C
|
ó lẽ chẳng biết nên bắt đầu từ đâu nữa. Mà có nói ra toàn những
chuyện chẳng hay ho gì (vấn đề chưa “tốt” của người khác theo quan điểm, góc
nhìn cá nhân). Tuy nhiên, chẳng ai có thể hoàn thiện cả “nhân vô thập toàn”,
nhưng quan trọng hơn cả là tính “cầu tiến”
nói chung của một số người mà tôi có may mắn làm việc cùng còn quá ư là “kém” ở
mọi góc độ, cả ở tinh thần trách nhiệm lẫn tính kiên nhẫn theo đuổi (hoàn
thành) một việc, vấn đề (nhỏ) đến cùng. Chúng ta vẫn đang mơ (hão huyền) theo
năm tháng, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao (cả nghĩa đen và nghĩa
bóng) và đến độ nào đó, chúng ta sẽ trở thành “chuyên gia” trong một vấn đề nào
đó (theo cách nhìn của không ít người nghiên cứu trẻ hiện nay khi nhìn vào các
cây đa cây đề trong lĩnh vực của mình).
Theo năm tháng, việc gì cũng làm (muốn giỏi mọi lĩnh vực),
nói theo kiểu “ôm rơm rặm bụng”.
Nhưng khổ nỗi, làm việc gì cũng dở dang, chẳng đến đầu đến đũa. Việc nọ chồng lấn
việc kia. Đến ngày kết thúc (suy nghĩ và hành động theo kiểu nước đến chân, chứ
chẳng dám nói nước đến cổ mới nhảy) thì tóa hỏa, gấp gáp, cuống cuồng, ngồi
ngang xoay dọc (ý nói nhờ hỗ trợ). Thử hỏi chất lượng nghiên cứu sẽ như thế nào
chẳng mọi người đều rõ.
Mà đâu có phải lần đầu gặp phải tình huống éo le như vậy.
Chuyện thường nhật, ấy vậy mà vẫn “bình
chân như vại”, nói theo kiểu “chuyện
bình thường như cân đường hộp sữa” mà mấy bạn trẻ ngày nay hay nói đâu đó.
Nhìn vào thực tế, âu cũng là văn hóa làm việc ở các cơ quan công quyền tạo nên
qua hàng nhiều thập kỷ. Có lẽ chẳng có gì để bàn nếu không có kiểu “dở ông dở thằng”, “nửa nạc nửa mỡ”... câu chuyện nghiên cứu hiện nay ở nhiều đơn vị
nghiên cứu chẳng khác nào “bình mới rượu
cũ”. Bởi chúng ta thiếu tầm nhìn, đặc biệt trong thế kỷ 21 - thế kỷ của hội
nhập quốc tế sâu, rộng. Chúng ta muốn nâng cao chất lượng các công trình nghiên
cứu, đưa vị thế của đơn vị ngày càng có tiếng tăm trong các đơn vị nghiên cứu
khoa học trên cả nước (chưa nói vùng, quốc tế)... nhưng con người vẫn còn quá
nhiều những tư duy lạc hậu, thậm chí thụt lùi. Đơn cử, đơn vị nghiên cứu hay
các phòng/ban cần có chiến lược nghiên cứu ngắn, trung và dài hạn, trong đó, có
những vấn đề ưu tiên nghiên cứu và có những giải pháp để đặt được mục tiêu đó;
phải có kế hoạch giám sát chiến lược thực hiện đó... Tập trung vào những thế mạnh,
mũi nhọn của đơn vị, không nên ôm đồm theo kiểu “trăm hoa đua nở”, việc gì cũng nghiên cứu, vấn đề (lĩnh vực) gì
cũng muốn lấn sân.
Chiến lược nghiên cứu chẳng rõ ràng, kéo theo sử dụng nhân lực
(con người) cũng chẳng thể rõ ràng hơn, theo kiểu “mạnh ai người ấy làm”, nên thật đáng buồn khi một đơn vị nghiên cứu
chẳng có những đội quân tinh nhuệ về một số vấn đề (lĩnh vực thế mạnh, then chốt
mà khó có một đơn vị thứ hai có thể cạnh tranh được). Như vậy, nhân lực cũng bị
phân tán chuyên môn theo đó. Không khó để thấy một sự thật hiển hiện rằng, con
người bây giờ làm việc phải đa tài, theo kiểu, cái gì cũng có thể làm được,
lĩnh vực gì cũng biết (mỗi thứ biết một tí), trong đó, chẳng cái nào thực sự giỏi.
Bởi, phải lo cơm áo gạo tiền nên đành phải vậy.
Sẽ khó có thể nói rõ về thực trạng làm việc trong một số đơn vị
nghiên cứu hiện nay qua một vài trang giấy, trong đó, chỉ là những thông tin rất
chung chung. Bởi người viết bài này không dám nói thẳng, nói thật ra. Sợ động
chạm thì hơi mệt. Nên có chăng chỉ viết một vài câu gọi là cho có đề cập, theo
kiểu đánh dấu cho nhớ, sau này có cơ hội sẽ trao đổi sâu hơn nữa qua các bài viết tiếp
theo.
0 comments:
Post a Comment