S
|
ẽ chẳng vui vẻ gì khi nói thẳng, nói
thật ra với nhau. Đó là câu chuyện mà có lẽ người viết bài này cũng cảm thấy ái
ngại cho chính mình, khi nói theo kiểu “vạch áo cho người xem lưng”. Tuy nhiên,
không nói ra cũng chết, mà nói ra thì sợ “mếch lòng”. Không phải sợ mất lòng
nhau mà tôi không nói ra, mà nói nhiều, nói mãi rồi đâu có gì thay đổi. Bởi, “chẳng có gì cao quý khi ta hạ thấp người
khác. Và tôi cũng nghe thấy câu nói, thế giới chẳng có thằng nào ngu cả” -
Hemingway. Đúng vậy, chẳng có gì hay ho cả khi kể nể chuyện này chuyện nọ về
người này người kia. Nhưng “có ở trong chăn mới biết chăn có rận”, hay “có thức
mới biết đêm dài”... các cụ nói chẳng sai cái gì. Có ở mới nhau mới biết tốt, đẹp
ra sao. Nhiều lần tôi đã bức xúc như vậy, có nói ra, có tâm sự, có viết ra để
giải khuây những nỗi buồn mà khó nói thành lời, khó nói cùng ai. Nhưng hôm nay
tôi lại viết ra đây không phải trách móc ai làm gì, mà viết ra để cho vơi nỗi
buồn mà có lẽ trong tâm can tôi chẳng muốn vậy. Nhưng biết làm sao đây. Tôi vẫn
kể ra đây.
Không biết nên bắt đầu từ đâu nữa, bởi
ở các bài trước tôi có nói, có kể ra, mà câu chuyện chẳng có chi là mới cả. Tuy
nhiên, hôm nay và mấy hôm trước cũng vì mang cái “tiếng” làm việc nhóm kém. Kém
ở chỗ, khi được giao phụ trách một vấn đề, nói là được “quyền” phân công, giao
từng vấn đề cụ thể, cho từng người cụ thể. Giao rồi, phân công rồi. Mọi người
ok rồi. Nhưng. Chẳng muốn dùng từ “nhưng”. Nhưng. Lại nhưng mất rồi. Nhưng
không biết dùng từ nào cho hợp hơn. Nhưng thời gian dần trôi, mà hơi ôi cái việc
được giao được phân công vẫn cứ vậy. Cũng phải thông cảm một điều, ai cũng nhiều
việc thật. Ấy vậy, đến khi được hỏi thì cứ như chẳng có vấn đề gì? Bảo không
quan tâm, không đốc thúc. Nói nhiều. Tâm sự nhiều. Nhưng “âu cũng là cái liễn”.
Cái tiếng là “sợ mất lòng nhau” mà
không dám nói ra trước bàn dân thiên hạ. Để đến khi phải hỏi đích danh từng người.
Thực sự, tôi rất ái ngại về điều đó. Bởi có mỗi chuyện “cỏn con” (theo nhiều
người) cũng chẳng làm tốt. Ấy là được quyền giao, phân công rồi thì cứ “gõ đầu”
người ấy mà ra. Nói vậy thôi, ai gõ đầu được ai. Chẳng nhẽ cứ hơi một tí lại chạy
sang báo cáo lãnh đạo. Có gì “đóng cửa bảo nhau”. Đóng cửa rồi. Bảo nhau rồi.
Ah, tâm sự rồi, giãi bày rồi. Nhưng đâu có ăn thua gì. Thôi thì “trời không chịu
đất thì đất phải chịu trời”. Mượn câu thành ngữ để nói ra cái ý mình muốn nói.
Chứ ở đây, chẳng ai là “trời”, là “đất” cả. Bởi lãnh đạo có nhắc đến tên thì ai
đó mới để tâm một chút, chứ cái phận “bèo bọt” như mình nói ai nghe. Đã mang
cái tiếng là “không dám nói ra sự thực, sợ làm mất lòng nhau” vào thân rồi, biết
làm sao được.
Thực ra, sẽ là khó hiểu cho người đọc,
bởi câu chuyện mình không đi thẳng vào một vấn đề cụ thể. Sợ. Lại “sợ” rồi. Sợ
đụng chạm tới một ai đó sẽ là không hay, không nên. Bởi “thế giới chẳng có thằng
nào ngu cả”. Và rồi, “chẳng ai ngu cả, chỉ
là người ta không sử dụng trí thông minh của mình vào việc có ích và đúng lúc
thôi, tất nhiên, người ta cũng không cần phải yêu cầu ai đó trở thành thiên tài
như kiểu dùng việc leo cây để đánh giá khả năng của một con cá” - Einstein.
Vâng “thế giới chẳng có thằng nào ngu
cả”. Nhưng cái quan trọng hơn cả, mọi người hãy có và đặt cái “trách nhiệm” của
mỗi người lên trên hết, chứ cái “cung cách” làm việc kiểu này - nước đến chân mới
nhảy, ai chết thì mặc ai... không chịu thay đổi thì chẳng khác nào tuổi đời, tuổi
nghiệp ngày càng cao (thâm niên) nhưng cung cách làm việc, trình độ chuyên môn
lại chẳng tỷ lệ thuận chút nào.
0 comments:
Post a Comment