T
|
hảm họa formosa Hà Tĩnh đã để lại hậu
quả nặng nề cho người dân 4 tỉnh ven biển miền Trung và nó còn ảnh hưởng lâu
dài, sâu rộng đến môi trường biển, đa dạng sinh học, đặc biệt nguồn lợi thủy hải
sản, mà hàng triệu ngư dân ven biển đang có cuộc sống phụ thuộc chính vào những
nguồn lợi này. Trong khi đó, chúng ta chưa đủ công cụ, năng lực để đánh giá những
thiệt hại, hậu quả lâu dài, tiềm ẩn mà formosa gây ra trong thời gian qua. Có
chăng chỉ là những con số, báo cáo giản đơn nhằm để lấy lòng dư luận.
Kinh doanh du lịch ven biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau thảm họa formosa
(Ngư Thủy Bắc)
(Ngư Thủy Bắc)
Ở các bài trước, tôi có đề cập đến những
ngư dân ven biển (đánh bắt thủy hải sản, các hộ kinh doanh thủy hải sản, kinh
doanh du lịch...) ở Cửa Lò (Nghệ An), Nghi Xuân, Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lệ Thủy
(Quảng Bình), Cửa Việt (Quảng Trị). Sản lượng đánh bắt suy giảm, thủy hải sản
bán không ai mua, kinh doanh du lịch thất thu, nuôi trồng thủy sản thì bị ô nhiễm,
giá rớt thê thảm... Đó là một trong vô vàn những khó khăn mà người dân đã, đang
và sẽ đối mặt với những hậu quả nặng nề, nghiêm trọng mà formosa gây ra.
Mới đây, bước vào dịp khai giảng năm
học mới, hàng nghìn học sinh các cấp (mầm non, tiểu học, THCS) ở các xã ven biển
thuộc Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đồng loạt không tới trường khai giảng năm học mới, không
đến lớp với lý do phụ huynh các cháu muốn địa phương thực hiện nhiều chính sách
hỗ trợ sau sự cố môi trường biển [2]. Trong khi nguồn sinh kế của họ có thể nói
bị ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng (thất thu) và ngư dân vẫn “gác mái xuôi
chèo” sau hơn 4 tháng sau sự cố formosa. Với nguồn thu chính từ thủy hải sản
(ngư nghiệp), muối (diêm nghiệp), kinh doanh các sản phẩm thủy hải sản, kinh
doanh du lịch ven biển... đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các chi phí sinh hoạt
hàng ngày, hoạt động và đầu tư sản xuất, chi phí cho con em đến trường... cũng
từ đó bị ảnh hưởng nhiều, làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của hàng triệu ngư
dân. Câu chuyện đồng loạt nhiều phụ huynh các xã ven biển huyện Kỳ Anh (Hà
Tĩnh), Quảng Bình không cho con em đến lớp đều có cái lý “riêng” của họ. Trong
khi đó, các bộ ngành liên quan (Bộ TM&MT, Bộ Y tế...), các nhà khoa học...
đến việc công bố kết quả hiện trạng môi trường biển sau thảm hoa formosa thì vẫn
chỉ là “chờ đợi trong hư vô”. Họ đùn đẩy quả bóng “trách nhiệm” cho nhau.
Theo hội đồng khoa học, nước biển miền Trung đã “đạt chuẩn” cho hoạt động bơi lội,
nuôi trồng thủy sản, riêng cá biển đã an toàn hay chưa thì “cần chờ thêm nghiên
cứu từ Bộ Y tế”. Còn Bộ Y tế thì chưa có kết luận cuối cùng về các mẫu hải sản,
nước ăn, rau... ở vùng biển bị ảnh hưởng và lân cận có ở mức an toàn hay không?
Kết quả còn nhiều “bất nhất”, đặc biệt chưa có kết luận việc “thủy hải sản đã
ăn được hay chưa”?.
Bãi biển Cửa Lò thưa thớt khách sau thảm họa formosa
Người dân thì vẫn “trông chờ trong hư
vô” những kết luận cuối cùng về hiện trạng môi trường biển sau “thảm họa môi
trường”, “thảm họa formosa Hà Tĩnh” gây ra cho hàng triệu ngư dân 4 tỉnh ven biển
trong thời gian qua. Cuộc sống của họ bị đảo lộn, sinh kế bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, con em họ phải nghỉ học thay vì cắp sách đến trường như bao học sinh
khác ở mọi miền tổ quốc khi năm học mới bắt đầu... Có về các địa phương ven biển
mới thấy hậu quả nghiêm trọng mà thảm họa formosa gây ra, người dân cơ cực đủ
đường. Đúng là đã nghèo còn gặp cái “eo”. Cuộc sống vốn đã cơ cực đủ đường. Ấy
vậy, nay người dân có kiếm được con tôm, con cá cũng khó bán. Ăn cũng sợ bị nhiễm
hóa chất. Có muốn tắm biển cũng phải e dè. Nguồn thu từ đánh bắt thủy hải sản, diêm
nghiệp bao đời nay giờ bị đảo lộn, thất thu. Họ phải sống ra sao khi môi trường
biển bị ô nhiễm sâu rộng, lâu dài; nguồn lợi thủy hải sản, đa dạng sinh học suy
giảm; sinh kế của hàng triệu ngư dân bị đảo lộn... nếu các cơ quan ban ngành
không có những giải pháp căn cơ thì thảm họa formosa còn để lại hậu quả nghiêm
trọng mà con cháu chúng ta phải gánh chịu đời đời.
Có thể thấy rằng “hiệu ứng domino
formosa” đã, đang và sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, sâu rộng đến môi trường
biển, môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy hải sản, đa dạng sinh học... đặc biệt
hơn cả, ảnh hưởng nặng nề, nghiêm trọng sâu rộng tới cuộc sống, sinh kế của
hàng triệu ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung từ khi thảm họa formosa Hà Tĩnh
gây ra. Người dân đang mỏi mòn “chờ”, “đợi”, có lẽ “chờ đợi trong hư vô” những
kết luận cuối cùng về hiện trạng môi trường biển, về “thủy hải sản tại 4 tỉnh
ven biển miền Trung đã ăn được hay chưa?” từ các bộ ngành có liên quan. Bởi
sinh kế hàng triệu ngư dân ven biển vẫn gánh chịu những hậu quả nặng nề từ thảm
họa formosa gây ra, mà chưa biết đến bao giờ, đến khi nào cuộc sống, sinh kế của
họ mới có thể ổn định lại. Hậu quả đó còn kéo dài, dai dẳng hàng thập kỷ mới phần
nào nguôi ngoai được những mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần mà người dân,
con người Việt Nam phải trải qua.
====================================================================
[1] Tựa đề bài viết “đã nghèo còn gặp
cái eo” mà người viết bài này đã “cóp nhặt” sau khi đọc bài viết trên mạng, thấy
hay và mượn đó làm tựa đề cho bài viết của mình.
[2] http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/phu-huynh-dong-loat-khong-cho-ca-nghin-hoc-sinh-di-khai-giang-3463512.html
0 comments:
Post a Comment