Chuyện “chân trong chân ngoài”, hay “chân ngoài dài hơn chân trong” không phải
ở mọi đối tượng, đặc biệt, trong các cơ quan công quyền hay các đơn vị tự chủ
(NĐ 115). Vấn đề không phải là mới, nhưng cũng chưa bao giờ hết hot.
Chuyện có liên quan đến một
anh, trước giờ cống hiến tương đối (tính theo thâm niên công tác cũng như những
gì cố gắng trong thời gian qua), đang lúc chuẩn bị thăng chức (trước có cơ cấu).
Ông tham gia một chút bên ngoài. Tuy nhiên, chưa đâu vào đâu. Công việc bên
ngoài chưa đi vào vận hành một cách thuận lợi (chưa hoạt động). Ấy vậy, sau một
hôm, nghỉ bẵng đi 2 ngày. Sếp lớn sếp bé gọi điện không nghe máy, cũng không
tìm cách nào liên lạc được. Gọi cho vợ cũng không xong. Tưởng ông này gặp vấn đề
gì, nghỉ mà không thấy báo cáo.
Sau 2 ngày biệt tăm. Ông
lên cơ quan bị sờ gáy luôn. Gọi sang báo cáo. Trình bày đầu đuôi. Rồi khai
(không mách mà khai) rằng, ông có tham gia kinh doanh bên ngoài. Ôi chao ơi! Ai
đời lại vậy. Người ta “chân trong chân ngoài” đầy ra, mà có bị mách cũng chối
bay chối biến. Đằng này, chưa đâu vào đâu mà ông lại khai. Dại hết chỗ nói.
Cũng từ đó, biết là làm
thêm bên ngoài. Hôm sau họp giao ban, tuyên bố luôn là việc thăng chức của ông
không được chấp thuận nữa. Và, từ “khai” đồng nghĩa với việc ông mất vị trí phó
này. Không dừng lại ở đó. Liên quan đến công việc, đặc biệt là có mặt ở trên
phòng thì không sao, vắng mặt là biết ngay. Nào là bị gọi, hỏi đang ở đâu? làm
gì? Công việc thế nào? vân...vân và vân vân.
Trước đó (chưa khai), xin
nghỉ phép một hai ngày không sao. Nay, nghỉ một ngày cũng bị để ý xem nghỉ chuyện
gia đình hay chuyện “chân ngoài”. Thấy dại chưa? Rồi bị giao tham gia nhiều việc,
nhằm hạn chế việc ông dành thời gian cho bên ngoài. Hôm nay, có việc xin nghỉ về
sớm. Chưa kịp rời, đã bị gọi quay lại. Lần hai và lần ba, cũng vậy, vẫn bị gọi
quay lại giải quyết này nọ. Đến gần cuối giờ ông mới về được.
Nên hay không nên có
chân trong chân ngoài?
Ở góc độ cá nhân, nên có “chân trong chân ngoài”. Bởi, xã hội bây giờ là vậy. Nếu cứ trông chờ
vào mấy đồng lương “bèo bọt” thì biết
chi tiêu thế nào? Đi làm chỉ để lấy mấy đồng lương chỉ dành cho những con người
đi làm cho vui, để giết thời gian, chứ tiền họ chẳng thiếu. Con với những ai,
lo “cơm áo gạo tiền” thì là cả một vấn
đề. Nên việc làm thêm, làm ngoài chẳng còn xa lạ gì. Tuy nhiên, sắp xếp bố trí
làm sao cho hợp lý để không để ảnh hưởng đến công việc chính (dành nhiều thời
gian cho công việc hiện tại, đôi khi nguồn thu nhập chính từ nơi khác) và không
ảnh hưởng đến mối quan hệ “lãnh đạo -
nhân viên” quả là một điều không đơn giản.
Với đồng lương theo hệ số so với nhu cầu chi tiêu (đắt đỏ)
hiện nay thì khó đảm bảo nhu cầu tối cần thiết, chứ nói gì đến tiết kiệm, tích
góp để mua chung cư, mua đất làm nhà hay mua xe... ngoài trừ “tham nhũng” hay tiền chùa. Nên, “cái bụng có đói, thì chân mới bò”. Nếu
ai mạnh mồm nói, thu nhập chỉ ở đồng lương mà không có nguồn thu nào khác, mà vẫn
tiết kiệm mua nhà, mua xe thì cần xem lại, ngoại trừ tiền của người khác hay một
vài người trúng “vietlott”.
0 comments:
Post a Comment