H
|
ôm nay, sau khi ăn trưa xong, vào
quán ngồi uống nước (trà đá). Ba anh em gọi 3 cốc trà đá. Vừa ngồi uống nước vừa
tếu táo mấy câu chuyện cho vui, thì một anh hỏi cụ bán nước.
-
Cụ
năm nay bao nhiêu tuổi rồi ạ? Kèm theo câu giải thích: Trông cụ rất giống bà
nhà con. - Anh hỏi.
-
Anh
thử đoán tôi năm nay bao nhiêu tuổi? - Cụ hỏi lại anh.
-
Cụ
chắc tầm 75 gì đó. - Anh nói.
-
83
rồi. Sinh năm 34. Sang năm 84 tuổi. - Cụ trả lời.
Cả 3 người đều “ồ” lên một tiếng với
vẻ ngạc nhiên khi tuổi cụ đã cao mà hiện cụ tham gia bán trà đá vẻ hè. Xong rồi
anh bắt chuyện, hỏi han thêm một vài thông tin về “lương tuổi già” với đối tượng
chưa được hưởng lương hưu hay chế độ nào khác. Rồi, tôi không để ý anh nói gì,
nhưng cụ tiếp lời anh bằng mấy câu thơ:
Xưa kia ta ở trên trời
Bởi hay uống rượu trời đày xuống đây
Xuống đây ta uống cho say
Xơ gan cổ chướng mới bay “vào hòm”
Thực ra, tôi chưa nghe bao giờ. Thấy
hay và muốn ghi lại. Thấy vậy, cụ nói tiếp. Trước cũng có một cô cháu, tuy còn
ít tuổi. Thấy cụ đọc mấy câu thơ trên hay quá. Thế là bắt cụ ghi ra giấy bằng
được. Học thuộc lòng. Đến khi nào gia đình có việc (liên hoan uống bia, rượu...)
là cô cháu đứng giữa nhà đọc to mấy câu thơ. Cả nhà cười ầm cả lên.
Rồi cụ nói. Quê cụ đất rượu. Quê Bắc
Ninh. Một nhà nấu rượu cả làng uống. Rượu có tiếng một thời. Nhưng nay, cụ khuyên
không nên uống rượu. Lời khuyên qua mấy câu thơ trên. Vừa ví von vừa có ý nghĩa
thâm thúy. Như lời cụ nói, tức là uống nhiều rượu, đặc biệt rượu không rõ nguồn
gốc xuất xứ như bây giờ thì “sớm bay vào hòm”.
Ba anh em ngồi uống cốc trà đá mà
nghe kể câu chuyện cũng vui vui. Về nhà, rảnh ngồi viết mấy lời, lưu làm kỷ niệm.
Tiện đây, cũng xin được nói thêm một vài thông tin (cóp nhặt trên mạng) về “làng
rượu không khói” [1], hay “rượu săm ô tô: Đệ tử lưu linh thất kinh bỏ nhậu” [1],
“rượu săm ô tô, uống vào có thể chết” [3]... mới thấy “công nghệ rượu không
khói” mà các đệ tử lưu linh nếu nhìn tận mắt, chắc chỉ biết... chắp tay mà lạy.
Đó là các vụ việc các tiểu thương (ở Bắc Ninh) kinh doanh rượu pha chế bằng cồn
công nghiệp, được đựng trong những chiếc săm ô tô đã gây hoang mang dư luận
trong thời gian qua [2].
Công nghệ rượu không khói: Cồn + nước lã + hương liệu?
“Cồn công nghiệp có nồng độ từ 96 đến
98%. Người ta thường pha rượu bằng cách chế cồn công nghiệp với nước lã theo tỷ
lệ 1 : 2 để thu được loại rượu có nồng độ 33%. Sau đó họ cho thêm đường hóa học,
hương liệu công nghiệp và các chất phụ gia. Từ đó, những người sản xuất rượu có
thể hô biến cồn công nghiệp thành đủ các loại rượu nếp, vang, hoa quả... Trong
hàng loạt các chất phụ gia cho vào rượu, đáng lưu ý nhất là các loại chất tạo
màu công nghiệp (thuốc nhuộm) có thể gây ung thư. Ngoài ra, các chất phụ gia
khác không được kiểm định về chất lượng cũng có thể là các chất có hại. Bên cạnh
đó, nước lã để chế rượu có thể là nước giếng khoan ở những vùng đất nhiễm kim
loại nặng. Các kim loại này không bị phân hủy trong cồn mà tích tụ lại trong cơ
thể, gây tác hại lâu dài” [2].
Hàng trăm lít rượu được chứa trong các săm ô tô (Công nghệ rượu không khói). Ảnh: Vietnamnet
Đó là công nghệ rượu không khói mà
các tiểu thương ở vùng quê Kinh Bắc đã gây ra hoang mang dự luận, đặc biệt đối
với những “đệ tử lưu linh”. Tuy nhiên, đó chỉ là góc khuất, khía cạnh nhỏ trong
công nghệ nấu rượu hiện nay ở các vùng quê Việt Nam. Thậm chí, cả làng rượu có
khói đi chăng nữa, người nấu rượu sử dụng loại “men tàu”, mặc dù nấu rượu thật
(gạo thật) nhưng nấu bằng men tàu nên rất được rượu. Tuy nhiên, khi uống vào
thường bị đau đầu, ảnh hưởng xấu tới thần kinh con người. Ở quê tôi, xưa nay có
một vài anh hùng về rượu, tức “uống rượu thay cơm”, “sống bằng rượu” cứ dần dần
ra đi, “sớm bay vào hòm” như câu ví von của cụ bán nước trà đá bên trên. Những
anh hùng một thời đó, ra đi vì uống rượu nhiều nên “lục phủ ngũ tạng” hỏng từ
bao giờ không ai hay, đến khi biết, phát hiện ra thì đã quá muộn. Mới đây, anh
hùng về rượu cuối cùng cũng vừa mới ra đi. Thật buồn vì điều đó. Thực ra, chẳng
hay ho gì khi kể ra đây những thông tin về những người mà tôi tạm gọi là “anh
hùng về rượu”. Bởi, theo đó là cuộc sống gia đình của con người suốt ngày trong
tình trạng men say nồng, chẳng mảy may làm ăn, uống rượu vào là đánh đập, chửi
bới vợ con, ảnh hưởng đến làng xóm xung quanh...
Qua đây mới thấy cách làm giầu bằng mọi
cách, mọi giá của con người mà không màng đến sức khỏe, tính mạng con người thật
“nguy hiểm” biết chừng nào. Sống ở thế kỷ 21 mà chưa bao giờ con người cảm thấy
“sợ” - sợ những mối nguy hại từ thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường (đất, nước,
không khí...) như bây giờ. “Con đường từ
dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn thế” - ĐBQH Trần Ngọc Vinh cảnh báo
nguy cơ mất an toàn đối với sức khỏe của người dân ở mức trầm trọng [3].
============================================
[1] http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/186166/ruou-sam-oto-de-tu-luu-linh-that-kinh-bo-nhau.html
[2] http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/190675/ruou-sam-oto-uong-vao-co-the-chet.html
[3] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-bieu-tran-ngoc-vinh-con-duong-tu-da-day-den-nghia-dia-chua-bao-gio-ngan-the-3313306.html
0 comments:
Post a Comment