Để chuẩn bị hồ sơ (theo
Nghị Định 20/2001/NĐ-CP và quy định của Bộ GD&ĐT theo Thông tư
16/2009/TT-BGDĐT) cho phong hàm PGS/GS hàng năm, đặc biệt khi dự thảo mới về
quy định tiêu chuẩn GD/PGS mà Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến. Theo đó, có nhiều
thay đổi, ngày càng siết chặt hơn, đặc biệt là công bố quốc tế. Điều đó kéo
theo nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu... muốn được bổ nhiệm trước khi có và áp dụng
theo quy định mới. Và, bên cạnh đó cũng có nhiều câu chuyện thú vị trong quá
trình “phong danh” đó. Người viết bài
này cũng chỉ được nghe kể và biết một chút xíu về một trong chuỗi câu chuyện buồn
có, vui có. Và, không hề có một ác ý chi cả, có chăng cũng chỉ là nêu lên một
chút quan điểm của cá nhân về thực trạng phong danh GS/PGS đang hiện hữu ở một
vài nơi (Trường, Viện).
Trường hợp một vị làm
giảng viên và giữ chức Trưởng khoa ở một Trường Đại học ở phía Bắc. Thực ra,
trước đó (trước khi có dự thảo mới) cũng đã có manh nha trong việc chuẩn bị hồ
sơ cho việc phong hàm (PGS), nhưng bởi nhiều nguyên do nên chưa đủ tiêu chuẩn hồ
sơ. Tuy nhiên, khi dự thảo mới của Bộ GĐ đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, tức là sớm
muộn chỉ còn là vấn đề thời gian trong việc áp dụng quy định mới. Có lẽ đây
cũng là động lực để vị này cố gắng hoàn chỉnh hồ sơ chăng? Chuyện là, vị này
đăng bài báo khoa học trên tập san chuyên ngành (trong nước) theo kiểu “trăm hoa đua nở”. Chất lượng bài báo
trên tập san đầu ngành về một lĩnh vực mới là điều đáng bàn. Là giảng viên, hướng
dẫn không biết bao nhiêu học viên (đại học, thạc sĩ), nhưng qua thời gian chất
lượng nghiên cứu, chất lượng bài báo chẳng cải thiện được là bao, vẫn theo cái
motif từ hàng chục năm nay. Người viết bài này có cái may mắn được đọc qua mấy
báo cáo luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học của vị này hướng dẫn và đăng trên tạp
chí khoa học.
Về báo cáo luận văn,
cùng một motif nhưng năm này qua năm khác chẳng có cái gì là mới, cải thiện so
với trước. Cùng tên luận văn, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, có
chăng chỉ khác mỗi địa điểm nghiên cứu. Có báo cáo học viên viết rất kém, có
chăng chỉ xứng luận văn tốt nghiệp đại học. Ấy vậy, luận án vẫn thông qua. Học
viên bảo vệ vẫn “ngon lành cành đào”.
Kết luận hội đồng “thông qua” và chỉnh sửa theo ý kiến các thành viên hội đồng
trước khi in, đóng quyển và nộp. Và, chờ ngày nhận bằng. Vinh danh. Theo hướng
nghiên cứu đó, giáo viên hướng dẫn và học viên đăng bài báo khoa học và chất lượng
bài báo nói lên được phần nào... tác giả bài báo.
Bài báo trước khi
đăng, tác giả cũng gửi xin ý kiến của người có chuyên môn cũng như kinh nghiệm
bình duyệt bài báo. Dựa trên mối quan hệ quen biết, vị này gửi xin ý kiến (theo
kiểu bình duyệt) bài báo và chỉnh sửa, trước khi gửi lên tạp chí và họ lại gửi
phản biện kín trước khi đăng. Hoặc có cách lách, xin bình duyệt trước khi gửi
lên tạp chí do có hậu thuẫn, móc lối gì đó. Tôi may mắn được đọc dự thảo bài
báo khi gửi xin ý kiến. Và, tôi cũng tập bình duyệt. Về chất lượng bài báo, tôi
tự đánh giá về nội dung bài báo chưa đủ “tầm” để đăng trên tạp chí này (Tạp chí
NN&PTNT). Tuy nhiên, người quyết chẳng thể nào là tôi. Rồi ý kiến phản biện
và những gì tôi tập bình duyệt cũng có chút gì đó tương đồng. Gửi lại tác giả
bài báo chỉnh sửa.
Một thời gian sau.
Tác giả lại gửi xin ý kiến (xin nhận xét, bình duyệt luôn). Tôi lại có may mắn
đọc lại. Ôi chao. Những gì góp ý, tác giả dường như chẳng tôn trọng người góp
ý, chẳng chỉnh sửa, bổ sung những đóng góp nhằm nâng cao chất lượng bài báo trước
khi đăng, có chăng, chỉ là những chỉnh sửa văn bản, lỗi chính tả. Một trong những
góp ý, tôi có liệt kê ra đây để độc giả cho ý kiến:
- Vật rơi rụng tại các lâm phần có sự khác nhau... và phụ thuộc vào mật độ và các chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao. Góp ý: Phải có dẫn chứng về sự phụ thuộc của lượng vật rơi rụng tại các lâm phần điều tra vào mật độ, các chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao như thế nào? (lượng hóa được)?
- Tương tự, ... thực tế cho thấy, do độ dốc lớn, mật độ cây trồng không đều nên xói mòn do nước một phần làm giảm lượng vật rơi rụng trên mặt đất. Trời. Bài báo khoa học mà có những nhận xét theo kiểu “võ đoán”. Và, góp ý: Phải minh chứng được nhận định: lượng vật rơi rụng giảm một phần do xói mòn do nước?
- Khi đọc hết bài báo (đọc một hai lượt) và tìm không thấy dẫn chứng cho câu hỏi trong phần đặt vấn đề “điều kiện lập địa, trong đó, yếu tố dinh dưỡng đất có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của cây...?. Góp ý: Kết quả cần tập trung dẫn chứng để trả lời cho câu hỏi “điều kiện lập địa, trong đó, yếu tố dinh dưỡng đất có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của cây...?, tức là, cần phân tích thống kê các yếu tố dinh dưỡng đất (một số tính chất lý hóa tính đất) có ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như phát triển của cây... (năng suất hoa, quả, sự rụng hoa...)?
Trên đây làm một
trong những nhận xét (tập làm nhận xét bài báo) của cá nhân và đó cũng là điểm
tương đồng của người nhận xét chính bài báo. Tuy nhiên, sau khi gửi lại tác giả
bài báo để chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình bảo lưu kết quả. Sau một thời
gian, gửi lại bài báo và mẫu nhận xét từ tạp chí. Không một lời giải thích cho
những góp ý từ trước, có chăng, vài lỗi văn phong, lỗi chính tả. Thử hỏi, người
nhận xét nghĩ gì và sẽ nhận xét bài báo như thế nào đây? Thôi thì, nhận xét vẫn
cứ nhận xét, góp ý vẫn cứ góp ý. Còn việc đăng hay không là do ban biên tập tạp
chí quyết định.
Ở một bài báo khác
cũng y chang. Thật chẳng ra làm sao. Hỏi ra mới biết, vị này đang “chạy” cho đủ
điểm chuẩn bị hồ sơ phong PGS đợt tới, trước khi áp dụng quy định mới. Khi có một
dịp, tôi có nói chuyện với thầy (chính là vị này) cũng hỏi qua tình hình thầy
chuẩn bị hồ sơ đến đâu rồi. Thầy bảo, bây giờ chỉ lo mỗi tiếng anh thôi, tức
là, hồ sơ đã được chuẩn bị khá đầy đủ, chỉ lo tiếng anh.
Qua câu chuyện mới thấy
thực trạng giảng dạy, nghiên cứu, phong danh ở một vài nơi trong nước còn nhiều
bất cập. Việc quy định mới (siết chặt hơn) trong việc phong hàm GS/PGS hay tiêu
chuẩn đầu vào/đầu ra của học vị TS là rất cần thiết, đặc biệt trong quá trình hội
nhập. Tuy nhiên, quá trình này cần có lộ trình và những giải pháp căn cơ cần
thiết theo lộ trình ấy. Không thể đưa ra mà không có lộ trình, hoặc các giải
pháp chỉ nhằm giải quyết phần ngọn, chứ không phải là gốc rễ vấn đề. Việc nâng
cao năng lực giảng dạy, đào tạo (thạc sĩ, TS) cũng như nâng cao chất lượng các
danh phong (GS/PGS) trong thời gian tới là rất bức thiết, đặc biệt trong quá
trình hội nhập, nhằm nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế.
0 comments:
Post a Comment