T
|
ựa đề bài viết “sự nhếch
nhác trần ai” mình mượn trong Truyện ngắn “Viết về bạn bè” của Bùi Ngọc Tấn. Ở góc độ cá nhân, đó là “sự nhếch nhác” của một gia đình mà cá
nhân được biết, tiếp xúc cũng một thời bầu bạn. Tại sao tôi lại gọi là “nhếch nhác” và “sự nhếch nhác trần ai”? Mỗi cá nhân, gia đình cũng giống như một tế
bào trong cơ thể sinh vật, một tế bào trong xã hội. Xã hội có tốt đẹp và phát
triển, thì mỗi tế bào ấy góp phần không nhỏ tạo nên. Xã hội có nhiều thành phần
và không ngoại lệ, có thành phần, tạm gọi ở “tầng đáy”. Và “sự nhếch nhác
trần ai” sẽ phần nào lột tả về một tế bào “ung nhọt” trong cơ thể chúng ta.
Nhếch nhác...
Chỉ hai từ “nhếch nhác”
cũng đã lột tả và nói lên được những gì mà người muốn nói. Có chăng, nói về
khía cạnh và góc độ nào. Cuộc sống là tổng hòa mọi mối quan hệ, từ anh em ruột
thịt, bạn bè, hàng xóm láng giềng... đến các mối quan hệ đồng nghiệp, làm ăn...
Không phải đơn giản để gây dựng, giữ vững và phát triển theo đúng nghĩa các mối
quan hệ đó. Tuy nhiên, “đời không như là
mơ”, có những con người với những lợi ích cá nhân mà “bất chấp tất cả” đánh đổi mọi thứ, từ “chữ tín” trong tình bạn; tình làng nghĩa xóm; anh em máu mủ ruột
già... cũng phải “từ mặt nhau”...
Dựa trên lòng tốt của mọi người (giúp đỡ, tạo điều kiện...) để
lừa lọc và quay lại hại chính những người đã giúp đỡ mình. Đó là chuỗi câu chuyện
về “rước hổ về nhà” mà tôi đã chắp
bút viết, nói lên phần nào những “sự nhếch
nhác” đó. Đi đến đâu, ban đầu nói chuyện hay mới chơi với nhau thì nói hay
lắm, tốt đẹp lắm... nhưng dần dà, mới thấy đó là cả sự “lợi dụng”, lợi dụng mọi thứ để đạt được những lợi ích cá nhân, lợi
ích cỏn con. Trong mối quan hệ làm ăn, đó là sự làm ăn theo kiểu “chụp giật”. Tâm địa đã vậy, có nói gì đi
chăng nữa hay chơi với ai, làm ăn với ai đi chăng nữa cũng chỉ được một lần và
đều “một đi không trở lại”.
Tình bạn ư? Những ai chưa từng biết, nên mới tiếp xúc, rồi
chơi được với nhau. Chỉ được một thời gian và rồi cũng “lẳng lặng mà đi”. Từ khi mới ra đây (cạnh nhà tôi), chơi với người
này người kia, ban đầu thân thiết lắm (tôi không kể về cá nhân tôi), thường
xuyên đến nhà nhau chơi, bởi cả hai đều thích “đá gà”. Người đầu tiên đó là Hà. Hà kém “nó” (nó - trong chuỗi câu
chuyện về “rước hổ về nhà” để chỉ về
một con người, một gia đình quá uh là “xấu
xa”) một hai tuổi. Khi mới ra đây, biết và chơi với nó. Không biết mật ngọt
như thế nào. Mua của nó con gà chọi, để thi thoảng đá (chọi gà) cho vui. Cũng từ
đó, thân thiết lúc nào không hề hay biết. Rồi, khi có việc gì đều nhờ nhau hay
có cuộc vui cũng mời chào nhau. Tưởng mối quan hệ bạn bè đó sẽ kéo dài thêm vài
bước, nhưng “sớm nở chóng tàn”. Cãi
nhau và từ nhau luôn.
Tiếp đến, cũng một cu em cùng làng (tên Thắng) cũng thích đá
gà. Nào là mua gà của nó. Thi thoảng đá chơi, thậm chí ăn tiền. Ban đầu cũng
thân thiết lắm. Không biết sự tình như thế nào. Một hôm xảy ra ẩu đả ngay nhà
nó. Uống bia vào, chửi nhau và sít đấm đá nhau. Tôi cũng không rỗi hơi nên chẳng
hỏi rõ sự tình. Chỉ nghe được cu em nói, nó và gia đình nó thuộc loại “rẻ rách”. Sau vụ đó, cũng “đường ai nấy đi”.
Rồi đến một ông cậu (cậu xa lắc xa lơ). Tuy gọi là cậu nhưng
chỉ hơn nó một hai tuổi gì đó. Cũng thích đá gà. Khi nào rảnh đều chạy xe ra
nhà nó chơi, nói chuyện, thi thoảng du đấu trận gà. Rồi lại mua gà chọi của nó.
Tôi nghe qua một người khác nói, những con gà loại (gà chọi bị hỏng) nó bán lại
với giá chát. Sau một thời gian mới biết. Và từ đó trở đi cũng “cạch” luôn.
Còn nhiều trường hợp nữa, với những ai, độ tuổi nào, dù là
chơi bình thường hay có dính dáng đến một chút làm ăn, sau một thời gian (không
lâu) cũng đều “dã từ” và “đường ai nấy đi”. Nếu một hai vài người
thì có thể những nhận định của tôi là phiến diện hay những gì mà xảy ra với
tôi, tôi nói sẽ là thiếu khác quan, nhưng ai cũng vậy, đã từng trải qua (chơi,
làm ăn, bạn bè...) với nó, chẳng chóng thì chầy, sớm muộn chỉ là vấn đề thời
gian đều “từ”, “cạch”... nó ra. Câu hỏi đặt ra “tại
sao lại như vậy”? Chắc thông qua một vài vấn đề tôi có đề cập bên trên,
cũng như trong chuỗi câu chuyện về “rước hổ về nhà” mọi người đều biết “nó”
là người như thế nào? Và, tôi coi những gì mà nó để lại cho bạn bè, hàng xóm
láng giềng... ngay cả anh em ruột thịt nhà nó là “sự nhếch nhác”.
Sự nhếch nhác trần ai
Như trên tôi có nói, mỗi tế bào đều có vai trò nhất định tạo
nên cơ thể. Mỗi cá nhân chúng ta cũng có vai trò (ít nhiều) tạo nên xã hội theo
đúng nghĩa của nó và không ngoại lệ có thành phần ở “tầng đáy” của xã hội. Việc
tồn tại những thành phần ấy sẽ là song hành với sự phát triển. Bởi, vốn xã hội
muôn màu, không thể mọi thứ đều màu hồng. Tuy nhiên, với một xã hội văn minh,
văn hiến và phát triển thì những thành phần “ung nhọt của xã hội” đó ngày càng phải được đẩy lùi. Những gì mà những
thành phần ấy gây ra có thể coi là “sự nhếch
nhác trần ai” của làng xóm láng giềng, của thôn xóm và của xã hội.
0 comments:
Post a Comment