N
|
ếu có dịp dạo quanh một số cung đường
du lịch Mộc Châu mới thấy được cái hay cái thú vị nơi đây. Đến đây, khó có thể
bỏ qua được món “thắng cố” hay còn gọi là “chảo canh” trên cao nguyên Mộc Châu,
mà mình có đề cập đến những cảm nhận về hương vị của món thắng cố cũng như đôi
nét về rừng thông bản Áng - một trong những điểm du lịch cộng đồng trên Cao
nguyên Mộc Châu dịp 2/9. Đến Mộc Châu chúng ta khó mà có thể bỏ qua điểm du lịch
như: Rừng thông bản Áng, Hang Rơi, Đồi chè trái tim, Thung lũng mận Nà Ka (100
hecta) - địa điểm tổ chức ngày hội hái quả... là những điểm đến hấp dẫn du
khách từ nhiều góc độ, tùy theo mỗi người có trải nghiệm riêng ở từng điểm đến,
bên cạnh đó cũng ảnh hưởng bởi tâm trạng của người trải nghiệm.
Đến với Mộc Châu không những nổi tiếng
bởi những đồi chè mênh mông xanh mướt cả một vùng và bản sắc đậm đà của phiên
chợ vùng cao, mà còn được biết đến với ngày hội Tết Độc lập 2/9 của đồng bào
dân tộc Mông (Mèo). Tôi có dịp ghé qua, có thể nói, chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”.
Bởi, đến Mộc Châu trước ngày hội Tết độc lập (2/9) 2 ngày, tức tối 29/8 tôi phải
di chuyển lên Mường La. Trong khi đó, đi lướt qua một số điểm du lịch, cũng như
các tuyến phố hầu như chưa khách du lịch, khách thập phương, đặc biệt người Mông
chưa nhiều. Nhiều ở đây có thể nói là chưa đông như một ngày hội, ngày tết truyền
thống. Bởi các hàng quán dọc chợ trung tâm, hay các cung đường trung tâm rất
thưa thớt bóng người. Đa số các hàng quán đều “treo” biển “thắng cố ngựa” thì hầu
như rất ít khách ghé thăm. Tuy nhiên, thật bất ngờ. Khoảng 12 giờ đêm 31/8, tức
còn khoảng 24 giờ đồng hồ nữa mới tới ngày hội chính thức. Tôi có ngược từ Mường
La về đến trung tâm thị trấn Mộc Châu (QL 6), thì hai bên đường, khách du lịch,
đặc biệt các gia đình người Mông chật kín trong các quán xá, cũng như các cung
đường trung tâm huyện lỵ. Dường như cả đêm hôm đó, mọi người không ai ngủ, ai nấy
đều đi hội dọc các con phố sáng trưng đèn, qua các cửa hàng, quán mở thâu đêm,
ăn, uống, đặc biệt không thể bỏ qua món “thắng cố”, nhâm nhi với chén rượu ngô
say nồng...
Thật tiếc. Tiếc vì chính hội, tôi lại
không ở lại để tận hưởng không khí của ngày tết truyền thống của người Mông. Nằm
trên xe (xe giường nằm), nhổm dậy thấy không khí thật náo nhiệt, sôi nổi. Người
người nối đuôi nhau đi chơi hội tết. Nét đặc trưng của người Mông là bộ trang
phục cổ truyền của phụ nhữ gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt,
phân thân váy xòe rộng. Áo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải
dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn
đầu. Xà cạp và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy.
Ngoài nét đặc trưng của trang phục
người HMông là rất sặc sỡ, nhưng người HMông có nhiều nhóm khác nhau, trang phục
phụ nữ giữa các nhóm cũng có sự khác biệt và váy là một tiêu chuẩn để phân biệt
giữa các nhóm HMông (Mông Hoa, Mông Trắng, Mông Xanh, Mông Đen...) [1].
-
Phụ
nữ Mông Trắng (Mông Đơ) trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực,
thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành.
-
Phụ
nữ Mông Hoa (Mông Lềnh) mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong,
áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Để tóc dài, vấn tóc cùng tóc
giả.
-
Phụ
nữ Mông Đen (Mông Đú) mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực.
-
Phụ
nữ Mông Xanh mặc váy ống. Người đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài lược
móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng.
Một số trò chơi đặc trưng của người
Mông đó là trò đánh tu lu (đánh quay) của trẻ em vùng cao nói chung, người Mông
nói riêng; ném pao (Anh ném pao/Em không bắt/Em không yêu/Quả pao rơi rồi);
chơi khèn (thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa); kèn lá, đàn môi là
phương tiện, công cụ để thanh niên trao đổi tâm tình... [1].
Thật là tiếc phải không các bạn. Đó
là một vài nét đặc trưng của người HMông, đặc biệt ngày hội tết độc lập 2/9.
Ngoài ra, đến với Mộc Châu chúng ta không thể bỏ qua các điểm du lịch cộng đồng
nổi tiếng như: “đồi chè trái tim” nằm trên cung đường giao nhau giữa QL 43 với
đường đi xã Tân Lập - điểm du lịch cộng đồng Tân Lập và Thung lũng mận Nà Ka.
Điểm nhấn của đồi chè đó là “hình trái tim” được tạo bởi các cây chè, trồng sát
nhau. Ngoài cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất chè, đồi chè mênh
mông xanh mướt còn là điểm du lịch tuyệt vời cho những du khách khi đặt chân tới
đây. Được thỏa mình trong không khí mát lành cùng trải nghiệm qua nhiều cung bậc
cảm xúc khi qua các điểm du lịch trên cao nguyên Mộc Châu từ các đồi chè mênh
mông xanh mướt, đến những rừng hoa đào, hoa mận bạt ngàn và quả bơ đặc sản. Ở
đây bạn có thể đi thăm quan các các trang trại chăn nuôi bò sữa, cty sữa Mộc
Châu, các vườn hoa nhiệt đới, hoa phong lan xứ sở vùng Tây Bắc hay tận hưởng
các quả dâu tây chín đỏ chót, bóng bẩy như thể cuốn hút, mê hoặc đôi mắt thèm
thuồng của du khách... Hơn nữa, 2/9 năm nay quý khách du lịch có thể ngắm nhìn toàn
cảnh cao nguyên Mộc Châu và có những trải nghiệm mới lạ, độc đáo từ “khinh khí
cầu” do Vietjet Air cùng UBND huyện Mộc Châu tổ chức.
Đồi chè bát ngát trên cao nguyên Mộc Châu
Đó là một vài điểm du lịch khó có thể
bỏ qua khi bất cứ ai đặt chân tới cao nguyên Mộc Châu. Những ngôi làng xinh xắn
ven đường với những cánh đồng hoa cải, hoa đào, hoa mận ngút một vùng trời
(theo mùa). Cái tiết trời se se lạnh cùng với những lớp sương mù dày đặc khiến
cảnh vật thiên nhiên nơi đây đẹp lạ, mê mẩn hồn người. Chính những nét đẹp mê
hoặc đó, khó mà cưỡng lại cho bất cứ ai khi đặt chân tới đây để trải nghiệm và
khám phá những điều mới lạ, độ đáo.
=======================================================================
[1] http://dulichmocchau.org/dan-toc-mong-n.html
0 comments:
Post a Comment