P
|
hong lan
Giáng hương là tên gọi chung của chi Lan giáng hương (Aerides), họ Orchidaceae, Bộ Asparagales. Chi Aerides có nghĩa là ĐỨA
CON CỦA KHÔNG KHÍ, phân bố nhiều ở các nước vùng Đông Nam châu Á với khoảng 20
loài, trong đó ở Việt Nam có khoảng 8 loài đã được định danh, phân bố rộng khắp
cả nước.
- Giáng hương lá dầy (Aerides crassifolia Parish)
- Tam bảo sắc (Aerides falcata Lindl)
- Giáng hương môi quạt (Aerides flabellata Rolfe)
- Lan giáng hương quế nâu (Aerides houlletiana)
- Lan đuôi chồn (Aerides multiflora Roxbury)
- Quế lan hương (Aerides odorata)
- Sóc lào (Aerides rosea Loddiges)
- Giáng thu (Aerides rubescens)
Các loài
thuộc chi Aerides trong môi trường tự nhiên thường sống bám vào các cành cây,
thân cây và thả rủ lơ lửng trong không khí. Là loại thực vật cộng sinh, bám vào
thân cây chủ để phát triển. Bộ rễ phát triển mạnh để tổng hợp dinh dưỡng từ
không khí, sương đêm, nước mưa để sống.
Trong môi
trường nuôi trồng đô thị cần thiết phải tạo cho giò lan giáng hương một khoảng
không gian gần với môi trường tự nhiên về ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, nước tưới,
chế độ gió... thì lan giáng hương mới sinh trưởng phát triển bình thường và trổ
hoa theo đúng đặc tính của loài. Cho những bông hoa đẹp dịu dàng, thanh khiết,
kiêu sa, đài các và vương giả...
Chi lan Giáng
hương có mùi thơm đặc trưng dễ chịu, trong đó có 2 loài quế lan hương và tam bảo
sắc có hương thơm mạnh, khi hoa nở hương thơm lan tỏa khắp vườn lan, tạo cảm
giác thoải mái, tĩnh lặng, thư thái, minh mẫn cho người thưởng thức. Đấy mới là
thú chơi tao nhã, sang trọng cũng mang đầy chất nhân văn của người chơi. Với ý
nghĩa và khả năng tạo những nguồn năng lượng về tiền tài, của cải, nét đẹp,
thanh cao, trong sáng, sự hoàn hảo... cho thấy thú chơi tao nhã, ý nghĩa và đầy
chất nhân văn của các bậc vương giả ngày xưa. Với tư tưởng “Tuy vô diễm sắc như kiều nữ, tự hữu u hương
tự đức nhân”, như một cách di dưỡng tinh thần, tu nhân tích đức.
“Khi chén
rượu khi cuộc cờ
Khi xem
hoa nở khi chờ trăng lên”
Nguyễn Du
Thật thi vị.
An nhiên. Cái thú vui tao nhã của người xưa thật thâm thúy, sâu sắc, mang nhiều
ý nghĩa và đầy tính nhân văn cao cả mà không phải đơn giản trong cuộc sống đô
thị phồn hoa ngày nay mà người chơi có được một chút những cung bậc cảm xúc như
vậy.
Ngày xưa
thú chơi tao nhã của các bậc vương giả được truyền tụng qua câu ca “Vua chơi lan, quan chơi trà”, mới thấy nét
đẹp kiêu sa, đài các của những loài lan rừng và được tôn vinh là “NỮ HOÀNG CỦA
CÁC LOÀI HOA” không phải là không có cơ sở. Ngày nay, loại hoa cao sang không
chỉ dành cho các bậc vương giả mà mỗi chúng ta đều có thể chơi theo đúng nghĩa.
Vẻ đẹp thanh tao, hiếm thấy, kiêu sa, đài các và vương giả. Mùi thơm không nồng
nàn, tỏa khắp như hoa hồng, hoa ly mà nhẹ nhàng, vương vấn, quyến rũ, mang lại
cảm giác thư thái an nhiên của những loài lan rừng cho người chơi.
0 comments:
Post a Comment