H
|
ậu quả mà cơn bão số 1/2016 (từ đêm
27/7 đến sáng 28/7) đổ bộ vào các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, trong đó nặng nề nhất
là các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam... khó mà có thể cân đo đong
đếm được những thiệt hại do bão gây ra, đặc biệt những gì mà người dân địa
phương phải vật lộn, chống chịu trước sự tàn phá ghê gớm mới thấu hiểu hết được.
Bão nhiệt đới. Quy luật của tự nhiên. Chẳng có gì bàn cãi cả. Có chăng, chỉ là
vấn đề dự báo sai, chưa sát với thực tế (1):
-
Trung
tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã dự đoán sai cường độ của cơn bão
khi dự báo cấp 8 nhưng thực tế bão đã mạnh cấp 9, gió giật cấp 10 - 13, ven biển
giật cấp 13 - 15, đặc biệt bão di chuyển chậm, thậm chí nhiều lúc không di chuyển
khiến sức tàn phá lớn.
-
Theo
ông Nguyễn Văn Tuệ - Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH (Bộ TN & MT)
xác nhận, dự báo cường độ cơn bão số 1 chưa sát với thực tế. Thủ tướng cũng đã
họp và yêu cầu đơn vị rút kinh nghiệm sâu sắc.
-
Chủ
quan. Việc bão số 1 gây thiệt hại lớn lỗi không hoàn toàn do Trung tâm Dự báo
khí tượng thủy văn dự báo sai mà còn có một phần chủ quan của các địa phương
trong công tác ứng phó bão.
Do đó công tác chuẩn bị ứng phó với
bão có phần bất cẩn, lơ là, chủ quan và hậu quả nặng nề mà người dân gánh chịu
thì khó mà khắc phục hết được. Báo cáo Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết,
bão số 1 đã làm chết 2 người, 1 người mất tích, 9 người bị thương ở các tỉnh
Nam Định, Thái Bình, Hà Nội. Bão làm sập 38 căn nhà, 2.355 nhà bị hỏng, tốc
mái, nhấn chìm 59 tàu thuyền, hư hỏng 13 ô tô, hư hại 190.202 ha lúa và hoa
màu, đổ 38.375 cây xanh... mạng lưới điện hạ thế hư hỏng nặng, gây sự cố mất điện
trên diện rộng cho nhiều địa phương trong nhiều ngày (2).
Trên đây là một số nét chính, mà một
số bài báo trên 24h đã nhận định, tổng kết. Tuy nhiên, điều đáng nói, cơ quan dự
báo sai, chưa sát với thực tế, chính quyền địa phương chủ quan, lơ là trong
công tác ứng phó bão... và người dân gánh chịu hậu quả cho những lỗ hổng về “năng lực và khả năng công nghệ dự báo của nước
ta còn hạn chế” (1). Rồi “Thủ tướng
yêu cầu rút kinh nghiệm dự báo bão sai” (3)... Không một đơn vị, cơ quan
công quyền hay cá nhân nào chịu trách nhiệm. Đơn giản. Do bão. Do thiên nhiên
gây ra. Thủ tướng yêu cầu các đơn vị, địa phương rút kinh nghiệm sâu sắc và là
bài học kinh nghiệm nhãn tiền... Chao ôi. Bài học kinh nghiệm, rút kinh nghiệm
đến khi nào? Bài học kinh nghiệm nhãn tiền trên cơ sở thiệt hại về người, của
và sinh kế của người dân ư? Các vị ở nhà cao cửa rộng, bão có to hơn nữa cũng
chẳng hề hấn chi, ngủ vẫn ngon, chẳng nghe và cảm nhận được những cơn cuồng
phong thổi, giật như thế nào. Trong khi, người dân địa phương thấp thỏm, ứng
phó với bão trong mưa, gió. Nhà sập. Nhà tốc mái. Tính mạng con người bị uy hiếp,
nỗi đau về tinh thần đó chẳng gì làm nguôi ngoai được, khi họ cũng chỉ nghĩ do
“mẹ thiên nhiên” gây ra. Khắc phục những
hậu quả sau bão là cần kíp, bởi ổn định cuộc sống, sản xuất cho người dân. Tuy
nhiên, đó chỉ là “thứ yếu”. Quan trọng
hơn cả, công tác dự báo, chuẩn bị trước những cơn giận dữ của mẹ thiên nhiên để
hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người, của và tinh thần người dân,
đặc biệt những người nghèo khó.
“Có
trong chăn mới biết chăn có rận”. Có ở trong cảnh huống chống chọi với bão
mới biết cơn bão mạnh, sức tàn phá ghê gớm
thế nào? Mới biết người dân phải vật lộn trước hoàn cảnh đó như thế nào? “Cụ tưởng
thổi bay cả nóc nhà khi thấy tấm tôn bay qua, chạm vào nóc”. Rồi “Bác tí nữa bị thổi bay cả người khi cố lên
trần nhà tháo nước không nước chảy hết vào nhà” (trường hợp tại Hà Nam)...
Đó là một trong vô vàn cảnh huống mà người dân trong thời khắc đó phải trải
qua.
Sau cơn bão, cây cối đổ gãy tan tác. Tưởng rằng, năm nay ông trời đi vắng, được mùa nhãn. Nhưng thôi. Sau một đêm trút sạch. Sáng ra, nhãn, sấu lẫn lộn rụng nhan nhản, trải khắp mặt vườn. Cây nào còn ít quả cũng khó tận thu được, còn quả nào trên cây do va đập nên nhãn hỏng đằng nhãn (bị thối), sấu hỏng đằng sấu (vỏ sấu bị cọ sát, va đập bị thâm đen), chuối đổ la liệt... Khó có thể dùng văn ngữ nào để diễn tả hết, diễn tả đúng, sát với thực tế về những gì hiện hữu sau cơn bão Mirinae. Trong khi đó, trên kia (chỉ các vị dự báo, chính quyền địa phương) các vị chỉ rút kinh nghiệm, làm bài học nhãn tiền. Hàng năm, có cả chục cơn bão lớn có, bé có đổ bộ vào nước ta. Ấy vậy, các vị lấy đó làm bài học nhãn tiền, rút kinh nghiệm sâu sắc cho những cơn bão sau. Không thể lấy tính mạng, của cải vật chất, đời sống tinh thần của người dân làm bài học nhãn tiền cho các vị như vậy được. Không thể xem nhẹ tính mạng và lấy tính mạng của người dân như trò đùa.
=====================================================================