Cuối
năm vừa rồi cũng như đầu năm đến nay có thể gọi là “năm buồn cho những con lợn”, từ lợn con (giống), lợn nái đến lợn thịt. Việc phía Trung Quốc ngừng nhập
lợn thịt từ phía ta đã làm cho các trang trại, người dân điêu đứng. Và, giá lợn
rớt giá thê thảm. Đợt “thanh minh” vừa rồi, giá lợn hơi tại dân dao động chỉ
còn 24-25 nghìn/kg. Với giá như vậy, mỗi con lợn (tạ, trên tạ 1 con) người chăn nuôi
lỗ 1-2 triệu. Và, cũng vì con lợn mà vừa rồi xảy ra chuyện “trở mặt như trở
bàn tay” mà tôi được nghe, được biết tới.
Dịp
“thanh minh” năm nay, nhiều họ tổ chức gặp mặt, ăn uống nhiều hơn hẳn những năm
trước. Không biết, có phải do giá lợn giảm (chi phí giảm) nên thấy nhiều họ tổ
chức ăn uống vào dịp này. Và, có trường hợp, một dòng họ (chi) có mua một con
lợn khoảng 70kg của một hộ chăn nuôi lợn gần xóm. Thông thường, việc mua một
con lợn phải cân lên xem được bao nhiêu cân, ít trường hợp mua vo, tức là, hai
bên (bên mua, bên bán) đoán vo con lợn khoảng bao nhiêu cân, rồi nhân với giá
là thành tiền. Nhưng trong trường hợp này, “ai biết được chữ ngờ”, chiều hôm
trước, hai bên thỏa thuận là mua và bán vo, với cân nặng con lợn 70kg và giá 30
nghìn/kg hơi. Sau khi thoản thuận xong, ngày mai cả họ chuẩn bị thịt lợn để làm
cỗ. Khi đi bắt lợn, bên bán thay đổi hình thức bán, tức là không bán vo như
chiều hôm trước đã thỏa thuận và thống nhất. Xoay sang bán cân, tức là, cân con
lợn bao nhiêu kg? Bên mua cũng lời qua tiếng lại vài câu, nghĩ rằng cũng chẳng
chênh nhau nhiều và đã có kế hoạch rồi. Nếu thay đổi, không mua của họ nữa và
đi tìm chỗ khác thì mất thời gian. Chấp nhận mua cân. Khi cân lên, con lợn tự
nhiên to thêm (nặng thêm) 13kg nữa, tức là, phải chi vượt thêm 390 nghìn đồng
so với thỏa thuận mua vo ngày hôm trước.
Chuyện
không chỉ dừng lại ở đó, việc chi thêm một khoản 390 nghìn đồng trong dịp thanh
minh của cả họ chẳng to tác gì cho cam. Tuy nhiên, việc hành xử của con người
với nhau, mang tiếng là hàng xóm láng giềng mới biết con người sống với nhau
như thế nào. Khi mổ lợn xong. Ôi chao. Cái dạ dày con lợn thật “khủng khiếp”.
Bên bán, cho lợn ăn từ sáng sớm và cố gắng nhồi thêm cả yến (10kg) thức ăn +
nước vào bụng con lợn, để tăng trọng lượng con lợn lên. Đúng là “trở mặt như
trở bàn tay”, đâu phải còn trẻ con mà làm ăn kiểu như vậy. Người lớn với nhau,
thỏa thuận và thống nhất như vậy rồi, đùng một cái, làm khó người mua, thay đổi
hình thức bán, với mục đích “nhồi thêm” thức ăn + nước vào bụng lợn để tăng
trọng lượng con lợn lên.
Đúng
là năm qua và đầu năm nay là năm buồn cho những con lợn. Và, cũng từ con lợn mà
làm cho bao kẻ điêu đứng, thậm chí là đánh đổi cái “nhân phẩm” của con người,
bán rẻ “nhân cách” của con người, của tình làng nghĩa xóm chỉ vì vài cân lợn.
Đúng là cuộc sống mọi thứ đều có thể xảy ra và cũng xuất phát từ con người, mới
để lại những “ô danh” cho hàng xóm láng giềng, cho xã hội cười chê.
0 comments:
Post a Comment