Cuộc sống này phải lấy tính trung thực là nền
tảng của tất cả các mối quan hệ, cho dù là ngành nghề, công việc gì hay mối
quan hệ cá nhân (bạn bè, anh chị em ruột thịt, hàng xóm láng giềng...).
Cuộc sống là một chuỗi khổng lồ các mối quan hệ
chằng chịt. Và, tất cả chúng ta đều phải dựa vào nhau để sống. Không ai có thể
tách rời nhau khỏi bất kỳ mối quan hệ nào. Cũng chính bởi những mối quan hệ như
vậy, con người (nhiều người) đã chẳng màng tới duy trì và phát triển những mối
quan hệ theo đúng nghĩa. Thay vì nâng cao chất lượng mối quan hệ, đặc biệt là
ngay những mối quan hệ thân thiết, anh em ruột thịt, bà con lối phố, hàng xóm
láng giềng... thì nhiều con người bán rẻ lương tâm (toàn thú tính), hại người,
hại đời. Chỉ vì những lợi ích cá nhân mà “bất tín” với bạn bè; “bất nghĩa” với
anh em ruột thịt; và “bất nhân” với hàng xóm láng giềng. Đó là chuỗi những hành
vi vô liêm sỉ, bỉ ổi trong câu chuyện “rước hổ về nhà” sẽ dần dà được làm sáng
tỏ.
Bất nhân
Được cả gia đình. Sống ở đâu đều để lại những
tai tiếng đến đó. Sống mà để cho hàng xóm láng giềng phải từ mặt, xa cách. Có
chăng cũng chỉ là “xa mặt cách lòng”. Bởi những gì mà chúng nó “sống đểu giả”
hàng xóm làng giềng biết hết đâu phải nói ra làm gì nhiều cho mất thời gian.
Những con người sống mà chẳng được lòng một ai. Hàng xóm láng giềng đều ghét
thì phải nghĩ, nhìn nhận về mình chứ? Đằng này cứ nghĩ hàng xóm láng giềng toàn
người ngu hết hay sao? Lừa bịp. Khẩu phật tâm tà. Thật quá bỉ ổi. Những con
người sống “bất nhân” với hàng xóm láng giềng thật chẳng đáng sống. Xã hội cần
phải dần đào thải những con người như vậy.
Bất nghĩa
Không chỉ “sống đểu giả” với hàng xóm láng giềng
“bất nhân”, mà ngay với anh em ruột thì cũng từ mặt nhau thì quả là “bất
nghĩa”. Con người bất nghĩa với cha mẹ, anh em ruột thịt có đáng sống không?
Chỉ vì những lợi ích cá nhân, ăn chia không đều mà đánh chém nhau. Gia đình,
con cái phải từ mặt nhau. Cả dòng họ (họ nội) có hơn chục anh chị em (do người
cha có 2 vợ) nhưng chẳng thể chơi, đoàn kết anh em được với một ai cả. Lẽ vì
sao? Phải chăng người anh cả (nhà nó là cả) khôn hết phần anh em uh? Từ khi bố
mất, muốn toàn quyền quyết định, tự trị uh? Nhưng không. Sống đã đểu. Ai nghe.
Chẳng một ai theo. Không một ai nghe. Ngày rằm ngày giỗ mạnh ai người nấy làm.
Cả coi như không có. Thế đấy. Sống với nhau, ăn ở với nhau, và cũng một chỗ
chui ra nhưng “đểu” với nhau thế đấy. Không “bất nghĩa” làm sao được đây?
Bất tín
Tình bạn thuở trẻ trâu thật ngây thơ trong sáng
biết nhường nào. Sẽ chẳng có gì đáng bàn, đáng nói nếu không chỉ vì lợi ích cá
nhân (của gia đình) mà “bất tín” bán rẻ lương tâm, bán rẻ nhân cách. Đánh đổi
đi những gì trong sáng, ngây thơ của tình bạn bằng những việc lấn chiếm, những
cuộc cãi vã, kiện tụng; những hành vi vô liêm sỉ, bỉ ổi nhất trần đời mà tôi
được biết.
Đâu phải mỗi mình tôi, gia đình tôi, nhiều người
bạn (bạn cùng trang lứa), nhiều gia đình khi có dính líu một chút gì tới nhà
“nó” thì chẳng chóng thì chầy cũng bị “nhà nó” quay lại cắn “trở mặt như trở
bàn tay”. Bạn bè thì chẳng chơi được với một ai lâu dài, bởi những cái “khôn
vặt”, khôn hết phần người khác, chỉ chơi khi được lợi (người khác thiệt), và
chỉ có thể chơi được một lần, chơi dựa vào những lợi ích cỏn con, lợi ích trước
mắt (bán rẻ lương tâm, bán rẻ nhân cách). Trái đất tròn. Đâu phải sống cho
riêng mình? Ấy vậy. Sống mà để lại những tai tiếng (ô uế) cho người đời chê
cười thì quả phí một đời người. Con cháu sẽ ra sao khi cha mẹ chúng sống toàn
để lại những điều ác? Có phải “nhà nó” chưa thể nghĩ đến điều đó. Sống mấy đời
người. Mỗi thế hệ lại để những “ô nhục” riêng. Người ta ngày ngày tích đức để
cho con cháu. Mình (nhà nó) ngày ngày tích những “ô uế” cho xã hội cười chê.
Nhục. Thật nhục. Buồn. Thật buồn.
Bạn bè chơi với nhau cũng sớm từ mặt nhau. Đi
đường có nhìn thấy nhau (tôi và nhiều người) cũng coi như chẳng có “nó”. Như
vậy, có đáng sống không? Thật buồn cho xã hội có những con người như vậy. Tuy
nhiên, ở đâu cũng vậy. Thời nào cũng vậy. Xã hội có người này người kia. Xã hội
phân tầng. Chẳng hiếm gặp những con người thuộc “tầng đáy”. Những việc làm,
những hành động hàng ngày thật “nhơ nhuốc” đáng để xã hộ đào thải dần.
Những con người “bất nhân”, “bất nghĩa”, và “bất
tín” ở trên đời cần sớm phải đào thải (diệt trừ). Bởi, “sống trên đời sống cần
có một tấm lòng” - Trịnh Công Sơn. Sống trên đời phải lấy tính trung thực làm
nền móng của tất cả các mối quan hệ. Qua chuỗi câu chuyện “rước hổ về nhà” ai
đó biết được, có chơi với “chúng nó” biết được mục đích thật sự của “chúng nó -
lợi dụng” để có thể tránh được hoặc kiểm soát được tình hình, hoặc ít nhất cũng
không để “chúng nó” lợi dụng.
0 comments:
Post a Comment