nhà khoa học,
nhà giáo dục thành danh ở nước ngoài luôn đau đáu về nước nhà đã đề cập, trao đổi,
bàn tán... nhiều và còn đề cập tiếp. Bởi trào lưu, câu chuyện đào tạo sau đại học
ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng, đặc biệt trong “xã hội sính bằng cấp” hiện nay. Đọc đến đây, chắc bạn đọc thắc mắc
rằng người viết bài này đã làm được cái gì? là ai? đứng ở đâu trong xã hội?...
mà dám “to gan” bàn chuyện "quốc
sách" (khoa học và giáo dục là quốc sách hàng đầu). Rất đúng. Bản thân chưa đủ
tuổi, đủ tầm để có thể bàn đến chuyện “lớn”
của đất nước mà nhiều năm qua chúng ta vẫn luẩn quẩn trong cái vòng “chất” và “lượng” của đào tạo. Thực ra, bản thân cũng chỉ “cóp nhặt” đây đó và đưa ra cảm nhận của
mình dưới góc nhìn chủ quan của cá nhân, coi như đang “tìm hiểu”, “tập” trao đổi,
bình luận... và lấy đó làm bài học cho bản thân. Chứ không dám có ý “lên lớp” bất kỳ ai, nên rất mong 2 từ “thông cảm” từ quý bạn đọc.
“Ở một góc độ nào đó, luận văn là một kiệt tác của những người
học việc thuở xưa khao khát trở thành nghệ nhân. Đó là bằng chứng bằng chữ viết,
các hình thức biểu đạt khác như: hình ảnh, âm thanh, video, tranh vẽ, điêu khắc,
sản phẩm ứng dụng..., dưới sự hỗ trợ của các công cụ truyền thống, hiện đại hay
được số hóa - rằng người đó có khả năng thực hiện được một công trình nghiên cứu,
làm chủ được một kỹ thuật, góp phần cho sự tiến triển của quá trình nhận thức,
suy tư, phân tích hay sáng tạo trong một lĩnh vực nào đó” (1). Hay “học vị tiến sĩ thường dành cho những người
muốn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa bảng” (2). Tuy nhiên, với xã hội “sính” bằng cấp, trào lưu “thạc sỹ hóa”, “tiến sĩ hóa” như hiện nay quả là điều đáng buồn. Trong “chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền
thành phố Hà Nội” với mục tiêu đến năm 2020 “Hà Nội phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có
trình độ tiến sĩ” (3) và với cách lý giải “có bằng tiến sĩ mới đột phá tư duy”. Do đó, chủ trương “tiến sĩ hóa” cán bộ hành chính thể hiện
một sự hiểu lầm về mục tiêu đào tạo tiến sĩ (2). Nên “kĩ nghệ” đào tạo sau đại
học ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Chuyện lợi dụng chức
quyền để có bằng tiến sĩ, mua bán bằng cấp, nghiên cứu ma (giả tạo hay thay đổi
số liệu), bằng thật học giả... đã được đề cập, bàn tán với nhiều bức xúc (2).
Thế nên, chuyện “có bằng tiến sĩ mới đột phá tư duy” là ở chỗ đó.
Với những ai đang muốn dấn thân vào
con đường khoa bảng theo đúng nghĩa, không thể không hiểu “cốt lõi của học vị tiến sĩ” là nghiên cứu khoa học, không phải quản
trị (2). Theo đó, không thể không chuẩn bị và lường trước những khó khăn, gian
nan... trên con đường khoa bảng chân chính. Bởi nhiều nghiên cứu sinh (NCS) “thuở ban đầu” thì hăng hái, quyết tâm,
có nhiều động lực để tham gia “công cuộc”
học vị tiến sĩ. Tuy nhiên, quyết tâm, động lực ban đầu giảm dần theo thời gian.
Nhiều trường hợp bỏ cuộc giữa chừng. Đến mức thầy giáo hướng dẫn khoa học phải
nhiều lần động viên, tác động đến cả cơ quan của NCS, rồi gia đình... NCS mới “đành cố” cho xong. Cho thấy “cơ chế” hiện nay và những
khó khăn trong quá trình đạt được học vị tiến sĩ không phải đơn giản, mà ai đó muốn
dấn thân vào chặng đường mới này không thể không quan tâm.
Dưới đây là bài test ngắn (10 câu hỏi
trắc nghiệm) trước khi bắt tay vào công cuộc khoa bảng của mình (1). Xin được
chia sẻ tới bạn đọc nếu ai đó quan tâm, để chuẩn bị hành trang cho mình.
- Bạn có mong muốn tương lai nghề
nghiệp của bạn gắn với lĩnh vực giảng dạy đại học hay nghiên cứu hay
không? (yes/no).
- Bạn có thể dành phần chính thời
gian từ 3 đến 4 năm tới cho công việc luận án hay không? (yes/no).
- Bạn có thể “chốt điểm” về một chủ
đề trong một khoảng thời gian xác định không? (yes/no).
- Bạn có thể, sau một chuẩn bị ngắn,
viết 3 trang “đứng được” về một chủ đề cho trước hay không? (yes/no).
- Bạn có khả năng sắp xếp trật tự
các ý tưởng hay không? (yes/no).
- Bạn có khả năng tổ chức tài liệu
của mình và tìm được những gì bạn muốn trong đó hay không? (yes/no).
- Bạn có thể đặt cho mình một kỉ
luật làm việc trong nhiều tháng hay không? (yes/no).
- Bạn có đủ ý chí và sức bền bỉ để
vượt qua được hàng loạt những khó khăn và những điều không như ý muốn hay
không? (yes/no).
- Bạn đã bao giờ soạn thảo tốt một
công trình trong vài chục trang giấy chưa? (yes/no).
- Bạn thực sự có động cơ để làm luận
án hay không? (yes/no).
Câu trả lời
- Nếu từ 8 đến 10 câu trả lời là “YES”, bạn có thể bắt tay vào công việc làm luận án dài hơi rồi đó.
- Nếu từ 4 câu trả lời trở xuống là “YES”, hãy dừng ý định của bạn ngay và tốt hơn là làm một việc khác.
- Nếu từ 5 đến 7 câu trả lời là “YES”, vẫn cần một trải nghiệm cụ thể, với một luận văn chừng 100 trang sẽ là bài kiểm tra tốt nhất cho bạn.
Trên đây là 10 câu hỏi trắc nghiệm ngắn để bạn quyết định nên hay chưa nên dấn thân vào con đường khoa bảng. Tuy nhiên, theo cá nhân (hiện tại ở Việt Nam) ngoài 10 câu test trên, cũng rất cần (quan trọng) lưu tâm đến một vài vấn đề sau:
- Tài chính của bạn có đủ vững
vàng? (yes/no).
- Tên luận án của bạn có gắn với đề
tài, dự án nào mà bạn đang tham gia cùng không? (yes/no).
- Người hướng dẫn khoa học cho bạn
có ảnh hưởng nhiều trong giới chuyên môn không? (yes/no).
- Bạn đã thực sự quyết tâm và xác định được ít nhiều những khó khăn, gian nan trong quá trình làm luận án chưa? (yes/no).
- Bạn đã thực sự muốn gác lại một bên những thú vui tiêu khiển bấy lâu để dành nhiều thời gian cho quá trình thực hiện luận văn nghiêm túc chưa? (yes/no).
Đây là 5 câu test ngắn mà mình tìm hiểu
và nhận thấy trong quá trình làm NCS ở Việt Nam, nhưng theo cá nhân là "rất quan
trọng" để giúp bạn làm hành trang trong công cuộc dài hơi này.
(3)
http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2009/08/865203/
0 comments:
Post a Comment