M
|
ỗi độ xuân về là
dịp mà mọi người có thời gian nghỉ dài những ai đi làm ăn xa xứ dù tất bật bộn
bề công việc đến đâu cũng dành thời gian về quê ăn tết (theo đúng nghĩa), thăm
hỏi họ hàng, xóm làng nơi mình sinh ra, nơi quê cha đất tổ.
Tuy nhiên có
những trường hợp người xa xứ không có điều kiện về quê ăn tết. Trong câu
chuyện, xin được kể về trường hợp người con đi làm ăn xa xứ chưa kịp về quê ăn
tết, nơi người thân, gia đình, đặc biệt mẹ già vẫn hằng mong con sớm chiều. Đâu
hẳn mong con sớm chiều về biếu mẹ đồng quà, tấm bánh mà được nhìn thấy con về sum
vầy bên gia đình, người thân, bên mâm cơm ấm cúng của gia đình những ngày cuối
năm. Muốn nghe những gì mà con đi làm ăn xa bấy lâu. Người con đâu hiểu rằng mẹ
chỉ thấy con khỏe mạnh làm ăn chân chính là mẹ mừng, mẹ vui.
Thật trớ trêu
thay, xã hội có nhiều những cám dỗ mà con mẹ vẫn u mê theo những con số đỏ đen
(lô đề), thâu đêm trong những canh bạc (xóc đĩa, ba cây, ...), tụ tập để thể
hiện trước bạn bè, để giết thời gian vào những thú vui vô bổ của bản thân, sống
một cuộc sống ảo trước những mặt trái của xã hội văn minh, phát triển.
Xin được trích 4
câu thơ cuối trong bài thơ: “Quê hương là chùm khế ngọt”, lời thơ của Đỗ Trung
Quân “ ... quê
hương mỗi người chỉ một/như là chỉ một mẹ thôi/quê
hương nếu ai không nhớ/sẽ không lớn nổi thành người. ..” để nói lên nỗi
lòng của chúng ta khi đi làm ăn xa. Phải nhớ về quê nhà, đặc biệt những ngày
cuối năm, về sum vầy bên gia đình.
Đi trên đường
nghe bài “ngày tết quê em” có đoạn “ ... mừng ngày tết trên khắp quê tôi/người
ra Trung, ra Bắc, vô Nam/Dù đi đâu ai cũng nhớ/Về chung vui bên gia đình/, ...”
mà rưng rưng nước mắt.
Trước khi khép lại câu chuyện, xin được mượn lời bài hát “Xuân này con không về” của bộ 3 Nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân, để nói lên nỗi lòng của những người xa xứ cũng như nỗi lòng người thân, gia đình đang chờ mong chúng ta sớm chiều.
0 comments:
Post a Comment