Ở
|
kỳ trước, câu chuyện đắng lòng khi ông con giời
về nhà không những chẳng giúp được gì mà còn là gánh nặng thêm cho bố. Cũng phải
nói, với tính cách hiền như “cục đất”, đôi khi “nhu nhược” của người bố mà ông
con giời càng được đà lấn lướt. Thế mới biết hoàn cảnh, nỗi khổ của “lão hạc”
như thế nào.
Dạo nọ, tôi tình cờ nghe câu chuyện về
công con giời lấy tiền của bà nội. Thực ra, dùng từ cụm từ “lấy tiền” thì nhẹ
nhàng quá, mà trong hoàn cảnh đó phải dùng cụm từ “lấy trộm tiền” mới đúng. Bà
nội thì đang ốm, các con các cháu lo tiền thuốc thang, để bà cầm. Ấy vậy, ông
con giời cũng “cuỗm mất”. Bởi khi đó ông con giời nằm giường ngoài, nên có thể
nghe được câu chuyện bà nội với cô gì chú bác khi đến chơi, cũng có thể biết được
bà cất tiền ở đâu. Lúc bà không để ý là cuỗm một cách đơn giản. Nhiều lần như vậy,
bà đã để ý và cũng có những cảnh giác với ông cháu, nhưng vẫn không xuể được với
tính “láu cá” của ông con giời.
Một hôm, bác Tuyết (T), tức em ruột “lão
hạc” - bố ông con giời vào nhà chơi. Không biết nói những chuyện gì với mẹ tôi.
Tuy nhiên, khi tôi đi lên nhà, chào bác. Bác mới nói chuyện về hoa phong lan
nhà bác, rồi câu chuyện dài liên quan đến ông con giời. Càng biết thêm nhiều
thông tin mới thấy câu chuyện dài về hoàn cảnh gia đình lão hạc không đơn giản
khi tổng kết và kể ra vài trang giấy. Đó cũng là lý do mình lựa chọn các bài viết
liên quan đến hoàn cảnh gia đình lão hạc thế kỷ 21 là đúng hướng.
Câu chuyện bắt đầu khi bác hỏi về “tờ
tiền xanh” mà tôi mừng tuổi bà (bà nội ông con giời, tức mẹ ruột lão hạc, bác T).
Đầu năm đi chúc tết. Qua nhà bác chúc tết. Bà đang ốm, nằm trong giường. Sức khỏe
của bà đã yếu dần theo thời gian. Bởi trước đó, sức khỏe của bà có thể nói là “dai
sức” mà khó có người nào ở độ tuổi đó có được sức khỏe như bà. Bà vẫn đi làm đồng,
làm vườn, đặc biệt vườn chuối tiêu do bà chăm sóc có thời điểm vài chục buồng.
Thời điểm vào dịp tết, bán chuối bày mâm mũ quả thì đó là một nguồn thu không nhỏ ở
cái độ tuổi xế chiều.
Khi đó, trong đầu mình cũng đắn đo
khi trong người khi đó còn mỗi tờ 500K. Thực sự mà nói, không phải vì mình nghĩ
này nọ (tiếc tiền). Điều quan trọng khi đó mình nghĩ, tuổi bà cũng chạc tuổi nội
mình và không biết mình còn nhiều cơ hội để mừng tuổi bà nữa không. Bởi khi ông
nội mình đi xa, mình càng thấm thía điều ấy. Mình vô tư, vào hỏi thăm sức khỏe,
mừng tuổi bà. Chúc bà sức khỏe. Chuyện tưởng như chẳng có gì. Tuy nhiên, hôm
nay không biết duyên cớ thế nào mình mới biết “sự thực tờ tiền xanh”, trong đó
liên quan đến ông con giời mà bấy lâu nay cũng là nhân vật quan trọng trong chuỗi
câu chuyện về gia đình lão hạc thế kỷ 21.
Khi đó bà vui vẻ nhận lời chúc kèm
theo bao lì xì. Bà vẫn nhận ra tôi là con cái nhà ai. Nhưng rồi, bà cũng không
nhận rõ tờ tiền xanh có phải đồng 500K không. Thế rồi, bà nói chuyện với bác T.
Không biết tờ tiên tôi mừng tuổi mệnh giá bao nhiêu. Bác T nói tờ 500K, và câu
hỏi nghi hoặc? Không biết cháu nó có đưa nhầm không. Chuyện đến tai ông con giời,
nhanh nhảu nói, đưa cháu cầm mấy hôm nữa cháu hỏi anh ấy. Mọi người nhẹ dạ cả
tin, cứ tưởng cháu đi hỏi thật. Nhưng không. Ngoài rằm cũng không thấy cháu nói
gì? Đã gặp hỏi hay chưa? Sự thực như thế nào? Ông con giời tiêu khi nào không
hay. Về nhà cũng không nói với bà và mọi người một câu. Qua 2 cái tết và sắp
đón cái tết thứ ba rồi. Mà bà cũng đi xa gần 2 năm rồi. Thực sự, tôi cũng rất
ngại khi nói chuyện này. Nhưng đó cũng là một thông tin thú vị về ông con giời.
Nên cũng “xin lỗi” bà một tiếng. Chúc bà an giấc ngàn thu.
Thực ra, tôi cũng có cái may mắn khi
cuối tuần về nhà, bác T vào chơi, và kể mới biết sự tình câu chuyện. Khi đó,
bác nói vậy, tôi không nói gì. Không nói là mừng bà tờ 500k hay đưa nhầm. Bởi sự
đã vậy, giờ nói cũng có giải quyết được chi đâu khi cụ đã đi xa chúng ta. Vấn đề
đáng nói ở đây, ông con giời lại “láu cá” hành xử như vậy. Khi tờ tiền mừng tuổi
bà cũng cuỗm tiêu xài. Hết chỗ nói.
Rồi chuyện, khi bà đang ốm, sức khỏe
yếu dần. Không biết có chăm bà được buổi nào không. Ấy vậy mà tiền bác T đưa bố
(bố ông con giời) để mua thức ăn, thuốc thang... mà cũng tìm cách cuỗm mất. Nhiều
lần mất tiền với ông cháu như vậy, bà cũng cảnh giác. Tiền bà cất cẩn thận, để
bên trong chiếc gối đầu, cứ vài ba hôm bà lại kiểm tra. Ấy vậy. Tiền cũng không
cánh mà bay. Đến nỗi, có hôm ông cháu giời mới thể hiện lòng tốt. Hỏi bà hết
thuốc chưa, đưa tiền cháu đi mua. Đúng là trời đi vắng. Sao hôm nay nó lại quan
tâm đến bà như vậy. Bà nói, tiền mày lấy hết rồi còn đâu mà mua thuốc. Ông cháu
giời im re. Không nói một câu nào. Biến mất. Đó là những thông tin có thực mà
bác T có kể cho tôi nghe.
Câu chuyện đôi chút dông dài về ông
con giời, nhưng hoàn toàn có thật. Nhiều khi là gánh nặng cho gia đình, đặc biệt
bác - người mà tôi lấy tựa đề “lão hạc thế kỷ 21” để thêu dệt vài câu chuyện
xoay quanh hoàn cảnh gia đình lão hạc. Rồi chuyện buồn, khi ngày cụ rời xa con
cháu về cõi vĩnh hằng cũng là một vài câu chuyện xoay quanh ông con giời và tiền
phúng viếng được kể ra. Đó là câu chuyện tiếp theo trong chuỗi dài câu chuyện về
“lão hạc thế kỷ 21”. Kính mời quí bạn đọc theo dõi kỳ tiếp theo để hiểu hơn phần
nào câu chuyện về ông con giời và tiền phúng viếng.
0 comments:
Post a Comment