Thực tình mà nói, không biết có thể
dùng những từ ngữ (thô tục) nào để nói về con người, à mà không, nếu là con người
thì đâu đến vậy. Dường như là con người biến thái mất rồi. Biến thái chỉ vì những
lợi ích cá nhân mà đánh mất đi nhân phẩm của con người. Là con vật (con chó, lục
súc) nó còn biết nghe lời chủ; biết giới hạn của nó. Đằng này, là con người
(con người biến thái) không còn biết thế nào là lẽ phải, đạo đức, nhân cách...
và là con người đúng nghĩa.
Đó là câu chuyện xoay quanh tiêu đề
“rước hổ về nhà” mà tôi đã, đang và sẽ đề cập ngày càng dài, nhằm lột tả những
“ô uế”, “ô danh” mà “nó” đã để lại cho làng xóm láng giềng, xã hội. Câu chuyện
không được xuyên suốt nên bạn đọc sẽ thấy sự chắp vá các dữ kiện. Do, người chắp
bút không dành được nhiều thời gian để xâu chuỗi các dữ kiện theo thời gian. Mà
thay vào đó, đôi lúc có chút cảm xúc mới ngồi viết lên mấy dòng tâm sự.
Sau đợt vừa rồi, nhờ chính quyền
xã can thiệp, làm rõ ràng rạch ròi phần diện tích đất đồi, bãi mà “nó” muốn liếm
láp (ăn cướp) của hàng xóm. Khi không tạo điều kiện cho một lối đi chung xuống sông. Phải xin. Nói khó dễ. Rằng xin một lối
đi để xuống sống xách nước, rồi dẫn một đường ống nước. Nhưng khi hàng xóm,
chính quyền tạo điều kiện cho rồi. “Nó” lại dở chứng. Lộ nguyên hình bộ mặt giả
dối. Khẩu phật tâm tà. Khi nói với người này người kia, cán bộ xã, chính quyền
thì cứ như là chẳng có vấn đề gì. Cái gì cũng tốt đẹp. Chính quyền giao cho đến
đâu làm đến đó. Nói chung là “mười câu tốt đẹp cả mười”.
Nhưng đâu ngờ. Xong xuôi. Cọc đã cắm.
Giao cho một lối đi chung. Xin nhắc lại. Chỉ người đi chung. Không được phép
chăn thả vật nuôi. Ấy vậy. “Nó” quây lưới để thả vịt, lấy đó làm chỗ chăn thả
và thích đi thế nào thì đi. Gia đình có rào lại và để một lối đi riêng. Nó tự ý
tháo bỏ lưới và lại thả gà, vịt như ban đầu. Lại phải nhờ đến chính quyền. Thế
mà ra nó nói, gia đình bên này rào kín không để một lối đi chung như xã đã
giao. Thật trắng trợn. Ăn không nói có quen rồi. Mà “ăn không nói có” như vậy,
mà không biết ngượng. Người ta bảo, trước khi nói phải uốn lưỡi bẩy lần chứ.
Nói mà không nghĩ trước nghĩ sau. Chỉ nghĩ cho riêng mình. Cũng phải thôi, có
còn “nhân cách” của một con người
đâu.
Đi đến đâu người ta cũng ghét.
Chơi với ai cũng chỉ một lần. Sống toàn để lại những “ô danh”. Ấy vậy. Đi ra
ngoài xã hội mà cũng không biết lẽ phải là gì thì quả là cuộc đời này sống có uổng,
phí không? Đâu chỉ sống ngày một ngày hai. Sống với nhau trong chốc lát. Sống cả
đời người. Sống để đức cho con cháu. Sống có đức không sức mà ăn. Phải chăng,
người lớn (con người biến thái) sống như vậy để làm gương, nói, dạy con cháu?
0 comments:
Post a Comment