Trong
chuỗi câu chuyện “rước hổ về nhà” thật khó lòng có thể nói lên được những khía
cạnh của những con người biến thái, gia đình biến thái. Bởi, trải qua nhiều đời,
“cha nào con nấy”. Mỗi đời người, mỗi thế hệ sống ở những môi trường cũng như
tiếp xúc, đối xử và để lại những “ô nhục” riêng cho làng xóm, xã hội khác nhau.
Nhưng, tựu trung lại, những gì mà “con người biến thái” để lại chẳng tốt đẹp
gì, và đó có thể coi là “những nhếch nhác trần ai” mà những ai ít nhiều được tiếp
xúc với gia đình “nó” chỉ biết lắc đầu, ngán ngẩm và hổ thẹn thay.
Đâu
đó trong xã hội có những người này người kia. Tuy nhiên, “nhà nó” thì được cả
nhà. Sống toàn để lại những “ô danh” cho người đời chê cười. Ấy vậy. Dù thế hệ
sau được ăn học, được đi ra ngoài xã hội. Nhưng cũng thuộc loại “bỏ đi”. Bởi,
quen biết, sống, làm ăn chung với nhau, cái hay cái đẹp của nhau, của xã hội chẳng
học. Toàn học những thứ “bần thỉu”. Sống thì bất nhân, bất nghĩa, bất tín.
Sau
khi được chính quyền xã can thiệp. Nài nỉ. Xin một lối đi chung. Ấy vậy. Chẳng
biết điều. Trở mặt như trở bàn tay. Ăn không nói có. Nó kêu bên này, rào kín
không cho nó đi. Và, cán bộ địa chính lại phải vào. Nào đâu có rào kín. Có căng
cái lưới để cho chó, gà, vịt (lục súc) nhà nó khỏi sang bên này phá hoại. Nó
kêu, mỗi lần đi qua phải tháo lưới xuống ah? Ôi chao. Nó không biết nghĩ hay
sao mà nói thế. Đi, đứng nhìn thấy bãi phân trâu thì phải tránh chứ. Đằng này
người ta quây lưới cho chó, gà đỡ sang phá hoại. Nó đi qua, phải biết nhấc chân
lên. Thế mà cũng trình bày và phụt ra được “mỗi lần đi qua phải tháo lưới xuống
ah”? Thật hết chỗ nói.
Không
dừng lại ở đó. Bố “nó”. Không biết gì. Khi ra ngoài UB, chúng nó phải nài nỉ,
xin nhà người ta cho một lối đi chung. Ấy vậy. Nó trở mặt ngay. Văng tục “chẳng
phải nhờ vả thằng nào”. Khi chưa cho một lối đi chung thì nói ngon ngọt, trình
bày lên trình bày xuống. Nài nỉ. Van xin người ta. Khi được rồi. Nó không biết
điều. Trở mặt. Vô liêm sỉ. Rồi. Người ta rào kín lại. Quây lưới. Lưới đen để
cho chúng nó khỏi nhòm ngó. Để ý xem hàng xóm đi đái, đi ỉa ra sao. Thế mà nó
chó hết mức. Vạch lưới lên cho gà nhà nó sang. Người ta đã tạo điều kiện. Nhưng
sống không biết điều. Được đằng chân lân đằng đầu. Biết thân biết phận mà sống.
Chính quyền xã giao cho đến đâu, cứ thế mà làm, ăn. Cơm nhà ai người đấy ăn.
Nhưng không. Con người biến thái, không biết thế nào cho vừa, cho đủ. Không
thóc mách không được. Sống đã bẩn tính rồi. Giờ ngồi yên không xong.
Rồi
tiếp đến. Mẹ “nó”. Kêu bám dai như đỉa. Ôi chao ơi. Không tự dưng người ta đụng
đến làm gì. Giao cho sử dụng đến đâu. Chăn nuôi hay làm gì trên diện tích được
giao thì mặc. Đằng này, người ta để không thì nhòm ngó, lùa gà, vịt, ngỗng sang
bên nhà khác. Nói thì miệng lưỡi chua ngoa. Không biết thế nào là lẽ phải. Uh,
con vật nó có biết gì đâu. Nhưng con người biến thái chẳng bằng con vật (lục
súc). Người ta đã rào kín, căng, quây lưới kín. Chúng nó còn vạch lưới lên để
có chỗ cho con vật chui sang. Mà một vài con chui sang thì làm cái gì? Chẳng phải,
muốn gây sự hay muốn kiếm chuyện chăng? Đấy. Sống tốt đẹp đâu phải qua lời nói
tốt đẹp hay xấu. Thay vào đó, là thực tại những gì mà chúng nó sống và để lại
những gì cho hàng xóm, láng giềng cho xã hội.
Nói
một lần, hai lần người ta chưa tin. Nhưng thông qua những gì mà chúng nó sống
thì ai cũng muốn tránh càng xa càng tốt, huống chi là chơi hay ngồi nghe những
chuyện tầm phào. Tự chúng nó thêu dệt lên. Đời sống đâu phải ngày một ngày hai.
Đời đâu chỉ sống cho riêng mình. Còn anh em ruột thịt, hàng xóm láng giềng, xã
hội. Sống mà để lại những “ô danh”, “ô nhục” cho xã hội chê cười thì đúng là sống
hoài, sống phí cả đời người, nhiều đời người. “Cái quý nhất của con người là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần.
Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống
phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt
xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự
nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...”
[1].
============================================
[1]
Nicolai Ostrovski (bản dịch ), Thép đã
tôi thế đấy, (quyển 1), Nxb Trẻ.