Giá như...
C
|
âu đầu tiên, tôi chỉ biết kêu: Thánh
ơi! Tôi chẳng biết dùng từ gì để diễn tả nỗi thất vọng có thể coi là “toàn tập” của tôi về anh lúc này. Chỉ biết
kêu “thánh ơi” mà thôi. Thử vận may
xem sao. Tại sao tôi không kêu “trời ơi”?
Bởi vì “trời” tôi cũng kêu nhiều rồi
nhưng cũng không hề hấn chi, không giải quyết được chi. Đó là nỗi buồn khó nói
thành lời trong tôi lúc này, đặc biệt ngay buổi đầu tuần. Giá như anh mang cơm
trưa như mọi khi để tôi khỏi nghe được câu anh nói: “từ giờ đến hết tháng 8 có làm gì đâu, chỉ tổng hợp số liệu thôi mà”.
Tôi giật mình cho sự thiếu trách nhiệm của anh. Điều này, mà tôi đã đề cập trong
bài hãy sống có trách nhiệm hơn. Cứ tưởng rằng, sau bài đó tôi sẽ không đề cập tới vấn đề này nữa. Bởi
tôi cũng chẳng thích nói các vấn đề tương tự như vậy cho người khác biết. Ai
cũng có ưu nhược điểm riêng. Cũng đều là con người. Người trần mắt thịt, chứ
đâu phải "thánh nhân" mà không có thiếu sót. Điều đáng nói, ngay cả trong suy
nghĩ đã vậy rồi thì mong gì hành động có đổi thay.
Chuyện là vậy, do đặc thù công việc
nên thời điểm “nóng” về công việc (cuối
năm, đấu thầu, trước “kiểm tra kiểm mẹ”...).
Như chẳng có gì đáng bàn cả. Huy động, điều phối nhân lực tập trung giải quyết
một vấn đề nào đó là chuyện bình thường như “cân đường hộp sữa”. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, do anh nhiều việc,
mà nói thẳng ra, anh “ôm đồm” nhiều
việc, “ôm rơm rặm bụng”. Nhiều lúc, tôi
không thể hiểu được trong đầu anh đang nghĩ gì luôn. Bảo tập trung vào chuyên
môn, gác lại những vấn đề khác (giao cho đồng chí khác) nhưng cũng chỉ là đề cập,
đưa ra cho vui thôi, chứ đâu vẫn hoàn đó.
Thực ra, ngay từ đầu buổi sáng tôi đã
mường tượng được ra vấn đề như thế nào rồi. Tôi cũng đã xác định được vấn đề.
Mình cứ chủ động đi, chứ trông chờ ai, trông chờ làm gì cho mất thời gian, hỏng
việc, thậm chí càng làm mình bực tức hơn. Ấy vậy, mà tôi phải dùng cụm từ “giá như”. Ôi chao. Giá như anh mang cơm
ăn trưa như mọi khi thì tốt biết bao? Như thường lệ, anh mang cơm lên cơ quan
ăn bữa trưa. Nhưng hôm nay, anh không mang. Đến giờ trưa, tôi và 1 đồng chí đi
ăn trưa. Đúng lúc, anh đứng dậy đi vệ sinh. Cứ tưởng rằng, anh mang cơm nên tôi
không hỏi anh có mang cơm không? Thực sự, lúc đó trong tôi nhiều cảm xúc lẫn lộn, mà buồn
nhiều hơn không. Nên cứ thế đi. Đang chọn món ăn. Anh gọi điện hỏi, em đi ăn cơm
chưa? Em đang chọn món rồi, tôi nói. Anh tưởng em đi sau nên cứ chờ ở dưới tầng 1, anh nói tiếp. Lúc
sau, chọn món xong, 3 anh em ngồi ăn cùng bàn. Như thường lệ, chỉ nói vấn đề gì
đó để mọi người cùng cười, thậm chí có thể trêu trọc nhau về vấn đề nào đó.
Nhưng chẳng biết làm sao, hôm nay trong tôi có chút gì đó “buồn buồn” mà khó nói thành lời. Nên không khí bữa cơm trưa bớt nhiều
chuyện như mọi khi. Ba anh em ngồi ăn cơm, tôi hỏi bâng quơ, anh bây giờ “tránh”
được rph (đề tài sắp kết thúc) ít nhất đến hết tháng 8 nhỉ. Anh nói một câu tỉnh
bơ như chẳng màng chi cả: “từ giờ đến hết
tháng 8 có làm gì đâu, chỉ tổng hợp số liệu thôi mà”. Tôi giật mình, quay
sang anh hỏi nhỏ, em không thể hiểu được anh nghĩ như thế nào mà lại nói như vậy.
Anh không nói gì. Tôi cũng vậy. Sau đó, không khí trầm xuống. Không ai nói với
ai câu nào nữa. Nỗi buồn này biết bày
tỏ cùng ai. Khi ăn xong, đi về, trong đầu tôi nghĩ ngợi linh tinh. Và giá
như... thì tôi đã không nghe được câu nói từ anh như vậy.
Sức ỳ bản thân
Qua câu nói như vậy, mới thấy nhận định
của tôi về anh mà bài trước
tôi có đề cập rằng, từ đầu năm, từ khi “họp
bàn” xác định vấn đề chuyên môn của đề tài rph còn nhiều tồn tại, thiếu sót
cần sớm được điều tra bổ sung, tích cực mới đảm bảo đề tài nghiệm thu đúng tiến
độ, là “hoàn toàn có cơ sở”. Bởi
trong suy nghĩ của anh “chưa phải thời điểm
cần kíp” để giải quyết những vấn đề đó. Càng có cơ sở để nói thêm rằng “sức ỳ bản thân”, “sức ý tâm lý”, “nước đến chân
mới nhảy” trong anh luôn hiển hiện thay vì có những đổi thay trong tư duy,
hành động qua những trải nghiệm về công việc chuyên môn. Thật phí cho những năm
tháng anh lăn lộn ngoài trường đời. Nhiều khi anh không có nổi cái “chính kiến” cần có của riêng anh. Ù ù, cạc
cạc. Thế nào cũng được. Thế nào cũng xong.
Đến đây, tôi cũng chẳng hy vọng thêm
gì nhiều ở anh. Cũng chỉ mong anh, cũng như một số người khác nếu có đọc được
những dòng tâm sự này, “hãy sống có trách
nhiệm hơn” mà thôi. Cuộc đời, tương lai của mình như thế nào do phần lớn
mỗi người quyết định. Ngay từ những việc tưởng chừng “nhỏ nhoi” nhất cũng phải sống, làm việc có trách nhiệm hơn. Bản
thân tôi sau câu chuyện như vậy cũng tự ý thức rằng, mình nên chủ động trong
công việc, đừng mong người khác làm cùng mình, làm giúp mình việc gì. Bởi cái
chế độ, cái cung cách làm việc nó như vậy rồi. Và mình không thể “chây ì” như người ta được. Bởi mình
không làm thì tội vạ ở mình, chứ người ta không làm cũng chẳng hề hấn chi. Thân
cô thế cô là vậy. Hãy tự lo cho mình trước. Trông mong chi nơi người khác. Người
ta cũng phải lo cho bản thân họ, gia đình họ... chứ mấy ai để “rơi vãi” ra ngoài.
0 comments:
Post a Comment