Đ
|
ối với công tác trồng rừng ngập mặn,
cây con trong giai đoạn đầu thường bị con Hà bám gốc, rễ, xung quanh thân
(gần gốc) nên ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của các loài
cây trồng rừng, cũng như sự thành công của các dự án trồng rừng
ngập mặn ven biển. (không chỉ riêng đối với cây trồng rừng, Hà còn làm ảnh
hưởng đến tàu thuyền đi biển, công trình biển...). Người dân địa phương đi đánh
bắt thủy hải sản dưới tán rừng ngập mặn, thường phải đi tất dày để hạn chế những
tác hại do Hà mang lại như cứa chảy máu chân, tay nếu va chạm, giẫm phải.
Khi đi trồng rừng
ngập mặn, có thuê người dân đi trồng, đa số mọi
người đều đi tất (cả nam, nữ), một
số ít không đi, trong đó có tôi.
Thực ra khi đó không phải là lần đầu tôi có cơ hội lội bùn dưới tán rừng ngập mặn, đã
có vài lần được lội bùn đo đếm, ngay cả nơi
triển khai mô hình. Bởi để trồng rừng
việc đi khảo sát, tiền trạm trước là công đoạn cần phải có, nhằm đảm bảo rằng
mô hình triển khai thuận tiện, cũng như đề tài, dự án đạt hiệu quả, thành công. Điều đó
khó tránh khỏi những lần giẫm phải Hà, lòng bàn chân, cạnh bàn chân bị cứa và chảy máu chân là bình thường.
Qua mỗi lần bị chảy máu chân, tay
nếu va phải, giẫm phải như vậy,
thì trải nghiệm đó cũng thật thú vị. Bởi mỗi lần như vậy ta sẽ để ý,
tự biết cách hạn chế tối thiểu những vết xước, cứa, chảy
máu chân, tay. Đó là một trải nghiệm nhiều cảm xúc không phải ai cũng có dịp,
có cơ hội kinh qua. Thú vị có, hiểu biết về thế giới
xung quanh có (phạm vi môi trường rừng ngập mặn ven biển) và đổ máu có. Nếu có dịp, một bài gần đây
mình sẽ nói qua về kinh nghiệm của bản thân khi lội bùn hạn
chế giẫm phải Hà.
Hôm tham gia trồng
rừng ngập mặn, mọi thứ diễn ra
bình thường. Bởi lập địa trồng rừng ít Hà, chỉ có đoạn từ bờ ra
đến nơi trồng (phía ngoài khi triều kiệt). Hà chỉ xuất hiện khi có vật bám. Khi trồng rừng
phải cắm cọc giữ cây và thân cây
cũng chính là điểm đến lý tưởng cho Hà cư trú,
phát triển, mặc dù cả đời không
di chuyển dù chỉ 1mm. Quay lại
câu chuyện, hai anh em đi đo đếm một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây rừng ngập mặn.
Như đã nói bên trên, việc di chuyển dưới bùn
sình lầy đã khó khăn, nay gặp vấn đề Hà
bám vào các vật dụng dưới bùn, đất ảnh
hưởng mọi người đi lại trong rừng ngập mặn, trong đó 2 anh em không phải là một
ngoại lệ.
Trong quá trình
đo đếm, tôi đi lại và cũng giẫm phải Hà, tuy nhiên không bị nặng và dẫn đến chảy máu chân. Anh đo
cùng, không may giẫm phải mảng Hà bám vào viên gạch vỡ. Mọi chuyện xảy ra như những gì tôi có đề cập bên trên. Vết cứa đủ sâu để cảm thấy chân đã bị đứt. Anh kêu đau. Nhấc chân lên, máu
đã đổ. Tôi hỏi, anh có sao không? Nếu bị nặng
quá lên bờ tìm gì buộc lại. Anh
nói không sao. Hai anh em vẫn tiếp tục công việc. Nhưng từ khi anh bị đứt chân do giẫm phải Hà. Những bước
đi rón rén, chậm chãi, cẩn thận của anh sau đó đủ biết rằng anh sợ giẫm phải Hà.
Anh đi lại chậm
nên việc di chuyển, đo đếm cũng bị ảnh
hưởng ít nhiều. Bởi đo đếm phải tranh thủ, thời điểm đó triều đang lên, lên
nhanh. Trong khi đo đếm phía ngoài, không nhanh chóng triều lên là không làm được
gì, phải để buổi sau. Tuy nhiên,
đó không phải là vấn đề câu chuyện
mà phạm vi bài viết này muốn đề cập.
Sau khi anh bị giẫm phải Hà là cả một câu chuyện dài liên quan đến con
Hà bám, trong đó có kinh nghiệm để hạn
chế giẫm phải Hà thật sôi nổi, bởi
khi đó anh rất quan tâm, trong khi đó ít nhiều tôi cũng đã trải qua và có đôi
chút kinh nghiệm.
Tôi giơ chân lên và nói, không phải em không giẫm
phải Hà. Em giẫm phải cũng nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là em di chuyển
nhanh, lội cứ bì bõm như thế nhưng
em chân không bị đứt quá sâu và chảy
máu. Tôi quả quyết khẳng định. Em
bước những bước chân đủ cảm nhận
thấy Hà và có những phản ứng sau
đó, tức là tránh được cú giẫm quá mạnh, không để Hà cứa chảy máu chân. Tôi nói tiếp, tức
là khi giẫm phải Hà, chân cảm nhận được và tránh được, có chăng chỉ bị xước
nhẹ thôi. Đó là kinh nghiệm. Tôi lấy
ví dụ cho cái cảm nhận đó, giống
như vừa cấy xong, vì lý do gì đó
phải lội vào ruộng lúa mới cấy. Bước chân làm sao không ảnh hưởng đến cây lúa, khi bước phải cắm
mũi chân xuống và khi nhấc chân lên mũi chân ra khỏi bùn sau cùng. Hay như khi đi
“soi” cá buổi tối, bước chân dưới nước làm sao không gây ra tiếng động do lội
bì bõm, để người đi đến, cá không
chạy mới bắt được cá... Tức là diện tích tiếp xúc của bàn chân với bùn (ruộng cấy),
với nước (khi soi cá) là thấp nhất. Nghĩa là, khi bước cắm mũi chân xuống trước
và khi nhấc chân lên mũi bàn chân rời khỏi bùn, nước sau cùng. Nói thì đơn giản,
thậm chí cũng hơi phức tạp. Cũng có thể bản
thân chưa sử dụng từ ngữ, diễn giải đúng hoàn cảnh, hợp lý.
Tuy nhiên phải trải qua đủ nhiều mới
có những cảm nhận cũng như có chút kinh nghiệm về vấn đề đó.
Thế là câu chuyện giữa hai anh em xoay
quanh vấn đề đó, tức là đi như thế nào
để khi giẫm phải Hà, cảm nhận được
và tránh giẫm trực tiếp, hoặc bên cạnh nhưng với lực chưa đủ để cứa
đứt chân và chảy máu. Đó là câu chuyện, là trải nghiệm chắc ít nhiều người cũng
đã trải qua. Trải nghiệm đó cũng có cái thú vị riêng nhưng đôi khi phải đổ máu (chảy máu chân). Nếu bạn có dịp,
có cơ hội còn chờ gì nữa không trải nghiệm lội bùn sình lầy
dưới tán rừng ngập mặn ven biển và đôi khi giẫm phải Hà để biết nên yêu hay ghét em Hà và việc
yêu hay ghét em Hà như thế nào, ở mức độ nào không phải ai cũng như nhau phải không?
0 comments:
Post a Comment